0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Sơ đồ bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG (Trang 38 -38 )

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Hợp tác xã

Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo Quan hệ hỗ trợ 3.5.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 3.5.3.1. Nhiệm vụ Kế toán trưởng:

- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tiền lương là người có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán.

- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:

+ Hạch toán hoàn chỉnh quá trình sản xuất tại Hợp tác xã. + Lập báo cáo tài chính.

+ Bảo vệ số liệu, quyết toán tài chính với cơ quan Nhà nước.

+ Lưu trữ thông tin và diễn biến kinh tế tài chính của Hợp tác xã thông qua số liệu tổng hợp.

+ Quản lý, hỗ trợ số liệu, chứng từ.

+ Theo dõi tình hình tài chính tổng hợp, nguồn vốn, vòng quay vốn. + Cuối tháng, kế toán tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ kế toán nguyên vật liệu, thủ quỹ để báo cáo cho Chủ nhiệm nắm bắt tình hình hoạt động của Hợp tác xã.

Kế toán lương:

- Đảm nhận việc tính lương và trích các khoản theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo đúng quy định của pháp luật.

Kế toán nguyên vật liệu:

- Theo dõi tình hình thu mua, phân loại nguyên vật liệu, tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, hoàn chỉnh số liệu chi tiết cung cấp cho bộ phận tổng hợp.

Kế toán trưởng

Thủ quỹ:

- Quản lý tiền mặt nội tệ và các ngoại tệ khác của đơn vị, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, lập báo cáo quỹ tiền mặt sau khi cập nhật chứng từ nghiệp vụ thu, chi hằng ngày, quản lý chứng từ liên quan đến thu, chi quỹ.

- Mọi thành viên trong phòng kế toán đều có nhiệm vụ chung là theo dõi, phát hiện các trường hợp bất thường, báo cáo cho cấp trên để có biện pháp giải quyết kịp thời đảm bảo cho Hợp tác xã hoạt động liên tục, ổn định.

3.5.3.2. Quyền hạn

- Kế toán phải theo dõi chính xác, kịp thời những thông tin sai sót báo cáo lên cấp trên.

- Kế toán phải báo cáo đúng, chính xác phát hiện kịp thời những hành vi sai sót ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và nguồn thu nhập của Hợp tác xã.

3.5.4. Quy trình sản xuất thạch dừa tại Hợp tác xã

- Hợp tác xã thu mua trực tiếp từ các điểm cung ứng thạch dừa thô, đem về chế biến. Vì thạch dừa thô không mùi, không vị chính vì vậy cần phải chế biến để phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng.

- Quy trình sản xuất thạch dừa:

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Hình 3.3: Quy trình sản xuất thạch dừa tại Hợp tác xã - Thuyết minh quy trình:

+ Cắt nhỏ: Cắt khối thạch dừa thô tạo miếng nhỏ, đều đặn.

Thạch dừa thô Cắt nhỏ Ngâm Xả nước lạnh Ngâm Đun sôi Để ráo Sên lửa nhẹ Dung dịch Na2CO3 Acid-Citric Để nguội Đóng gói Sản phẩm

+ Ngâm: Ngâm các miếng thạch dừa thô vừa cắt ra vào trong dung dịch Na2CO3 3 - 5% trong 20 phút để trung hoà Acid - Acetic còn sót bên trong thạch.

+ Xả nước lạnh: Sau khi trung hoà Acid - Acetic xả lại bằng nước lạnh. + Để ráo: Đựng thạch dừa trong các dụng cụ có lỗ để nước chảy đi. + Ngâm: Ngâm Acid - Citric tạo độ ngọt và tăng độ trong cho sản phẩm.

+ Sên lửa nhẹ: Đun sôi với lửa nhẹ để làm trong sản phẩm và tạo độ dai bằng cách bổ sung chất tạo dai.

+ Để nguội: Để thạch dừa nguội tự nhiên ngoài không khí.

+ Đóng gói: Sử dụng máy móc tiết bị để đóng gói thạch dừa đã chế biến xong. Đưa vào bảo quản và thương mại hoá sản phẩm.

Nguồn: www. thachduacuulong.com.

Hình 3.4: Sản phẩm thạch dừa của Hợp tác xã

- Thạch dừa là kết quả thu được từ nước dừa thông qua quá trình lên men; có công dụng rất tốt cho sức khỏe vì giàu chất xơ và không có cholesterol. Sản phẩm thạch dừa được sử dụng như loại thức ăn kiêng, nó cũng có đặc tính nhuận trường cao, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

3.5.5. Hình thức kế toán đang áp dụng tại Hợp tác xã

- Hiện nay Hợp tác xã đang áp dụng "Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ" ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

- Niên độ kế toán: Hợp tác xã đang áp dụng niên độ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký - Sổ Cái.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng.

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Hình 3.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Ghi chú:

Đối chiếu, kiểm tra Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng

- Nội dung Nhật ký - Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế (Theo tài khoản kế toán).

