Hình ảnh mang tắnh biểu tượng

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 73)

6. Cấu trúc khóa luận

3.3.2. Hình ảnh mang tắnh biểu tượng

Cũng như biểu tượng dòng sông Di và những địa danh, vùng đất có trong tác phẩm thì những hình ảnh như: hình ảnh cây Bi-ia, hình ảnh chiếc quách, chiếc giường, rừng Son, hay là tấm kắnh vỡ, cuốn sổ chi chép của Ân,Ầcũng là những biểu tượng góp phần làm phong phú thêm nội dung của tác phẩm, góp phần lột tả được những chi tiết, câu chuyện có liên quan đến những hình ảnh biểu tượng này.

Thông thường những hình ảnh biểu tượng góp phần rất lớn vào việc làm cho người đọc hiểu rõ hơn nội dung của truyện, trong tiểu thuyết Sông, giá trị của những hình ảnh cũng như vậy. Ta thấy hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng, hai lớp nghĩa này gắn bó, thống nhất với nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vắ như hình ảnh chiếc giường của Hường Tre Miễu ở ngã Chắn sông Di. Theo nghĩa thông thường thì nó cũng giống như những cái giường bình thường khác, làm bằng gỗ hoặc tre, nứa, dùng để nằm ngủ, nghỉ. Song điểm đặc biệt và cũng mang ý nghĩa biểu tượng của chiếc giường chắnh là sự khác thường về độ dài và chủ nhân của nó. Một chiếc giường dài hai mét, nếu không nói là quá khổ so với người bình thường, chắnh hình ảnh chiếc giường đã báo hiệu chủ nhân là một con người cũng khác lạ và nổi bật. Hường làm gái ở ngã Chắn đã lâu, cô nổi tiếng và có nhiều đàn ông tìm đến không chỉ vì vẻ đẹp mà còn chắnh chiều cao hơn người của bản thân mình. Ở Hường đàn ông tìm được sự thỏa mãn: ỘNgười ta xục rục bên dưới cô trong khi vẫn được úp mặt lên vồng ngực dịu dàng kia mà không phải cúi ngườiỢ [47; 31]. Một hình ảnh báo hiệu cho một số phận, một con người khác lạ, không chỉ bởi tắnh chất khác

thường của bản thân trước mọi người mà còn chắnh vì quá nổi bật thì càng dễ bị đánh mất. Và cô cũng đã bị sông Di mang đi, dấu mất vào lòng sông.

Những hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết có khả năng khái quát một phần nội dung của truyện. Ở đây, những hình ảnh sẽ góp phần vào việc thể hiện nội dung câu chuyện, làm cho câu chuyện thêm sinh động hơn. Hình ảnh chiếc quách ở cuối câu chuyện là một hình ảnh báo trước cái chết cho các nhân vật khi đó là một chiếc quách thủng nhiều lỗ, mục nát, trong bấy bá. Với hình ảnh chiếc quách hiện tại và những câu chuyện về những con người đã ra khơi trên những chiếc quách trước đã làm cho người đọc phần nào hình dung những nhân vật trong tiểu thuyết sẽ ra sao. Họ cũng sẽ ra khơi trên chiếc quách tồi tàn, và cũng sẽ bị nhấn chìm do thời tiết hoặc do quách quá cũ, họ sẽ tự mình bơi vào bờ để sống hay là sẽ chết chìm. Đó là những hình dung trước mắt của người đọc về số phận các nhân vật khi tác giả nói đến hình ảnh chiếc quách ở trong tác phẩm của mình.

