Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 32)

- Xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp so sánh chúng ta phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh.

 Tiêu chuẩn so sánh

- Là chỉ tiêu gốc chọn làm căn cứ để so sánh. Khi phân tích chi phí, nhà phân tích thường sử dụng các số gốc sau:

+ Sử dụng số liệu chi phí ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu chi phí.

+ Sử dụng số kế hoạch, số định mức dùng làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện HTX có đạt mục tiêu chi phí trong năm.

 Điều kiện so sánh

- Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Phải cùng phương pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lường.

- Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán.

 Kỹ thuật so sánh

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. Việc so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khối lượng và chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ

HỢP TÁC XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG

- Tên đầy đủ: HỢP TÁC XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG - Tên gọi tắt: HỢP TÁC XÃ CỬU LONG

- Trụ sở giao dịch đặt tại: Số 15B, Nguyễn Đình Chiểu, Khu phố 1, Phường 8, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh thạch dừa, mặt hàng mỹ phẩm chăm sóc da dùng nguyên liệu từ thạch dừa.

- Điện thoại: 0753.829418 - Fax: 0753.511672

- Email: cuulongbt@yahoo.com

- Website: www.thachduacuulong.com - Mã số thuế: 1300272870

3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG

3.2.1. Quá trình hình thành

- Căn cứ vào luật Hợp tác xã (HTX), điều lệ mẫu cộng với việc tìm hiểu thị trường, điều kiện lao động, đất đai và tìm năng của địa phương cùng với nhu cầu đối với mặt hàng thạch dừa có xu hướng tăng.

- Hợp tác xã thành lập căn cứ theo giấy phép kinh doanh số 0009TX, ký ngày 08/12/1999 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Bến Tre cấp, do bà Trương Thị Thanh Thu đóng góp công sức và tài sản lập ra Hợp tác xã theo quy định của pháp luật để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thương mại.

- Với nguồn vốn điều lệ: 810.000.000 đồng (Tám trăm mười triệu đồng), trong đó bao gồm:

+ Vốn bằng tiền mặt: 513.000.000 đồng (Năm trăm mười ba triệu đồng).

+ Vốn bằng tài sản khác: 297.000.000 đồng (Hai trăm chín mươi bảy triệu đồng).

- Hợp tác xã có vốn và tài sản nên chịu mọi trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác bằng toàn bộ số vốn và tài sản thuộc sở hữu của

Hợp tác xã. Hợp tác xã có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Bến Tre.

- Nhằm bảo vệ môi trường Hợp tác xã thực hiện các quy định của Nhà nước về môi trường như xử lý nước thải bằng hệ thống lắng lọc.

3.2.2. Quá trình phát triển

- Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cửu Long bắt đầu hoạt động chính thức từ tháng 12/1999 đến nay. Do sự biến động của cơ chế thị trường và nhu cầu của tiêu dùng, đồng thời hoạt động theo loại hình Hợp tác xã sản xuất thủ công thô sơ rộng rãi, trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng mà Hợp tác xã không đáp ứng kịp cho nên những năm gần đây Hợp tác xã đã có nhiều chuyển đổi cho phù hợp.

- Tuy Hợp tác xã còn mới mẻ trong những năm đầu hoạt động nhưng nhờ có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ngành hữu quan như: Sở Công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục thuế tỉnh,…đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre nên Hợp tác xã ngày càng hoạt động ổn định và phát triển tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

- Ngoài ra, Hợp tác xã còn tham gia công tác xã hội ở địa phương: ủng hộ Hội chữ thập đỏ, các quỹ phúc lợi, ủng hộ ngày thương binh liệt sỹ và tham gia các cuộc mít tinh do các cấp các ngành phát động.

3.2.3. Những thành tựu đạt đƣợc

- Năm 2010, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bến Tre tặng bằng khen thi đua thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2009.

- Năm 2010, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bến Tre tặng bằng khen có nhiều đóng góp tích cực trong phát triển ngành dừa của tỉnh Bến Tre năm 2009.

- Năm 2012, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre tặng giấy khen vì đã có nhiều đóng góp tích cực trong thực hiện đề án phát triển kinh tế hợp tác, Hợp tác xã giai đoạn 2006 - 2010.

- Năm 2012, được Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre tặng giấy khen vì đã tích cực, năng động cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất.

3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ CỦA HỢP TÁC XÃ 3.3.1. Chức năng 3.3.1. Chức năng

- Chức năng của Hợp tác xã là sản xuất, sản xuất thạch dừa viên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế địa phương.

3.3.2. Nhiệm vụ

- Hợp tác xã là một đơn vị hoạt động theo nguyên tắc tự quản dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. Hợp tác xã chủ động thành lập hoặc giải thể các bộ phận trực thuộc sao cho hiệu quả cao nhất và có lợi cho các phương án kinh doanh và dịch vụ. Hợp tác xã chủ động xác định phương án kinh doanh, lựa chọn thiết bị công nghệ, tổ chức dịch vụ phù hợp với tình hình kinh tế địa phương và mục tiêu hoạt động của đơn vị.

