Phân tích môi trường vĩ của khách sạn Đào Viêng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CHO KHÁCH sạn đào VIÊNG đến năm 2020 (Trang 38)

1 2 Vai trò của chiến lược kinh doanh

2.3 Phân tích môi trường vĩ của khách sạn Đào Viêng

Lào đang đứng trước nhiều rủi ro trong kinh tế vĩ mô như: mô hình tăng trưởng hiện thời dẫn tới mất cân đối tiết kiệm đầu tư; nguyên nhân của thâm hụt kép (cán cân vãng lai và ngân sách); hệ thống tài chính, thông tin không cân xứng, rủi ro đạo đức, cho vay quá nhiều, giám sát yếu, khả năng thực thi chính sách không cao.

Tình trạng Đô la hóa cao dẫn đến rủi ro tỷ giá cao, đặc biệt liên quan đến khủng hoảng tiền tệ.

Có hai kịch bản cho nền kinh tế Lào trong năm 2013. Thứ nhất, với chính sách tiền tệ được thắt chặt một cách kiên nhẫn (có thể kéo dài hết năm) đi liền với cắt giảm đầu tư công một cách nghiêm khắc, lạm phát vẫn có thể giữ ở mức cao là 15,5 % trong khi tăng trưởng đạt khoảng 6,2 %.

Với kịch bản thứ hai, mức lạm phát có thể cao hơn, khoảng trên 18%, nếu Chính phủ không đủ quyết liệt trong việc chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Động thái này hoàn toàn có thể xảy ra như kinh nghiệm những năm trước, khi

chúng ta chứng kiến sự nới lỏng kinh tế thường diễn ra ở quý 3, dưới sức ép của khu vực doanh nghiệp hoặc sự thiếu kiên nhẫn trong thắt chặt tiền tệ. Mặc dù nới lỏng có thể giúp cho tăng trưởng khoảng 6,5% nhưng so với các năm trước, hiệu ứng tăng trưởng không đáng kể vì sự bất ổn trong năm 2013 tác động trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế

Năm 2012, nền kinh tế Lào đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua và đạt 6,8% so với mức 5,3% trong năm ngoái, tuy nhiên lạm phát đã vượt mục tiêu mà chính phủ đề ra. Sự phục hồi của các ngành công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp cùng với nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu của Lào còn thấp đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Xuất khẩu của Lào tăng hơn 15% và

tổng sản lượng công nghiệp tăng 8% so với năm ngoái. Động lực chính của tăng trưởng là sự tăng trưởng mạnh của tiêu dùng nội địa và tăng trưởng xuất khẩu.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thì tăng trưởng kinh tế Lào năm 2014 có thể sẽ là khoảng 4.2 %.

Ngành nghiên cứu thị trường Lào đang có mức tăng trưởng thấp 13,3% đứng sau nhiều nước trong khu vực.

Sự tăng trưởng của Lào cũng đi kèm với những rủi ro về kinh tế như sự sút giảm nguồn dự trữ ngoại tệ, lạm phát cao và đồng tiền giảm giá cùng với khoản thâm hụt tài khoản vãng lai khá cao.

Nền kinh tế Lào đang dần phục hồi theo đà năm 2012 và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm trước. Tuy nhiên mặt trái của chính sách kích cầu cũng đã làm cho nền kinh tế đứng trước nhiều nguy cơ mất ổn định và vấn đề đầu tiên phải nói đến đó là: Lạm phát

Lạm phát

Từ năm 2004 trở lại đây, lạm phát bắt đầu tăng mạnh trở lại, vẫn có xu hướng tăng mạnh trong tháng đầu năm 2014.

Lạm phát của Lào đã tăng 11,8% và vượt mục tiêu của chính phủ đề ra cho năm 2013 là 9%, trong khi đồng tiền Lào đã bị giảm giá trong năm 2012. Trên

thực tế, đồng tiền Lào đã liên tục bị mất giá trong những năm gần đây: 10,27% năm

2011, 6,70% năm 2012 và 6,51% năm 2013. Những nguyên nhân chính là do mức độ tăng giá hàng hoá nguyên liệu và thực phẩm trên thế giới khiến giá các mặt hàng tương ứng tại Lào tăng cao. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận định rằng tình trạng tham nhũng, cơ sở hạ tầng bị quá tải của Lào cùng với lực lượng lao động không có tay nghề cao là những yếu tố sẽ cản trở Lào tận dụng hết tiềm năng kinh tế của mình.