Ngoài ra trong tiểu thuyết Sông người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy mọi vật, kể cả con người đang dần biến mất. Không theo cùng một cách, cùng một thời điểm nhưng tất cả đều đang bị sông Di nuốt chửng. Những hình ảnh như: nhà trôi, rừng trôi, miếu thờ trôi, Ộchúng ta đang trôiỢ,Ầđược Nguyễn Ngọc Tư miêu tả một cách sinh động qua lời kể của các nhân vật trong câu chuyện. Khi sông Di bị những dãy nhà hai bên bờ Ộchồm ra bóp nghẹtỢ, Ộlàm một dòng sông cạn còn dễ hơn làm một con đườngỢ thì cách mà con sông đối đáp lại con người chắnh là Ộtrả đũa cho đến khi những ngôi nhà lần lượt đổ vào sôngỢ [47; 27]. Mức độ chóng vánh và tàn khốc của cuộc trả đũa trong thế chống cự yếu ớt, bất lực của con người đã khiến cho sự ỘtrôiỢ trở nên bình thường, mọi sự biến mất đã thành quen thuộc. Từ trò ngẫu hứng của dòng sông Di, mọi vật và con người ven dòng sông đang chịu đựng hậu quả mà con người đã gây ra cho chắnh mình. Nguyễn Ngọc Tư đã cho người đọc nhận thức thấy một hiện thực đang tồn tại, đó chắnh là: con người càng có những tác động tiêu cực đến thiên nhiên bao nhiêu thì hậu quả mà con người gánh chịu lại càng lớn bấy nhiêu. Với những hình ảnh quen thuộc như: nhà cửa, miếu, rừng, giường, chén bát, đôi đũa, chó gà, con người,Ầ Nguyễn Ngọc Tư đã cho tất cả gánh chịu hậu quả của những tác động của con người, làm cho người đọc thấy gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thường ngày. Đồng thời Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy sự mong manh của cuộc sống con người, nó có thể biến mất bất cứ lúc nào, không có sự báo trước, chỉ là thời gian và chờ đợi nó đến. Tất cả kiếp sống này đều là tạm bợ, con người phải làm sao sống cho xứng đáng và biết quý trọng mọi thứ đang có xung quanh.

Mỗi hình ảnh biểu tượng mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong tiểu thuyết đều chứa đựng một mục đắch, ý nghĩa riêng. Hình ảnh rừng Son ở Tân Quới là hình ảnh biểu tượng vừa mang tắnh chất một điềm báo dữ - lành, vừa thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người: ỘThớ gỗ tự nhiên mang màu da người, lại mềm và dai, nghe nói là những ngón tay khi tạc xong, người ta có thể bẻ cong chúng được. Năm nào son trổ bông hường, coi như đại họaỢ [47; 47].

Trên đời này lại có một loại gỗ có thể đẽo ra chi người như vậy thật là khó tin, đó chỉ là hình ảnh tưởng tượng của Nguyễn Ngọc Tư. Với hình ảnh này, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện ước mơ sống đầy đủ, hạnh phúc, vẻ đẹp con người, phản đối chiến tranh: ỘQua mấy cuộc chiến tranh làm hàng vạn người tật nguyền. Hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, còn đánh nhau là tụi này còn ăn nên làm ra hoài hoàiỢ [47; 49].

Hình ảnh tượng Son ở Ể Uu là một hình ảnh biểu tượng cho số phận một kiếp người đồng thời đó còn là khát vọng, sự hấp dẫn của cái đẹp đối với con người. Sức mạnh của những thứ vô hình như thần linh, cái đẹp, những Ộnụ hôn với đáỢ,..có khi lại làm cho con người ta mất lý trắ, vứt bỏ hiện tại để chạy theo những thứ vô hình không nắm bắt được. Tự mình phá bỏ hạnh phúc bản thân, gia đình và những người xung quanh. Cũng giống như tượng Son, ốc Bụt Đồng Nàng cũng là hình ảnh tưởng tượng của tác giả. Loại ốc biểu tượng cho vẻ đẹp, sự thanh cao, thuần khiết và bắ ẩn, đó như là loại ốc thể hiện lòng người. Trong cuộc sống này, con người có đức tắnh tốt, thanh cao bao nhiêu thì lại càng khó tìm bấy nhiêu. Sống trong một xã hội phức tạp với nhiều tác động nhưng vẫn giữ được phẩm chất mới chắnh là một con người cao quý, song trong xã hội như hiện nay thì những con người kiểu đó không còn nhiều và cũng dần mai một.

Với việc sử dụng những hình ảnh đặc sắc nhưng gần gũi đã giúp tăng hiệu quả thể hiện trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư. Nhà văn đã biết sử dụng các hình ảnh đúng lúc, đúng chỗ, không thừa mà cũng không thiếu, tất cả đều vừa đủ cho một câu chuyện du khảo sông Di và khám phá cuộc sống, con người của các nhân vật.

