Giọng điệu

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 64)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.2. Giọng điệu

Giọng điệu là yếu tố không thể thiếu để đoán nhận tài năng của người cầm bút. Nó can dự trực tiếp vào quá trình sáng tạo và có ý nghĩa như một tiêu chắ để xác định rõ tài hoa của nhà văn.

Giọng điệu nghệ thuật được bộc lộ ở cách xưng hô, cách gọi tên sự vật, cách dùng từ, cách cảm thụ thế giới và thái độ đánh giá chúng. Giọng điệu là nơi mà người đọc có thể thông qua đó để nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng, thái độ, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: ỘGiọng điệu (tiếng Anh: tone): là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kắnh hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...Ợ. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó là thành phần cơ bản nhất nhằm liên kết các yếu tố của hình thức để tạo nên một chỉnh thể. Đồng thời, giọng điệu là kết quả sáng tạo của nhà văn tạo nên phong cách riêng biệt cho bản thân họ. Chắnh vì thế, việc nhận diện đúng giọng điệu trong tác phẩm văn chương là một điều rất quan trọng:

ỘGiọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng Ộtrời phúỢ của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiệnỢ. Đặc trưng khác nhau về giọng điệu chắnh là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra nét riêng biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác. Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta không thể không nghiên cứu về giọng điệu, một phạm trù thẩm mỹ làm nên giá trị của tác phẩm.

Quả thực, người ta nhận ra vẻ riêng của Nguyễn Ngọc Tư trước hết ở giọng điệu của chị toát ra từ tiểu thuyết. Vang lên trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Sông không phải là một giọng mà là nhiều giọng. Có thể nói nó bao gồm các giọng điệu cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)