- Sau khi thanh toán mọi chi phí kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ cho nhà nước, nộp phạt do vi phạm hợp đồng (nếu có), chiết khấu bảo toàn vốn, Hợp tác xã tiến hành phân phối lãi và trích lập các quỹ như sau:

- Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có);

- Trích các quỹ của doanh nghiệp và quỹ ăn chia. Cụ thể các quỹ được trích lập gồm:

+ Quỹ phát triển sản xuất. + Quỹ dự phòng tài chính. + Quỹ khen thưởng phúc lợi.

- Quỹ ăn chia: chia theo tỷ lệ góp vốn cho các thành viên song song với kế hoạch sản xuất, lao động vật tư và kế hoạch khác.

- Việc thu chi tài chính được thực hiện mỗi tháng một lần và báo cáo sơ kết cuối tháng và tổng kết cuối năm. Thu chi tài chính được đối chiếu với sổ sách kế toán. Mọi phát sinh thừa thiếu phải được giải quyết kịp thời, nếu thiếu phải bồi thường, nếu thừa thì lập biên bản vào tài sản của đơn vị và ghi vào sổ kế toán.

3.3.3. Quy mô kinh doanh

- Hợp tác xã có quy mô kinh doanh như sau:

+ Một trụ sở chính bao gồm các phòng và xưởng sản xuất.

3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA HỢP TÁC XÃ 3.4.1. Sơ đồ tổ chức của Hợp tác xã 3.4.1. Sơ đồ tổ chức của Hợp tác xã

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Hợp tác xã

3.4.2. Trách nhiệm và quyền hạn chung

- Trách nhiệm quyền hạn và mối quan hệ của các vị trí trong HTX được quy định theo sơ đồ tổ chức của các bộ phận trong HTX.

- Chủ nhiệm đảm bảo rằng các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ các vị trí được truyền đạt theo phân cấp.

3.4.3. Trách nhiệm và quyền hạn đại diện lãnh đạo

- Đảm bảo các quá trình cần thiết cho hệ thống thực hành sản xuất tốt được xây dựng, áp dụng và duy trì tốt.

- Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của HTX và mọi nhu cầu cải tiến.

- Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ HTX nhận thức các yêu cầu khách hàng. - Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa những công việc không phù hợp đối với sản phẩm, tình huống vệ sinh an toàn sản phẩm.

- Liên hệ với các bên về vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng và đăng ký chứng nhận.

3.4.4. Trao đổi thông tin

- Ban Chủ nhiệm đảm bảo truyền đạt thông tin: yêu cầu khách hàng, yêu cầu luật định, yêu cầu vệ sinh an toàn sản phẩm, yêu cầu chất lượng sản phẩm, khiếu nại khách hàng, thỏa mãn khách hàng đến tất các các bộ phận có ảnh hưởng đến chất lượng nhằm cải tiến cho phù hợp với HTX.

Tổ cắt, rửa Tổ đóng gói

Tổ thu mua, phân loại Tổ nấu

Thạch dừa thô Ban quản trị

Chủ nhiệm Kiểm soát viên

Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Phòng kỹ thuật Xưởng sản xuất

- Đại diện lãnh đạo báo cáo kết quả thực hiện hệ thống thực hành sản xuất tốt và mọi vấn đề cần cải tiến cho ban Chủ nhiệm xem xét và đưa ra quyết định cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Quá trình này được xác định trong các cuộc hợp xem xét của lãnh đạo.

- Các nhân viên liên quan, báo cáo công việc thực hiện công việc của bộ phận mình, báo cáo sản phẩm không phù hợp, báo cáo các vấn đề cần đề nghị cải tiến, các giải pháp cần thực hiện cho đại diện lãnh đạo nhằm giúp lãnh đạo đưa ra hành động xem xét cải tiến nâng cao sự thỏa mãn khách hàng và tính hiệu lực của hệ thống.

- Cách thức truyền đạt thông tin, có thể thông qua các cuộc họp, các buổi tập huấn, phân phối tài liệu hướng dẫn cho công nhân viên, tổng hợp các báo cáo chất lượng.

- Đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm đảm bảo các tài liệu, hồ sơ lưu trữ công bố cho từng bộ phận đúng chức năng

- Tất cả các thông tin, dữ liệu về kiểm soát chất lượng được báo cáo định kỳ cho ban Chủ nhiệm.

3.5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI HỢP TÁC XÃ 3.5.1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Hợp tác xã 3.5.1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Hợp tác xã

- Bộ máy kế toán tại Hợp tác xã bao gồm:

+ Một kế toán trưởng: Kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tiền lương. + Một kế toán nguyên vật liệu.