Cùng với việc thể hiện nội dung, làm rõ chủ đề tác phẩm, những hình ảnh biểu tượng đã khẳng định tài năng cũng như cách sử dụng các hình ảnh hợp lý của tác giả vào sự thành công của tác phẩm. Trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư, mặc dù những hình ảnh biểu tượng không nhiều những cũng đã góp phần vào sự thành công của tác phẩm. Nó giúp khơi gợi trắ tưởng tượng, suy nghĩ của người đọc, người nghe, đồng thời làm nên điểm nhấn, nét đặc biệt trong tác phẩm của tác giả.

KẾT LUẬN

1. Bên cạnh những tiểu thuyết đã được đông đảo bạn đọc đón nhận như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái),... thì tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư cũng đã góp phần làm mới tên tuổi nhà văn nói riêng và khẳng định vị trắ của chị trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung, mặc dù chị là người bén duyên sau với mảng thể loại tiểu thuyết.

Dường như ý nghĩa cuộc sống, văn chương đã được khơi dậy trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư bằng những cảm quan về cuộc sống và cảm quan về con người. Sông đã trở thành bước đột phá trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ngọc Tư, tác phẩm thể hiện một bản lĩnh sáng tạo, độc đáo của chị trên con đường văn chương còn đầy chông gai và thử thách ở phắa trước.

2. Nghiên cứu về tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư, khóa luận của chúng tôi đã khảo sát tiểu thuyết của chị về vấn đề tự sự hậu hiện đại ở những phương diện: cảm quan về cuộc sống, cảm quan về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, các biểu tượng thể hiện trong tác phẩm. Qua những phương diện mà chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và khám phá đã góp phần khai mở những vùng mờ, vén lên bức tranh hiện thực và đi sâu khám phá đời sống nội tâm của con người, những số phận, những mảng màu của cuộc sống hiện lên một cách chân thực và gần gũi hơn. Cùng với phương thức biểu đạt hết sức tinh tế, độc đáo làm nên sự lôi cuốn, hấp dẫn cho tác phẩm trong việc phản ánh và chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống này.

Trong hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo dựng cho bản thân được một thế giới nghệ thuật đầy màu sắc. Qua thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã cho người đọc thấy một cảm quan về cuộc sống hết sức sâu sắc và sinh động. Một cuộc sống phi lý và hiện thực gãy vỡ hiện ra với những bất công, mặt trái, tiêu cực trong xã hội hiện nay. Bằng cách khái quát nhiều vấn đề nhức nhối, mang tắnh thời sự trong cuộc sống, nhà văn đã cho người đọc có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh xã hội, đồng thời thể hiện những suy tư, trăn trở, cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với xã hội. Cùng với cảm quan cuộc sống sâu sắc, đậm tình người, tắnh nhân văn, Nguyễn Ngọc Tư còn thể hiện một thế giới nhân vật đa dạng với các kiểu con người phong phú. Kiểu con người cô đơn lạc loài Ờ một dạng thức của con người cá nhân mà văn học đương đại đã từng đi sâu miêu tả. Con người nổi loạn cũng được Nguyễn Ngọc Tư tập trung khai thác, với việc nhân vật nổi loạn trong suy nghĩ, hành

động, tắnh dục và đặc biệt, kiểu con người đồng tắnh cũng được tác giả tập trung khai thác, làm rõ như một kiểu con người nổi loạn. Ngoài ra, con người dấn thân thể hiện ở những khao khát khẳng định bản thân, những trải nghiệm, chiêm nghiệm trong cuộc sống cũng được nhà văn tiếp cận, mổ xẻ bằng cái nhìn trung thực, táo bạo. Những con người này chúng ta đã từng bắt gặp trong các sáng tác của các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, nổi bật trong những kiểu con người của Nguyễn Ngọc Tư chắnh là khả năng bộc lộ tâm trạng, thể hiện cảm xúc một cách rất tự nhiên, giản dị, không dung tục. Qua đó ta thấy được ngòi bút hiện thực sắc sảo, chân thực nhưng cũng ẩn chứa sự cảm thông, chia sẻ của chắnh nhà văn lên từng số phận của con người.

