Thực trạng công tác quản lý sinh viên ngoài giờ lên lớp trong đào

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 58)

phố Hồ Chí Minh

- Khi chuyển sang đào tạo theo HTTC số thời gian tự học của SV rất lớn. SV được tăng quyền chủ động hơn trong học tập và nghiên cứu và chủ động hơn về thời gian do đó số SV có nhu cầu về các hoạt động ngoài giờ rất lớn. Vì vậy làm cho công tác QLSV gặp nhiều khó khăn.

Để tìm hiểu thực trạng về công tác QLSV ngoài giờ lên lớp, chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 60 cán bộ QL, GV, CVHT và 30 SV. Kết quả khảo sát được như sau:

Bảng 2.7: Ý kiến của cán bộ QL, GV, CVHT và SV về các hoạt động ngoài giờ lên lớp TT Nội dung Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung bình 1

Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” vào đầu khóa, đầu năm và cuối khóa học. 19 21,1% 53 58,9% 18 20% 0 2

Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, thi SV giỏi... 20 22,2% 62 68,8% 5 5,7% 3 3,3%

3 Sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương.

13 14,4% 43 47,8% 30 33,3% 4 4,5% 4 Tổ chức các hoạt động văn hóa văn

nghệ, thể thao... 15 16,6% 50 55,5% 22 24,6% 3 3,3% 5 Tổ chức các hoạt động công tác xã hội. 21

23,3% 48 53,3% 15 16,7% 6 6,7%

Từ bảng trên, chúng tôi rút ra nhận xét sau:

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân sinh” được đánh giá tốt với số phiếu rất tốt 19 tỷ lệ 21,1%; tốt số phiếu 53 tỷ lệ 55,5% %. Kết quả này cho thấy công tác này được Nhà trường quan tâm chỉ đạo và Phòng Công tác Chính trị và HSSV lập kế hoạch tổ chức tốt. Nội dung sinh hoạt phong phú đáp ứng được những lúng túng ban đầu của SV năm thứ nhất. Bên cạnh đó vẫn còn một số phiếu khá 18 tỷ lệ 20% nói lên Nhà trường cần tổ chức tốt hơn nữa trước những nhu cầu của SV.

- Công tác tổ chức cho SV hoạt động ngoại khóa và nghiên cứu khoa học được đánh giá tốt. Phiếu đánh giá rất tốt là 20 phiếu tỷ lệ 22,2%; tốt 62 phiếu tỷ lệ 68,8%; điều này cho thấy Nhà trường và các Khoa tạo mọi điều kiện cho SV tham gia học tập ngoại khóa và nghiên cứu khoa học. Nhưng vẫn còn số khá 5 phiếu tỷ lệ 5,7%; trung bình 3 phiếu tỷ lệ 3,3%; nói lên nhà trường cần khuyến khích nhiều SV tham gia nghiên cứu khoa học.

- Về quan hệ giữa nhà trường và chính quyền địa phương nơi SV tạm trú được đánh giá ở mức trung bình khá với số phiếu rất tốt 13 tỷ lệ 14,4%; tốt 43 phiếu tỷ lệ 47,8%. Kết quả khảo sát cho thấy số phiếu khá 30 phiếu tỷ lệ 33% và trung bình 4 phiếu tỷ lệ 4,5% cho thấy Nhà trường cần quan tâm hơn về sự phối hợp với chính quyền địa phương để nắm bắt được điều kiện sinh hoạt và học tập của SV. Để làm tốt công tác này cần có sự đầu tư đúng mức, sự quan tâm thường xuyên của Nhà trường với chính quyền địa phương.

- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho SV đây là một trong các mặt mạnh của Nhà trường vì nó nằm trong mục tiêu đào tạo một giáo viên toàn diện về năng lực. Với số phiếu khảo sát rất tốt 15 phiếu tỷ lệ 16,6%; tốt 50 phiếu 55,5%; khá 22 phiếu 24,6% và trung bình 3 phiếu tỷ lệ 3,3%. Số liệu khảo sát cho thấy dù có sự quan tâm của Nhà trường nhưng do cơ sở vật chất và mặt bằng cho SV luyện tập có giới hạn. Đây là một khó khăn của Nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động công tác xã hội qua số phiếu khảo sát rất tốt 21 phiếu tỷ lệ 24,4%; tốt 48 phiếu tỷ lệ 53,3%; khá 15 phiếu tỷ lệ 16,7%; khá 15 phiếu tỷ lệ 16,7%; trung bình 6 phiếu tỷ lệ 6,7%; qua khảo sát cho thấy hoạt động công tác xã hội được đánh giá khá tốt. Đây là hoạt động thực tiễn có tác dụng tích cực cung cấp kiến thức xã hội cho SV. Đối với loại hình hoạt động này nhà trường cần tạo điều kiện để tất cả SV tham gia qua đó SV thể hiện được năng lực, bản lĩnh và những điểm yếu của mình trong hoạt động thực tiễn.

2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác sinh viên của Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)