THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HỢP TÁC XÃ

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 46)

3.7.1. Thuận lợi

- Bến Tre có nhiều sản vật và hoa quả đặc biệt là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa). Bến Tre có nhiều lợi thế trong giao thương với một hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho giao thông đường thủy. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được nâng cấp, cầu Rạch Miễu và cầu Hàm luông đã khánh thành và đưa vào sử dụng đã rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Chính sự ưu đãi về tự nhiên và phát triển giao thông như thế tạo điều kiện tốt để HTX dễ dàng thu mua nguyên liệu để sản xuất, thuận lợi cho lưu thông hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ thuận tiện, thu hút các nhà đầu tư.

- Đã có kinh nghiệm sản xuất hàng thạch dừa, nguồn nguyên liệu dồi dào của địa phương.

- Vốn đầu tư của HTX ngày càng tăng lên, có thể đảm bảo sản lượng sản xuất vào nhiều năm tới.

- Đội ngũ cán bộ chuyên sâu, công nhân giàu kinh nghiệm và lành nghề, có khả năng tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đúng tiêu chuẩn, quy cách theo yêu cầu của khách hàng.

3.7.2. Khó khăn

- Trong những năm gần đây, giá dừa trái liên tục giảm, thậm chí ở một số địa phương thương lái không còn mặn mòi với việc thu mua dừa, tình trạng xấu này kéo dài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, hoang mang, mất niềm tin vào cây dừa, vốn là cây trồng truyền thống, biểu tượng của quê hương Bến Tre.

- Nông dân trồng dừa cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: thị trường các sản phẩm dừa có sự biến động thường xuyên làm mất tính ổn định của giá dừa; nông dân thiếu vốn đầu tư trồng mới và cải tạo vườn dừa già cỗi, hiện tượng dừa treo và bọ cánh cứng vẫn còn là nguy cơ tiềm ẩn; biến đổi khí hậu trong dài hạn có thể tác động xấu đến quy mô canh tác và năng suất, sản lượng dừa.

- Vấn đề lớn là tình hình bán phá giá, chào hàng với giá bán thấp để cạnh tranh, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho doanh thu giảm.

- Sản phẩm thạch dừa nguyên liệu đầu vào là nước dừa lên men nên cũng phụ thuộc vào thời gian và thời tiết nếu không sẽ dễ bị hỏng.

- Phương thức thanh toán chưa hợp lý, thường trả chậm, ảnh hưởng đến việc quay đồng vốn và ảnh hưởng cả đến phần sản xuất.

3.7.3. Phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới

- Nhằm tăng sản lượng và chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, tăng sức cạnh tranh nhằm chiếm thị phần của HTX trên thị trường khu vực và quốc tế đồng thời thúc đẩy ngành trồng dừa phát triển, tăng thu nhập và tạo đầu ra ổn định cho ngành dừa. Và tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

- Với tình hình và xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, trong thời gian tới HTX tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và cố gắng mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ

TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG

4.1. ĐỐI TƢỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA HTX THÀNH SẢN PHẨM CỦA HTX

4.1.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất tại HTX

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng trong công tác hạch toán kế toán. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí là xác định được giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết cho mặt hàng và sẽ được tính trực tiếp cho mặt hàng đó.

- Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp theo dõi tập hợp chung cho toàn phân xưởng.

- Chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung tập hợp chung cho toàn phân xưởng.

4.1.2. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm

- Hàng tháng, HTX tập hợp chi phí sản xuất sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang đến cuối tháng HTX sẽ kết chuyển tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang sang tài khoản thành phẩm để tính giá thành sản phẩm.

- Căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang đầu kỳ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, số lượng thành phẩm thực tế nhập kho trong kỳ và số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ để tính giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.

- HTX đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Hàng tháng, HTX sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm căn cứ vào thành phẩm thực tế nhập kho cuối tháng để xác định giá thành đơn vị của sản phẩm.

- Phương pháp tính giá thành mà HTX áp dụng là phương pháp trực tiếp (giản đơn).

4.1.3. Kỳ tính giá thành tại HTX

- HTX hoạt động trong lĩnh vực thạch dừa, đây là nguồn tài nguyên dồi dào của địa phương, chu kỳ sản xuất diễn ra liên tục nên HTX tổ chức tính giá thành vào cuối mỗi tháng.

4.2. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI HỢP TÁC XÃ 4.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất ra thạch dừa viên của HTX thạch dừa thô.

- Vật liệu phụ là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà nó kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài,...của sản phẩm, góp phần làm tăng thêm chất lượng sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện dễ dàng như: phèn chua, meta, ga đốt, Acid - Acetic, Acid - Citric,....

- Chứng từ kế toán sử dụng là kế hoạch sản xuất, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phiếu tạm ứng nguyên vật liệu và các chứng từ khác có liên quan. Hàng tháng dựa vào kế hoạch sản xuất HTX tiến hành xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất các loại mặt hàng theo kế hoạch.

- Tài khoản sử dụng trong việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng các tài khoản sau:

+ TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu": dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu nhập kho và trị giá nguyên vật liệu xuất kho phục vụ sản xuất.

+ TK 1541 "Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang": dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Đối với nguyên vật liệu HTX sử dụng phương pháp đơn giá bình quân để tính giá xuất kho.

4.2.2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí nhân nhân công trực tiếp của HTX bao gồm: tiền lương trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

- Chứng từ kế toán sử dụng: là các bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương chính. Cuối tháng, phân xưởng sản xuất sẽ gửi bảng chấm công đến phòng kế toán. Kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính toán tiền lương, đồng thời trích BHXH 17%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

Tài khoản sử dụng trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- TK 334 "Phải trả người lao động": dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất.

- TK 338 "Phải trả, phải nộp khác": dùng để phản ánh các khoản trích theo lương công nhân viên do Công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó chi tiết thành TK 3382 "Kinh phí công đoàn”, TK 3383 "Bảo hiểm xã hội", TK 3384 "Bảo hiểm y tế", TK 3389 "Bảo hiểm thất nghiệp".

- TK 1542 "Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang": dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

- Hợp tác xã tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo ngày công, tính và trả lương theo từng tháng.

4.2.3. Tập hợp chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung ở HTX là những chi phí phục vụ chung cho tất cả các tổ sản xuất và toàn phân xưởng. Bao gồm: chi phí trích khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất, xuất công cụ dụng cụ, chi phí khác bằng tiền (tiền điện, nước, điện thoại,...).

- Chứng từ kế toán sử dụng: là các chừng từ, hoá đơn GTGT mua ngoài, phiếu xuất công cụ dụng cụ, bảng trích khấu hao TSCĐ,....

Tài khoản sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- Các TK 111, TK 153, TK 214, TK 242, TK 331,…dùng để phản ánh các chi phí phát sinh phục vụ phân xưởng sản xuất.

- TK 1543 "Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang": dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung.

4.3. KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ

4.3.1. Quá trình phát sinh chi phí sản xuất

Trong tháng 01/2013, HTX tiến hành quá trình sản xuất thạch dừa cụ thể như sau:

- Căn cứ vào phiếu xuất kho X001/13, ngày 03/01/2013 xuất kho 113,5 tấn thạch dừa thô trị giá 191.425.000 đồng.

Nợ TK 1541: 191.425.000 Có TK 152 (VLC): 191.425.000

- Căn cứ vào phiếu xuất kho X004/13, ngày 03/01/2013 xuất công cụ, dụng cụ lao động trị giá 9.350.000 đồng.

Nợ TK 1543: 9.350.000 Có TK 153: 9.350.000

- Căn cứ vào phiếu xuất kho X002/13, ngày 12/01/2013 xuất kho Na2CO3 trị giá 864.000 đồng, Meta trị giá 495.000 đồng và Acid - Acetic trị giá 3.355.000 đồng.

Nợ TK 1541: 4.714.000 Có TK 152 (VLP): 864.000 Có TK 152 (VLP): 495.000 Có TK 152 (VLP): 3.355.000

- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương lần 1 số BL01/13, ngày 15/01/2013 là 24.000.000 đồng.

Nợ TK 1542: 24.000.000 Có TK 334: 24.000.000

- Căn cứ vào phiếu xuất kho X003/13, ngày 20/01/2013 xuất kho Acid - Citric trị giá 635.500 và ga đốt trị giá 791.000 đồng.

Nợ TK 1541: 1.426.500 Có TK 152 (VLP): 635.500 Có TK 152 (VLP): 791.000

- Căn cứ vào phiếu xuất kho X005/13, ngày 22/01/2013 xuất thêm một số công cụ, dụng cụ trị giá 3.801.000 đồng.

Nợ TK 1543: 3.801.000 Có TK 153: 3.801.000

- Căn cứ vào hoá đơn GTGT tiền điện và hoá đơn GTGT tiền nước ngày 28/01/2013 chi tiền mặt trả cho nhà cung cấp tiền điện là 4.220.000 đồng, tiền nước là 5.670.000 đồng.

Nợ TK 1543: 9.890.000 Có TK 111: 9.890.000

- Căn cứ vào hoá đơn GTGT tiền điện thoại ngày 30/01/2013 chi tiền mặt trả cho nhà cung cấp tiền điện thoại là 3.199.000 đồng.

Nợ TK 1543: 3.199.000 Có TK 111: 3.199.000

- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương lần 2 BL01/13, ngày 31/01/2013 là 32.106.000 đồng.

Nợ TK 1542: 32.106.000 Có TK 334: 32.106.000

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: Nợ TK 1542: 12.904.380 Có TK 3382: 1.122.120 (2%) Có TK 3383: 9.538.020 (17%) Có TK 3384: 1.683.180 (3%) Có TK 3389: 561.060 (1%)

- Căn cứ vào bảng trích khấu hao tài sản cố định KH01/13 tháng 01/2013 là 6.757.000 đồng.

Nợ TK 1543: 6.757.000 Có TK 214: 6.757.000

- Cuối tháng, kế toán tiến hành tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng vào TK 154.

Nợ TK 154: 299.572.880 Có TK 1541: 197.565.500 Có TK 1542: 69.010.380 Có TK 1543: 32.997.000

Bảng 4.1: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 01/2013

Đơn vị tính: đồng

Loại chi phí TK đối ứng Số tiền Xuất nguyên vật liệu chính (thạch dừa thô) 152(VLC) 191.425.000 Na2CO3 152(VLP) 864.000

Meta 152(VLP) 495.000

Acid - Acetic 152(VLP) 3.355.000 Acid - Citric 152(VLP) 635.500 Ga đốt 152(VLP) 791.000 Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1541 197.565.500

Bảng 4.2: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 01/2013

Đơn vị tính: đồng

Loại chi phí TK đối ứng Số tiền Lương nhân công trực tiếp 334 56.106.000 Kinh phí công đoàn (2%) 3382 1.122.120 Bảo hiểm xã hội (17%) 3383 9.538.020 Bảo hiểm y tế (3%) 3384 1.683.180 Bảo hiểm thất nghiệp (1%) 3389 561.060 Tổng chi phí nhân công trực tiếp 1542 69.010.380

Nguồn: Tổng hợp Sổ chi tiết TK 1542 - Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 01/2013

Đơn vị tính: đồng

Loại chi phí TK đối ứng Số tiền Xuất công cụ, dụng cụ 153 13.151.000 Khấu hao TSCĐ 214 6.757.000 Chi bằng tiền mặt 111 13.089.000 Tổng chi phí sản xuất chung 1543 32.997.000

Nguồn: Tổng hợp Sổ chi tiết TK 1543 - Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất tháng 01/2013

Đơn vị tính: đồng

Loại chi phí Số tiền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 197.565.500 Chi phí nhân công trực tiếp 69.010.380 Chi phí sản xuất chung 32.997.000 Tổng chi phí sản xuất phát sinh 299.572.880

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

4.3.2. Đánh giá sản phẩm dỡ dang

- HTX thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu trực tiếp, nên đến cuối tháng sẽ tiến hành tập hợp chi phí sang tài khoản 154 để tiến hành xác định chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ cho sản phẩm.

- Kế toán căn cứ vào giá trị sản phẩm dỡ dang đầu kỳ là 1.520.000.000 đồng, tổng chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 01/2013, số lượng thành phẩm nhập kho và số lượng sản phẩm dỡ dang trong tháng 01/2013.

- Tính đến cuối tháng 01/2013, HTX đã nhập kho được 90,79 tấn thạch dừa viên. Sản phẩm dỡ dang cuối tháng 194 tấn thạch dừa viên.

- Giá trị thạch dừa viên dỡ dang cuối tháng là: 1.520.000.000 + 197.565.500

90,79 + 194 = 1.170.011.000 đồng - Tổng giá thành thạch dừa viên nhập kho là:

1.520.000.000 + 299.572.880 - 1.170.011.000 = 649.561.880 đồng - Giá thành đơn vị cho một tấn thạch dừa viên là:

649.561.880 : 90,79 = 7.154.553 đồng/tấn Bảng 4.5: Phiếu tính giá thành thạch dừa viên tháng 01/2013

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Số tiền Các khoản mục chi phí

CPNVLTT CPNCTT CPSXC CPSXDD đầu kỳ 1.520.000.000 1.520.000.000 0 0 CPSX phát sinh trong kỳ 299.572.880 197.565.500 69.010.380 32.997.000 CPSXDD cuối kỳ 1.170.011.000 1.170.011.000 0 0 Tổng giá thành sản phẩm 649.561.880 Giá thành đơn vị sản phẩm 7.154.553

Nguồn: Phòng kế toán_HTX TTCN Cửu Long.

4.3.3. Nhập kho thành phẩm

- Cuối tháng HTX tiến hành nhập kho 90,79 tấn thạch dừa viên thành phẩm.

- Tài khoản được sử dụng cho việc hạch toán này TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang", TK 155 "Thành phẩm".

- Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm NTP01/13, tiến hành nhập kho thành phẩm trị giá 649.561.880 đồng:

Nợ TK 155: 649.561.880 Có TK 154: 649.561.880

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tháng 01/2013 34.749.000 649.561.880 649.561.880 684.310.880 155 SD: 0 SD: 0 1541 197.565.500 197.565.500 197.565.500 197.565.500 SD: 0 SD: 0 1542 69.010.380 69.010.380 69.010.380 69.010.380 SD: 0 SD: 0 1543 32.997.000 32.997.000 32.997.000 32.997.000 1.520.000.000 197.565.500 32.997.000 69.010.380 299.572.880 1.170.011.000 649.561.880 649.561.880 154

4.4. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÀNH SẢN PHẨM

4.4.1. Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm (2010 - 2012) (2010 - 2012)

Bảng 4.6: Biến động chung chi phí sản xuất của HTX trong 3 năm (2010 - 2012) Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Chênh lệch 2012 so với 2011

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)