+ Một thủ quỹ.

- Hợp tác xã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán, từ những công việc xử lý chứng từ kế toán, ghi sổ tổng hợp cho đến việc báo cáo tài chính, sau đó toàn bộ chứng từ được chuyển đến kế toán trưởng. Nhân viên kế toán ở các bộ phận được giao những phần việc nhất định theo sự phân công của kế toán trưởng.

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Hợp tác xã

Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo Quan hệ hỗ trợ 3.5.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 3.5.3.1. Nhiệm vụ Kế toán trưởng:

- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tiền lương là người có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán.

- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:

+ Hạch toán hoàn chỉnh quá trình sản xuất tại Hợp tác xã. + Lập báo cáo tài chính.

+ Bảo vệ số liệu, quyết toán tài chính với cơ quan Nhà nước.

+ Lưu trữ thông tin và diễn biến kinh tế tài chính của Hợp tác xã thông qua số liệu tổng hợp.

+ Quản lý, hỗ trợ số liệu, chứng từ.

+ Theo dõi tình hình tài chính tổng hợp, nguồn vốn, vòng quay vốn. + Cuối tháng, kế toán tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ kế toán nguyên vật liệu, thủ quỹ để báo cáo cho Chủ nhiệm nắm bắt tình hình hoạt động của Hợp tác xã.

Kế toán lương:

- Đảm nhận việc tính lương và trích các khoản theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo đúng quy định của pháp luật.

Kế toán nguyên vật liệu:

- Theo dõi tình hình thu mua, phân loại nguyên vật liệu, tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, hoàn chỉnh số liệu chi tiết cung cấp cho bộ phận tổng hợp.

Kế toán trưởng

Thủ quỹ:

- Quản lý tiền mặt nội tệ và các ngoại tệ khác của đơn vị, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, lập báo cáo quỹ tiền mặt sau khi cập nhật chứng từ nghiệp vụ thu, chi hằng ngày, quản lý chứng từ liên quan đến thu, chi quỹ.

- Mọi thành viên trong phòng kế toán đều có nhiệm vụ chung là theo dõi, phát hiện các trường hợp bất thường, báo cáo cho cấp trên để có biện pháp giải quyết kịp thời đảm bảo cho Hợp tác xã hoạt động liên tục, ổn định.

3.5.3.2. Quyền hạn

- Kế toán phải theo dõi chính xác, kịp thời những thông tin sai sót báo cáo lên cấp trên.

- Kế toán phải báo cáo đúng, chính xác phát hiện kịp thời những hành vi sai sót ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và nguồn thu nhập của Hợp tác xã.

3.5.4. Quy trình sản xuất thạch dừa tại Hợp tác xã

- Hợp tác xã thu mua trực tiếp từ các điểm cung ứng thạch dừa thô, đem về chế biến. Vì thạch dừa thô không mùi, không vị chính vì vậy cần phải chế biến để phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng.

- Quy trình sản xuất thạch dừa:

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Hình 3.3: Quy trình sản xuất thạch dừa tại Hợp tác xã - Thuyết minh quy trình:

+ Cắt nhỏ: Cắt khối thạch dừa thô tạo miếng nhỏ, đều đặn.

Thạch dừa thô Cắt nhỏ Ngâm Xả nước lạnh Ngâm Đun sôi Để ráo Sên lửa nhẹ Dung dịch Na2CO3 Acid-Citric Để nguội Đóng gói Sản phẩm

+ Ngâm: Ngâm các miếng thạch dừa thô vừa cắt ra vào trong dung dịch Na2CO3 3 - 5% trong 20 phút để trung hoà Acid - Acetic còn sót bên trong thạch.

+ Xả nước lạnh: Sau khi trung hoà Acid - Acetic xả lại bằng nước lạnh. + Để ráo: Đựng thạch dừa trong các dụng cụ có lỗ để nước chảy đi. + Ngâm: Ngâm Acid - Citric tạo độ ngọt và tăng độ trong cho sản phẩm.

+ Sên lửa nhẹ: Đun sôi với lửa nhẹ để làm trong sản phẩm và tạo độ dai bằng cách bổ sung chất tạo dai.

+ Để nguội: Để thạch dừa nguội tự nhiên ngoài không khí.

+ Đóng gói: Sử dụng máy móc tiết bị để đóng gói thạch dừa đã chế biến xong. Đưa vào bảo quản và thương mại hoá sản phẩm.

Nguồn: www. thachduacuulong.com.

Hình 3.4: Sản phẩm thạch dừa của Hợp tác xã

- Thạch dừa là kết quả thu được từ nước dừa thông qua quá trình lên men; có công dụng rất tốt cho sức khỏe vì giàu chất xơ và không có cholesterol. Sản phẩm thạch dừa được sử dụng như loại thức ăn kiêng, nó cũng có đặc tính nhuận trường cao, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)