Lạm phát tăng cao, kéo theo nhiều bất lợi cho nền kinh tế; lãi suất gia tăng có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bắt đầu xuất hiện những méo mó trong hệ thống giá, khi giá cả các mặt hàng chiến lược được duy trì ổn định ở mức thấp trước mắt sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách, về dài hạn sẽ có nguy cơ định hướng sai đầu tư và tiêu dùng. Thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao, chi thường xuyên tăng và đang ở mức cao, trong khi đó chi đầu tư phát triển đang trong xu hướng giảm, sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt thương mại kéo dài, gây áp lực lên tỷ giá hối đoái.

Ngoài vấn đề lạm phát, các vấn đề về chính sách tiền tệ tài khóa, nợ công, chính sách lao động cũng là một bài toán nan giải cho nền kinh tế Lào 2013.

Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2013 ước tính đạt 6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,68% so với tháng trước. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm tháng, kinh doanh thương nghiệp đạt 601 nghìn tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1%; dịch vụ 67,6 nghìn tỷ đồng, tăng 19,9%; du lịch 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6%.

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2013 tăng 2,21% so với tháng trước, tuy vẫn cao nhưng đã giảm nhiều so với mức tăng 3,32% của tháng trước. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,01% (Lương thực tăng 1,77%; thực phẩm tăng 3,53%; ăn uống ngoài

gia đình tăng 2,67%); giao thông tăng 2,67%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trên, dưới 1% gồm: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,20%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,97%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,92%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,88%; giáo dục tăng 0,25%. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,68%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2013 tăng 12,07% so với tháng 12/2012; tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tháng đầu năm 2011 tăng 15,09% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.

Là một bộ phận của nền kinh tế, lĩnh vực nghiên cứu thị trường cũng chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế quốc gia. Kinh tế tăng trưởng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ có xu hướng đầu tư hơn nữa cho hoạt động sản xuất,

kinh doanh của mình.

Vài nét về ngành kinh doanh du lịch ở Lào

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Lào thì kinh doanh lưu trú du lịch đang được lớn mạnh về cả qui mô chất lượng. Trong kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đóng vai trò như những nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách là một trong những thành phần chính của dịch vụ du lịch. Nếu như mấy năm trước hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh Chăm Ba Sắc hầu như chưa có gì, nếu có chủ yếu là một số nhà nghỉ với số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay, các thiết bị tiện nghi chỉ ở mức tối thiểu và kém chất lượng, nhưng hiện nay được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo cùng với xu thế phát triển du lịch của Lào, toàn tỉnh hiện có 6 khách sạn, 12 cơ sở lưu trú đạt chuẩn, hàng chục nhà nghỉ có khả năng đón khách lưu trú, du lịch. Đây là nguồn cung dịch vụ lưu trú quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu lưu trú của khách du lịch trong nước và quốc tế đến Chăm Ba Sắc.

Tuy nhiên, ngoài những kết quả mà ngành kinh doanh cơ sở lưu trú của tỉnh đạt được thì ngành vẫn đang còn gặp phải nhiều thách thức: Sản phẩm du lịch chất lượng chưa cao, chưa thực sự hấp dẫn du khách, nhất là đối với khách quốc tế.

Hiện tại Chăm Ba Sắc là một trong những tỉnh có lượng khách đến rất ít và bình quân số ngày lưu trú của du khách còn rất ngắn. Sự phát triển của các khách sạn, nhà nghỉ không có qui hoạch nên phân tán, nhỏ lẻ, mang tính tự phát và chỉ tập trung ở trung tâm thị xã nên gặp khó khăn trong việc khai thác tối đa nguồn tài nguyên du lịch sẵn có ở các điểm du lịch. Các dịch vụ bổ sung chưa phong phú, khách đến chủ yếu là lưu trú.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà nghỉ đa số chưa được trang bị đủ. Công suất sử dụng buồng hàngnăm thấp. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh lưu trú tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn nhiều hạn chế.

