Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 56)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.2.2. Thời gian tâm lý

Thời gian tâm lắ là thời gian qua sự cảm nhận của nhân vật theo hoàn cảnh. Đây là loại thời gian được nếm trải theo tâm hồn nhân vật. Thời gian tâm lắ có ý nghĩa trong việc thể hiện diễn biến tâm lắ nhân vật.

Thời gian hồi tưởng là thời gian Ộđã xảy raỢ, so với hiện tại của nhân vật,

thường được biểu hiện qua dòng hồi ức, hồi tưởng của nhân vật. Hồi tưởng quá khứ chắnh là sự biểu hiện đời sống nội tâm. Tâm lắ nhân vật khi vui cũng như khi buồn con người thường hướng về quá khứ. Có quá khứ tươi đẹp khiến nhân vật tiếc nuối, có quá khứ đau buồn khiến cho nhân vật xót xa, hiểu thêm thực tại. Quá khứ thường đối lập với thực tại. Nhờ có thời gian của quá khứ, qua sự hồi tưởng mà nhân vật trở thành những con người đang vận động, có chiều sâu tâm hồn như một con người đang tồn tại trong đời sống thực.

Thời gian hồi tưởng trong tác phẩm thường xuất hiện khi nhân vật trải qua

những biến động nào đó trong cuộc đời hay bỗng nhiên bắt gặp điều kiện ngoại cảnh làm cho họ sống lại với những cái đã qua trong tiềm thức. Lấy thời gian hồi tưởng để tổ chức kết cấu về nghệ thuật trong tiểu thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được hiệu quả thẩm mĩ như mong muốn khi xây dựng các hình tượng nhân vật.

Trong tiểu thuyết, khi nhân vật Ân và những người bạn hành trình gần đến địa điểm Di Ổ, cậu đã nhớ tới việc mình đã cùng Tú đến đây. Ân nhớ đến một đám người già quay lại Di Ổ để tham gia hội tắm lu ở chợ Thương, hội được diễn ra vào rằm tháng Hai những năm chẵn. Cùng đoàn người, Ân và Tú đã mong khám phá lễ hội này nhưng do thời gian đã lâu, khoảng cách xa mà lễ hội đã không còn diễn ra như những lời của các cụ. Mặc dù vậy, mỗi khi nhắc đến Di Ổ, Ân vẫn không thể quên: ỘCậu nhớ chuyến đi đó đến nỗi giờ mở bản đồ lại nhìn thấy Di Ổ trước tiên. Cũng là lần thứ hai cậu rửa tay trên sông Di. Ba năm trướcỢ [47; 125].

Cũng như vậy, Ân thường nhớ đến những việc đã qua trong cuộc sống, những năm tháng tuổi thơ của mình. Trước tiên đó là những kỷ niệm về Tú, về người tình đồng tắnh của mình: ỘChắc lúc tha thẩn miết mực, cậu nghĩ đến Tú, nghẹn thở vì ở đâu đó có một tháng trăng đầy mậtỢ [47; 58]; ỘHôm đó Tú cũng gác chân lên bụng cậu, như Bối bây giờỢ [47; 51]. Hay ỘTú đã cưới bốn mươi tám ngàyỢ [47; 143]. Những thời gian quá khứ cứ hiện ra rõ mồn một trước mắt cậu, từ những sự vật, con người mà cậu gặp trong chuyến hành trình đã làm cậu nhớ tới quá khứ nhiều hơn. Những năm tháng tuổi thơ, những con người mà cậu đã từng gặp không bao giờ biến mất trong tâm trắ cậu: chị San, Ánh, Tú, cha mẹ cậu,... Quá khứ của con người bao giờ cũng có niềm vui và nỗi buồn, Ân cũng vậy, quá khứ vừa là nỗi đau những cũng là động lực sống, thực hiện chuyến du khảo mà Ân theo đuổi.

Ngoài nhân vật Ân, trong tiểu thuyết ta còn thấy rất nhiều những nhân vật khác, họ sống trong hiện tại nhưng thỉnh thoảng quá khứ lại hiện về như: cuộc sống gia đình, những cuộc tình chống vánh của Bối; tuổi thơ đắng cay, dữ dội của Xu; chị San nhớ về anh trai mình: ỘHồi còn ở nhà, chị ngủ chung với anh Sáu Thế trên một cái hồ chứa nước mưa. Mỗi lần mưa nghe nước chảy, chị nghĩ mình nằm trên một dòng sông. Chị nói với anh có khi thức dậy em trôi mất luôn. Anh cười trôi đâu thì cũng ra biển, sách nói vậyỢ [47; 204]. Hay những kỷ niệm của Bắ Đỏ về anh trai; của ông già khi cùng bọn cậu đi hồ Thiên: ỘBốn mươi hai năm trước, ông già cũng bắt đầu cuộc sống của chắnh mình, cho chắnh mình, bằng việc đứng dậy, đi về nhà. Ông già kể. Về. Đơn giản vậy thôiỢ [47; 169].

Để nhân vật sống trong quá khứ, suy tưởng về quá khứ là một hiện tượng mang tắnh nghệ thuật của thi pháp học hiện đại. Khi nhân vật sống với quá khứ, nhà văn đặt nhân vật của mình trong mối liên hệ với hiện tại và tương lai để rồi từ đó nội tâm nhân vật được bộc lộ có chiều sâu, tắnh cách nhân vật được bộc lộ một cách chân thực nhất.

Bên cạnh thời gian hồi tưởng thì còn có thời gian mơ tưởng của nhân vật. Thời gian mơ tưởng là thời gian thể hiện qua dự kiến, ước mơ của nhân vật về điều Ộchưa xảy raỢ. Thời gian mơ tưởng còn được thể hiện qua những hình ảnh hướng về tương lai. Nó thường là những dự cảm về những điều sắp xảy ra hoặc những giấc mơ, những ước mơ, những dự định của nhân vật về thời gian trong tương lai. Vì thế thời gian thường gắn với những biến đổi tâm lắ của nhân vật trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

Trong tiểu thuyết Sông, thời gian mơ tưởng hiện ra bởi những ước mơ, những ước mơ về tương lai mà các nhân vật đang mong nó sớm thành hiện thực. Xu và Bối thì mong những bức hình mà mình chụp được sẽ trở thành những tác phẩm xuất sắc, có sức lay động: ỘTụi này có tham vọng làm sao đại gia phải treo tấm ảnh cỏ cứt heo ở phòng kháchỢ [47; 10], Ộ Bối vẫn thường ao ước một vòi rồng mang anh ta đi. Một hành trình đầy ngẫu hứngỢ [47; 44]. Đó là những người luôn theo đuổi đam mê của mình. Đó là ước mơ mà mỗi người làm nghệ thuật nào cũng mong muốn, muốn công sức của mình được mọi người công nhận và biết đến.

Hay những lần du khảo những vùng đất mới ven sông Di, gặp những số phận người khác nhau, Ân và những người bạn của mình lại có những mong muốn một cuộc sống khác đến với họ và cũng là với bản thân mình: ỘMột ngày bất hạnh nào đó (và phụ nữ ở quê kiểu gì cũng có thời đoạn bất hạnh), cô dâu hôm nay sẽ nhớ mình đã được rủ đi và mình đã chối từ. Như BếỢ [47; 42]. