- Sản phẩm dỡ dang (SPDD) là những sản phẩm đang sản xuất còn dỡ dang, chưa hoàn thành trên dây chuyền sản xuất tại thời điểm tính giá thành sản phẩm. Nếu đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành vào cuối quy trình công nghệ sản phẩm dỡ dang có thể hiểu rằng bao gồm sản phẩm đang sản xuất trên dây chuyền sản xuất, bán thành phẩm đang chờ để sản xuất tiếp ở giai đoạn sau và những sản phẩm đã sản xuất xong nhưng chưa làm thủ tục nhập kho hay giao cho khách hàng. Việc xác định sản phẩm dỡ dang ở từng trường hợp cụ thể là tuỳ thuộc vào việc tính giá thành ở đó.
- Đánh giá sản phẩm dỡ dang là việc xác định số chi phí sản xuất đã kết tinh trong khối lượng sản phẩm dỡ dang. Việc đánh giá sản phẩm dỡ dang ảnh hưởng đến tính chính xác của việc tính giá thành, bởi vì chi phí sản xuất đồng thời liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành và khối lượng sản phẩm dỡ dang. Để đánh giá sản phẩm dỡ dang chính xác cần phải có tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm dỡ dang thích hợp. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ khi xác định giá thành sản phẩm.
Nguồn: Trần Quốc Dũng (2009), Kế toán tài chính, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ, trang 56 - 57.
Đánh giá theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (hoặc đánh giá theo chi phí nguyên liệu chính)
Tính đặc trưng
- Theo phương pháp này, sản phẩm dỡ dang cuối kỳ được xác định dựa trên cơ sở phần CPNVLTT (hoặc nguyên liệu chính) phân bổ đều cho tất cả các thành phẩm và sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, còn CPNCTT và CPSXC được tính hết vào thành phẩm.
631 154
(1) 154
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dỡ dang theo CPNVLTT (hoặc nguyên liệu chính) có ưu điểm tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít, nhưng cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao vì chỉ tính có một khoản CPNVLTT (hoặc nguyên liệu chính).
- Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp CPNVLTT (hoặc nguyên liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành của sản phẩm.
Phương pháp xác định
Giá trị SPDD cuối kỳ
=
Giá trị NVLTT (NLC) dỡ dang đầu kỳ + Giá trị NVLTT (NLC) phát sinh kỳ này
Số lượng thành phẩm thu được + Số lượng SPDD cuối kỳ
x
Số lượng SPDD cuối kỳ
Nguồn: Trần Quốc Dũng (2009), Kế toán tài chính, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ, trang 57.