2.3.2 Tình hình chính trị - pháp luật

Trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô có những biểu hiện không ổn định: Giá cả trên thị trường thế giới và trong nước có xu hướng tăng, thị trường tài chính, tiền tệ biến động phức tạp, nhất là từ năm 2009, Chính phủ đã41Tnhững giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

41T

Đứng trước những khó khăn thực tế của nền kinh tế Lào năm tháng đầu năm 2012 do giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, giá cả hầu hết các mặt hàng trong

nước ở mức cao, các Ngành, các cấp, và địa phương trên cả nước Lào đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ, các giải pháp của Chính phủ và tình hình kinh tế vĩ mô bước đầu đã có những chuyển biến tích cực.

2.3.3 Tình hình văn hóa – xã hội

Quan niệm sống

Hiện nay quan niệm sống có sự thay đổi rất nhiều, cùng với mức sống ngày càng cải thiện, nhu cầu sống của người dân cũng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch. Họ luôn có những đòi hỏi mới, thị hiếu mới, nhu cầu mới, nếu các công ty tung sản phẩm ra thị trường mà không nắm bắt được những yếu tố đó từ phía khách hàng thì sản phẩm của họ sẽ chỉ được chấp nhận ở mức trung bình. Ngày nay du khách bắt đầu với quan niệm mới về thưởng thức du lịch, với thu nhập và mức sống gia tăng, họ xuất hiện những đòi hỏi cao hơn đối với sản phẩm du lịch.

Quan niệm sống thoáng hơn, cởi mởi hơn cũng tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nếu công ty du lịch không đáp ứng được đòi hỏi của du khách thì họ sẽ tìm đến những nơi khác hấp dẫn hơn.

Rõ ràng việc thay đổi và sự khác nhau trong hành vi của người tiêu dùng càng là động lực thúc đẩy các công ty du lịch cần phải có chiến lược kinh doanh.

Tuy nhiên thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi sẽ là thách thức với khách sạn Đào Viêng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh.

Căn cứ vào việc phân tích các yếu tốmôi trường vĩ mô, lập ma trận đánh giá các

yếu tốmôi trường bên ngoài -EFE của khách sạn Đào Viêng. Dựa vào đánh giá có được của các chuyên gia, ta có bảng sau (Bảng 2.3):

Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tốmôi trường bên ngoài của khách sạn Đào Viêng

TT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng CƠ HỘI - OPPORTUNITIES

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 0.04 2 0.08

2 Đây là lĩnh vực tiềm năng trong tương lai, nhu cầu

nghiên cứu thị trường của các công ty ngày càng cao 0.14 3 0.54 3 Thu nhập người dân tăng, nhu cầu du lịch cũng tăng 0.1 3 0.36 4 Nghị định mới của Chính phủ Lào 0.04 2 0.08

5 Quan niệm sống cởi mở, hội nhập hơn 0.1 4 0.4

6 Sự phát triển của hệ thống thông tin 0.07 3 0.21

7 Lượng kách du lịch người nước ngoài càng tăng 0.09 4 0.36

8 Lào có nền kinh tế thị trường năng động 0.06 3 0.18

ĐE DỌA - THREATS

2 Nền kinh tế nlào phát triển chưa cao 0.1 2 0.2

3 Cạnh tranh trong ngành khách sạn ngày càng cao 0.06 3 0.18

4 Lào đầu tư cho phát triển du lịch còn thấp 0.08 2 0.16

5 Sự dịch chuyển lao động sang những ngành có thu

nhập cao hơn 0.05 3 0.15

Tổng cộng 1.00 2.93

(Nguồn: Tổng cục du lịch nước CHDCND Lào)

Với tổng điểm quan trọng bằng 2.93 cho thấy khách sạn Đào Viêng đang phản ứng khá tốt với cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài.