Nghiên cứu nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư chúng ta có thể thấy được tài năng sáng tạo của nhà văn. Nguyễn Ngọc Tư không chỉ sử dụng người kể chuyện ngôi thứ ba mà còn đan xen cả ngôi thứ nhất của nhân vật dù chỉ trong một tác phẩm. Chắnh sự kết hợp, đan xen ngôi kể trong tiểu thuyết Sông đã tạo nên những góc nhìn đa chiều. Việc tổ chức không, thời gian nghệ thuật cũng là một nét đặc sắc và có ý nghĩa của Nguyễn Ngọc Tư trong Sông. Giữa không gian và thời gian có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Chắnh hiện thực bề bộn của cuộc sống đã ảnh hưởng đến cách lựa chọn xây dựng không gian làm nền cho các nhân vật xuất hiện. Cùng kỹ thuật xử lý thời gian hồi tưởng, thời gian mơ tưởng và thời gian đồng hiện trong tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư cũng đi từ đơn giản đến phức tạp, tạo ra khả năng phản ánh, chiêm nghiệm, lý giải hiện thực cuộc sống.

Từ góc độ ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật, ta dễ dàng nhân ra tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ được soi sáng bởi ngôn ngữ người kể chuyện mà cả ngôn ngữ nhân vật, đồng thời kết hợp cả ngôn ngữ người kể chuyện và nhân vật tạo thành lời nửa trực tiếp, tạo nên tắnh đa thanh cho tiểu thuyết của chị. Ở đó còn là sự phức điệu các chất giọng tiểu thuyết: dân dã, mộc mạc, tự nhiên, đôn hậu, ấm áp, xót thương nhưng cũng vừa hóm hỉnh, vừa mang tắnh triết lý. Chắnh sự hòa quyện các chất giọng khác nhau đã tạo cho văn chương của chị một bức tranh muôn màu, một bản nhạc nhiều cung bậc. Qua đó góp thêm tiếng nói của nhà văn trong sự đa thanh về giọng điệu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Nghiên cứu tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn hậu hiện đại là một hướng đi triển vọng và đầy yêu thắch đối với những ai yêu văn chương của chị. Trong Sông, loáng thoáng những mảnh đời được chắp lại với nhau. Kẻ này người kia

giữa dòng chảy nửa hư nửa thực mang tên sông, mang tên đời để dấn thân vào những chuyến đi. Sông của Nguyễn Ngọc Tư là như thế, một con sông mộng mị, kỳ ảo phủ một màn sương mơ hồ lên cái phần thật trần trụi. Vậy mà chỉ cái phần mờ đó thôi cũng khiến người đọc ngả nghiêng trong cảm xúc. Có lẽ không cần phải nói đến văn phong hay câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư nữa bởi cách viết, bởi cách nhìn, bởi cách miêu tả tỉ mỉ và tinh tế của Sông, hay ở bất kỳ câu chuyện nào khác của chị, đều có nét riêng của riêng Nguyễn Ngọc Tư. Thử nghiệm tiểu thuyết Sông có thể không đạt được kết quả như mong muốn nhưng chắnh bứt phá này, như chắnh tác giả đã từng chia sẻ, là Ộvừa mới bước ra khỏi ngôi nhà ấm cúng kia thôi, gặp vài trận mưa đầu tiênỢ trong chặng đường sáng tạo không có đắch của một nhà văn.

Do điều kiện có hạn chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một số phương diện cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư. Qua đó khẳng định những đóng góp và vị trắ của chị trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhưng để tương xứng với vị trắ của chị, nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có lẽ cần đến những công trình dài hơi hơn nữa, và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Với đề tài Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi hy vọng đã gợi mở được phần nào những cách tiếp cận mới về tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư trong những ngày đầu ra đời của tác phẩm và trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà An (20/09/2012), ỘĐộc giả đón nhận ỘSôngỢ của Nguyễn Ngọc TưỢ,http://vietpress.vn. 2. Tâm An (2009), ỘNguyễn Ngọc Tư của những cơn gió lẻỢ,http://tuanvietnam.net.

3. Hạ Anh (19/11/2006), ỘĐọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư quen mà lạỢ, báo Thanh niên.

4. Lại Nguyên Ân (1918), 150 thuật ngữ văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 5. M. Bakhtin (1999), ỘTiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ

nghĩa hiện thựcỢ, Tạp chắ Văn học, Số 4.

6. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2008), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)