3.6. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG 3 NĂM (2010 - 2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 TRONG 3 NĂM (2010 - 2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của HTX trong 3 năm (2010 - 2012) 2012)

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ quỹ

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HTX trong 3 năm (2010 - 2012)

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010

Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.062.823 5.026.453 4.142.227 (36.370) (0,72) (884.226) (-17,59) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 55.683 0 35.116 (55.683) (100,00) 35.116 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ

5.007.140 5.026.453 4.107.111 19.313 0,39 (919.342) (18,29) 4. Giá vốn hàng bán 4.616.583 4.647.765 3.254.251 31.182 0,67 (1.393.514) (29,93) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ

390.557 378.688 852.860 (11.869) (3,04) 474.172 125,21 6. Doanh thu tài chính 0 0 3.707 0 - 3.707 - 7.Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay

94.815 134.807 202.332 39.992 42,18 67.525 50,09 94.815 134.807 202.332 39.992 42,18 67.525 50,09 8. Chi phí quản lý kinh doanh 545.310 414.832 607.286 (130.478) (23,93) 192.454 46,39 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt hoạt động kinh

doanh

(249.568) (170.951) 46.949 78.617 (31,50) 217.900 (127,46) 10. Thu nhập khác 99.659 63.810 0 (35.849) (35,97) (63.810) (100,0)

11. Chi phí khác 0 0 0 0 - 0 -

12. Lợi nhuận khác 99.659 63.810 0 (35.849) (35,97) (63.810) (100,0) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (149.909) (107.141) 46.949 42.768 (28,53) 154.090 (143,82) 14. Chi phí thuế thuế TNDN 0 0 0 0 - 0 - 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (149.909) (107.141) 46.949 42.768 (28,53) 154.090 (143,82)

Nhận xét: Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh chính đem lại trong từng kỳ hạch toán của HTX làm cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến hoạt động chung của HTX. Đồng thời là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của HTX.

- Đối với chỉ tiêu doanh thu thì khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. Qua bảng trên ta thấy trong năm 2010 tổng doanh thu của HTX đạt 5.062.823 nghìn đồng. Đến năm 2011 tổng doanh thu của HTX đạt 5.026.453 nghìn đồng giảm 36.370 nghìn đồng tương ứng giảm 0,72% so với năm 2010, đến năm 2012 tổng doanh thu đạt 4.142.227 nghìn đồng lại giảm 884.226 nghìn đồng tương ứng giảm 17,59% so với năm 2011. Nguyên nhân gây nên sự biến động như vậy là sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm của HTX giảm do cạnh tranh thị trường tiêu thụ không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài như Philippin, Malaysia,...đây là những nước nổi tiếng khá lâu về mặt hàng thạch dừa, vì thế sức cạnh tranh khá cao làm giảm tiêu thụ sản phẩm dẫn đến doanh thu giảm.

- Ngược với doanh thu thì chi phí bỏ ra lại tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Cụ thể là giá vốn năm 2010, 2011 chiếm trên 90% doanh thu. Chi phí tài chính trong năm 2010 là 94.815 nghìn đồng, năm 2011 là 134.807 nghìn đồng tăng 39.992 nghìn đồng tương ứng tăng 42,18% so với năm 2010 và năm 2012 là 202.332 nghìn đồng tăng 67.525 nghìn đồng tương ứng tăng 50,09% so với năm 2011. Nguyên nhân là do chi phí lãi vay từ ngân hàng qua các năm không ngừng tăng cao. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2010 là 545.310 nghìn đồng, năm 2011 là 414.832 nghìn đồng giảm 130.478 nghìn đồng tương ứng giảm 23,93% so với năm 2010 và năm 2012 là 607.286 nghìn đồng tăng 192.454 nghìn đồng tương ứng tăng 46,39% so với năm 2011. Với sự cạnh tranh gây gắt trong và ngoài nước như vậy thì chi phí quản lý kinh doanh của HTX đang đầu tư nhiều hơn cho chi phí bán hàng để mở rộng tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Lợi nhuận phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của HTX. Doanh thu giảm, chi phí tăng làm cho lợi nhuận sau thuế qua các năm không cao, thậm chí bị lỗ liên tiếp 2 năm 2010, 2011. Lợi nhuận sau thuế của năm 2010 lỗ 149.909 nghìn đồng và năm 2011 lỗ 107.141 nghìn đồng. Năm 2012 lời 46.949 nghìn đồng. Điều này cho thấy HTX đang hoạt động kém hiệu quả. Ban chủ nhiệm HTX cần đưa ra chiến lược phù hợp hơn để khắc phục tình trạng không hiệu quả kéo dài.

