6. Cấu trúc khóa luận
3.2.2.2. Giọng đôn hậu, cảm thương
Đây được xem là giọng điệu chủ đạo của Nguyễn Ngọc Tư. Giọng điệu này thể hiện rất rõ một tình cảm thiết tha, một tấm lòng đôn hậu, sự thông cảm sâu sắc với những số phận éo le, bất hạnh của nhà văn. Nó làm cho văn Nguyễn Ngọc Tư dễ vào lòng người hơn.
Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ hiện lên trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư hết sức gần gũi, thân thuộc nhờ giọng văn dân dã, đôn hậu,
ấm áp tình người: ỘVài người đàn bà đi mót củi che mặt, cười sau những kẻ tay mà không dấu được vẻ mệt mỏiỢ [47; 17]. Đây là giọng văn tả rất ấm áp nhưng cũng có chút cảm thông, thương cảm cho số phận những người đàn bà làng ven sông. Giọng văn dân dã, đôn hậu còn là những trang viết về đời sống lam lũ, cực nhọc của những người lao động bình thường: ỘMẹ chồng nàng dâu này sống chung trên một chiếc ghe chở theo đủ thứ trên đờiỢ [47; 37]. Hay cuộc sống chờ đợi may rủi khi săn bắt ốc Bụt của dân cư Đồng Nàng: ỘĐi dọc xóm không có tiếng ới chào, dân cư ngồi ngó ra sông, mặt căng như chờ đợi một cái gì đó xa xôi và bất chợt, như chờ một con diều bay lạcỢ [47; 102]. Giọng điệu này đã giúp Nguyễn Ngọc Tư len lõi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, lột tả từng nỗi niềm ẩn khuất, sâu kắn tận đáy tâm can nhân vật. Giọng văn khám phá những suy tư, trăn trở, dằn vặt trong tâm hồn nhân vật.
Ộ- Hai bảo em làm vậy, vì thấy Ân buồn nên chọc cho vui. - Ai nói tôi buồn?
- Hai nói anh bị bồ đá. - Đâu, tôi đang cười mà.
- Nước mắt chảy từ con mắt là thứ thường thôi, có thứ nước mắt không chảy ra kiểu vậyỢ [47; 154].
Câu hỏi của Bắ Đỏ đối với Ân như hiểu rõ tâm trạng của Ân, dòng cảm xúc lắng lại thành niềm đau. Giọng điệu của Bắ Đỏ vừa ấm áp, thấu hiểu, cảm thông vừa chan chứa yêu thương. Giọng điệu dân dã, đồn hậu còn giúp lột tả những ước mơ, những khao khát nhưng rất đỗi bình dị của các nhân vật, những trang văn viết về số phận hẩm hiu, duyên phận éo le như đám người già tìm về lại chợ Thương của ngày xưa: ỘPhải đó, người ta cũng như lá rầu, bứng ra khỏi chợ Thương thì sống đó nhưng mất hương vịỢ [47; 124]. Cái giọng đôn hậu pha lẫn chút ngậm ngùi ấy xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của tác giả đối với nhân vật. Những mảnh đời bất hạnh, những mối tình già, những tình cảnh éo le đều được bắt sóng bởi giọng điệu hồn hậu chân thành.
Không ồn ào phô diễn trên bề mặt, giọng văn của chị dung dị mà sâu lắng, tỏa ra theo hai nẻo: vừa bâng khuâng xao xuyến nhẹ nhàng lắng động, tâm trạng buồn man mác, vừa khắc khoải xót thương. Ở đó, chị đã có cái nhìn cảm thông, đồng cảm với cuộc sống, những mảnh đời bất hạnh, những số phận còn cô đơn, bất định trong xã hội này. Thứ ngôn ngữ cảm giác suy tưởng đã góp phần làm cho tác giả khơi gợi được tình người trong lòng người đọc mà cũng là tấm lòng của riêng tác giả. Mỗi mảnh đời, mỗi
thân phận con người đều mang những khắc khoải, nỗi niềm riêng, nhưng với giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc dễ bắt nhập được với những niềm đau đó của nhân vật, nghe như trong đó có tâm sự của chắnh mình, hay mình cũng đã từng bắt gặp ở đâu đó rải rác ngoài đời. Chắnh giọng văn vừa đôn hậu, ấm áp vừa xót thương là nhịp cầu nối trái tim đến với trái tim trong những trang văn thấm đẫm tình người của Nguyễn Ngọc Tư, giúp chúng ta cảm thông, chia sẻ đối với những kiếp người nhỏ bé. Đó cũng là chiều sâu nhân tắnh của cây bút nữ đầy tài năng và bản lĩnh ở vùng đất Nam Bộ này.