1 2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
1.4.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược
Quá trình thực thi chiến lược là một bước rất quan trọng trong toàn bộ quá trình quản trị chiến lược. Rất nhiều doanh nghiệp thường giành nhiều thời gian vào việc phân tích môi trường, đặt mục tiêu, lựa chọn chiến lược và rồi cho rằng sự thực thi sẽ tự động diễn ra. Những doanh nghiệp không thiết kế đầy đủ cho việc thực thi thì không đạt được kết quả gì hơn những doanh nghiệp không tiến hành quản trị chiến lược. Do vậy để quá trình triển khai thực thi chiến lược được hiệu quả, các doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:
- Xác lập các mục tiêu hàng năm: từ chiến lược tổng thể cần xác định cụ thể các mục tiêu mà doanh nghiệp cần thực hiện hàng năm. Các mục tiêu được công bố và phổ biến một cách rõ ràng cho tất cả các cấp quản lý, nhân viên, những người trực tiếp thực hiện các công việc của chiến lược.
- Xây dựng các chính sách: các chính sách tạo điều kiện dễ dàn cho việc giải quyết các vấn đề và hướng dẫn thực thi chiến lược. Theo nghĩa rộng chính sách là những nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp, thủ tục, quy tắc, hình thức và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo những mục tiêu đã đề ra. Các chính sách là công cụ cho việc thực thi chiến lược.
- Phân bổ các nguồn lực: phân bổ các nguồn lực là một hoạt động quan trị quan trọng của việc thực thi chiến lược. Quản trị chiến lược cho phép các nguồn lực được phân phối theo các ưu tiên được thiết lập bởi những mục tiêu hàng năm. Không có gì hại cho quá trình quản trị chiến lược và cho sự thành công của tổ chức hơn khi các nguồn lực được phân bổ không phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
- Quản trị các mâu thuẫn và thay đổi: sự phụ thuộc lẫn nhau của các mục tiêu và sự cạnh tranh những nguồn lực có hạn thường dẫn đến mâu thuẫn. Việc đề ra mục tiêu hàng năm có thể đưa đến mâu thuẫn vì các cá nhân có những mong muốn và nhận thức khác nhau, các chương trình tạo ra áp lực, tính cách không phù hợp và những hiểu lầm giữa các cấp với nhau. Các phương pháp khác nhau để quản lý và giải quyết các mâu thuẫn có thể được phân thành 3 loại: lảng tránh, trung hòa và đối đầu mâu thuẫn. Mâu thuẫn là không thể tránh khỏi trong tổ chức, vì vậy một điều quan trọng là mâu thuẫn phải được quản trị và giải quyết những hậu quả rối loạn ảnh hưởng đến thành tích của doanh nghiệp.