3.6.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của HTX trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của HTX trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch

6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.864.002 2.665.587 801.585 43,00 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 21.069 0 (21.069) (100,00) 3. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 1.842.932 2.665.587 822.655 44,64 4. Giá vốn hàng bán 1.464.413 2.264.327 799.914 54,62 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 378.519 401.259 22.740 6,01 6. Doanh thu tài chính 1.853 9.171 7.318 394,93 7.Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay

101.166 90.917 (10.249) (10,13) 101.166 90.917 (10.249) (10,13) 8. Chi phí quản lý kinh

doanh

261.392 257.212 (4.180) (1,59) 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt

hoạt động kinh doanh

17.814 62.301 44.487 249,73 10. Thu nhập khác 0 0 - - 11. Chi phí khác 0 0 - - 12. Lợi nhuận khác 0 0 - - 13. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế

17.814 62.301 44.487 249,73 14. Chi phí thuế TNDN 0 0 - - 15. Lợi nhuận sau thuế

TNDN

17.814 62.301 44.487 249,73

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

- Qua bảng trên ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 tổng doanh thu của HTX đạt 1.864.002 nghìn đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu của HTX đạt 2.665.587 nghìn đồng tăng 801.585 nghìn đồng tương ứng tăng 43,00% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân gây nên sự biến động như vậy là do trong 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng tiêu thụ sản phẩm của HTX

tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, đây cũng là bước đầu thành công của HTX trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Chi phí tài chính của 6 tháng đầu năm 2012 là 101.166 nghìn đồng, chi phí tài chính của 6 tháng đầu năm 2013 là 90.917 nghìn đồng giảm 10.249 nghìn đồng tương ứng giảm 10,13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do cuối năm 2012 thu được lợi nhuận và HTX đã thanh toán dần các khoản nợ ngân hàng làm cho chi phí này giảm. Chi phí quản lý kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 là 261.392 nghìn đồng, chi phí quản lý kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 là 257.212 nghìn đồng giảm 4.180 nghìn đồng tương ứng giảm 1,59% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là một nỗ lực phấn đấu của HTX trong việc ký kết thành công nhiều hợp đồng với các khách hàng quan trọng nên giảm được nhiều chi phí.

- Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 đạt 62.301 nghìn đồng tăng 44.487 nghìn đồng tương ứng tăng 249,73% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là biểu hiện tốt về hoạt động kinh doanh của HTX cần phát huy thêm để đạt kết quả cao nhất vào cuối năm 2013.

3.7. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HỢP TÁC XÃ 3.7.1. Thuận lợi 3.7.1. Thuận lợi

- Bến Tre có nhiều sản vật và hoa quả đặc biệt là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa). Bến Tre có nhiều lợi thế trong giao thương với một hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho giao thông đường thủy. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được nâng cấp, cầu Rạch Miễu và cầu Hàm luông đã khánh thành và đưa vào sử dụng đã rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Chính sự ưu đãi về tự nhiên và phát triển giao thông như thế tạo điều kiện tốt để HTX dễ dàng thu mua nguyên liệu để sản xuất, thuận lợi cho lưu thông hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ thuận tiện, thu hút các nhà đầu tư.

- Đã có kinh nghiệm sản xuất hàng thạch dừa, nguồn nguyên liệu dồi dào của địa phương.

- Vốn đầu tư của HTX ngày càng tăng lên, có thể đảm bảo sản lượng sản xuất vào nhiều năm tới.

- Đội ngũ cán bộ chuyên sâu, công nhân giàu kinh nghiệm và lành nghề, có khả năng tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đúng tiêu chuẩn, quy cách theo yêu cầu của khách hàng.

3.7.2. Khó khăn

- Trong những năm gần đây, giá dừa trái liên tục giảm, thậm chí ở một số địa phương thương lái không còn mặn mòi với việc thu mua dừa, tình trạng xấu này kéo dài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, hoang mang, mất niềm tin vào cây dừa, vốn là cây trồng truyền thống, biểu tượng của quê hương Bến Tre.

- Nông dân trồng dừa cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: thị trường các sản phẩm dừa có sự biến động thường xuyên làm mất tính ổn định của giá dừa; nông dân thiếu vốn đầu tư trồng mới và cải tạo vườn dừa già cỗi, hiện tượng dừa treo và bọ cánh cứng vẫn còn là nguy cơ tiềm ẩn; biến đổi khí hậu trong dài hạn có thể tác động xấu đến quy mô canh tác và năng suất, sản lượng dừa.

- Vấn đề lớn là tình hình bán phá giá, chào hàng với giá bán thấp để cạnh tranh, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho doanh thu giảm.

- Sản phẩm thạch dừa nguyên liệu đầu vào là nước dừa lên men nên cũng phụ thuộc vào thời gian và thời tiết nếu không sẽ dễ bị hỏng.

- Phương thức thanh toán chưa hợp lý, thường trả chậm, ảnh hưởng đến việc quay đồng vốn và ảnh hưởng cả đến phần sản xuất.

3.7.3. Phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới

- Nhằm tăng sản lượng và chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, tăng sức cạnh tranh nhằm chiếm thị phần của HTX trên thị trường khu vực và quốc tế đồng thời thúc đẩy ngành trồng dừa phát triển, tăng thu nhập và tạo đầu ra ổn định cho ngành dừa. Và tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG (Trang 38 -38 )

×