2.4 Phân tích môi trường bên trong

2.4.1 Hoạt động marketing

2.4.1.1 Sản phẩm-Dịch vụ

Khách sạn Đào Viêng là một khách sạn được xếp hạng 2 sao theo tiêu chuẩn của Tổng cục văn hóa và du lịch Lào. Ngay từ khi thành lập khách sạn Đào Viêng đã có ý thức đầu tư vào xây dựng cơ bản để làm đà cho việc phát triển các dịch vụ kinh doanh của mình sau này. Khách sạn Đào Viêng được coi là một trong những khách sạn có chất lượng cao tại huyện Pakse, tỉnh Chăm Pa Sắc với 75 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại như: máy lạnh, điện thoại, ADSL, truyền hình vệ tinh, buồng tắm nước nóng lạnh…, hệ thống thang máy hoạt động 24/24, máy phát điện riêng khi cần thiết…

Các dịch vụ kinh doanh của khách sạn bao gồm: dịch vụ khách sạn-cho thuê

phòng; dịch nhà hàng-ăn uống, các dịch vụ tổ chức tiệc, sinh nhật, đám cưới, với đầy đủ các món Á, Âu và các đặc sạn của Nam Lào; dịch vụ hội nghị với một hội

trường lớn với sức chữa đựng được hơn 100 người khách. Ngoài hai loại hình dịch vụ kinh doanh chính là nhà hàng và khách sạn, khách sạn Đào Viêng còn tổ chức dịch vụ du lịch ( cho thuê xe, du lịch lữ hành,…) và các dịch vụ khác như: Karaoke, massage, dịch vụ cắt-gội…

Mặc dù các dịch vụ kinh doanh của khách sạn Đào Viêng khá phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa đầu tư theo chiều sâu, đặc biệt là các sản phẩm chủ đạo

làm lợi thế cạnh tranh khác biệt trước đối thủ. Việc đầu tư đúng mức và hợp lý để từ đó nâng cao chất lượng phục vụ là điều cần thiết cho khách sạn Đào Viêng trong giai đoạn cạnh tranh ngành dịch vụ ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay.

2.4.1.2 Giá cả

Cơ sở định giá các dịch vụ của khách sạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng cung ứng dịch vụ, mức độ cạnh tranh trên thị trường, biến động giá cả của nguồn cung khách hàng ( trong nước và nước ngoài thì tính giá cả cũng khác nhau).

Thời gian qua khách sạn Đào Viêng đã áp dụng chính sách giá cả linh hoạt và có những chương trình khuyến mãi cho từng loại dịch vụ riêng biệt (Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Giá một số dịch vụ ăn uống của khách sạn Đào Viêng

Nhà hàng Giá cả

Tiệc 80.000-100.000 kíp/suất

Cơm thường 25.000-35.000 kíp/suất

Buffet 40.000-45.000 kíp/suất

(Nguồn: phòng Marketing của khách sạn Đào Viêng)

- Đối với dịch vụ lưu trú: khách sạn đưa ra nhiều loại mức giá khác nhau cho từng loại phòng, có khuyến mãi thêm ăn sáng ( buffet), khách ở lâu sẽ được giảm

giá…

- Đối với dịch vụ nhà hàng: tùy vào tính chất của bữa tiệc, loại hình phục vụ

và yêu cầu của khách thì mức giá cũng khác nhau (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Giá các loại phòng của khách sạn Đào Viêng

Loại phòng Du khách Lào (kíp) Du khách quốc tế (USD) Tiện nghi Suit (double) 250.000 32 Phòng ngủ, phòng khách, máy lạnh, tủ lạnh, TV truyền

hình cáp, điện thoại IDD, Wifi, máy nước nóng, buồng tắm, máy sấy tóc

Deluxe (triple) 200.000 25 Phòng ngủ, phòng khách,

máy lạnh, tủ lạnh, TV truyền hình cáp, điện thoại IDD, Wifi, máy nước nóng, buồng tắm, máy sấy tóc

Superior (double & twin)

145.000 20 Phòng ngủ, phòng khách,

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CHO KHÁCH sạn đào VIÊNG đến năm 2020 (Trang 38)