Ngôn ngữ người kể chuyện đan xen ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 62)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện đan xen ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm tiểu thuyết, bên cạnh những yếu tố khác như cú pháp, nhịp điệu, cách diễn đạtẦĐi tìm giọng điệu trong tiểu thuyết, chúng ta có thể đứng trên hai bình diện. Ở bình diện vi mô (tức là ngôn ngữ của người kể chuyện), chúng ta thấy hiện lên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư một lối kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh với lối dẫn chuyện hồn nhiên, tựa như không còn khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, người kể chuyện và độc giả.

Ngôn ngữ nhân vật được hiểu một cách sơ bộ là lời nói của nhân vật, kể cả những đoạn độc thoại nội tâm dài, những lời nói đáp trong ý nghĩ, trong tưởng tượng. Hiện tượng ngôn ngữ người kể chuyện đan xen ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư được biểu hiện ở cách người kể chuyện biến lời thoại của nhân vật thành lời thoại của bản thân. Lời thoại vốn là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tắnh cá thể cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Tuy nhiên ở đây lời nhân vật không

được sắp xếp theo thứ tự đối đáp mà đan xen trong lời người kể chuyện. Ẩn trong một vai giao tiếp, người kể chuyện không chỉ trực tiếp trao đổi với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện, gợi ra nội dung câu chuyện cho người nghe.

Trong tiểu thuyết Sông, ngôi kể mà tác giả đã sử dụng chắnh là ngôi thứ ba, do đó việc tác giả khái quát lại toàn bộ câu chuyện một cách khách quan là rất hợp lý. Nội dung câu chuyện hiện ra với một ngôn ngữ của người kể chuyện, giúp dẫn dắt câu chuyện đi đúng hướng đồng thời đan xen vào đó là ngôn ngữ nhân vật giúp câu chuyện chân thực hơn, lôi cuốn và thuyết phục người đọc, người nghe hơn. Có khi sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang lời kể đã làm lạ hóa kiểu trần thuật đơn âm, tiến tới một kiểu trần thuật đa giọng điệu. Một đoạn văn ngắn trong tiểu thuyết: ỘHôm đó cậu chở ông tấp vào một quán nhậu bên đường. Ông nói đã lỡ trả viện phắ thì trả luôn cho ông bữa bia bọt này.

- Thèm say kinh khủng.

Nửa tháng qua, bệnh nhân ở giường 307 khoa Tim Mạch không có người thân nào đến thăm.

- Tôi phá tan nát hết rồi mà.Ợ [47; 160]. Rõ ràng kiểu trần thuật nhiều giọng đã giúp độc giả thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật.

Tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư, lời kể chuyện của tác giả và lời độc thoại của nhân vật có khi hòa nhập vào nhau, xuyên thấm lẫn nhau tạo thành lời nửa trực tiếp, người đọc khó có thể phân biệt được đâu là lời tác giả, đâu là lời nhân vật. Nếu lời gián tiếp là lời người kể chuyện ở ngôi thứ ba kể về đối tượng, lời trực tiếp là lời nhân vật được truyền đạt thông qua độc thoại và đối thoại, thì lời nửa trực tiếp là kiểu lời nói kết hợp đồng thời hai hình thức phát ngôn gián tiếp( bởi người kể chuyện) và trực tiếp (bởi nhân vật) nói trên. Trong truyện kể, ngôn ngữ tác giả chủ yếu lại được thể hiện bởi ngôn ngữ người kể chuyện, nên xét từ phương diện trần thuật học, có thể xem lời nửa trực tiếp là lời người kể chuyện nhưng mang ngôn ngữ nhân vật (xuất phát từ điểm nhìn nhân vật). Nói cách khác, lời nửa trực tiếp là lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật. Đây là kiểu câu hàm ẩn nhiều chủ thể. Trong tiểu thuyết sử dụng thành công lời nửa trực tiếp, vắ dụ như: ỘHương cười, bấm chuông để khách khác vào. Cúc áo không cài, vì tắ nữa rồi cũng mởỢ [47; 27]. Thông điệp này cho thấy sự bận rộn của các cô gái làng

chơi ở quán Tầm Sương, ngã Chắn. Lời kể này chứa đựng ngôn ngữ nói biểu cảm của nhân vật nên lời người kể chuyện và lời người nhân vật hòa vào nhau.

Không đơn nghĩa như lời trực tiếp, lời nửa trực tiếp thường mở ra nhiều hướng tiếp nhận, trở thành kiểu lời nói đặc trưng cho ngôn ngữ kể chuyện phức hợp, đa thanh, có hiệu quả trong việc khám phá dòng tâm trạng. Lời nửa trực tiếp giúp độc giả khám phá mạch ngầm văn bản, đi sâu vào tâm trạng, bản thể con người với những hồi cố, tự bạch, dòng ý thức lẫn trong giọng kể khách quan của người kể chuyện. Đây là một đoạn văn được phát ngôn bởi người kể chuyện, nhưng lại khoác lớp ngôn ngữ của nhân vật: Ộ Mẹ tôi cũng đắt khách, tôi muốn gặp cũng phải rút số ngồi chờ. Cao kể. Cậu hình dung cảnh một đứa bé tha thẩn đứng đợi trong lúc đàn ông dấn sâu dấn sâu vào mẹ nó. Mẹ dặn Cao gọi mình bằng cô, không phải ai ở Yên Hoa cũng biết mối quan hệ mẹ con của họỢ [47; 29]. Giọng người kể chuyện và nhân vật đan cài vào nhau đến mức khó phân biệt rạch ròi ở những lời nửa trực tiếp với hai chủ thể phát ngôn đồng thời: người kể chuyện và nhân vật. Với việc sử dụng những lời nửa trực tiếp, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo thành công cho tác phẩm và giúp xây dựng chiều sâu cho nội dung tác phẩm một cách sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)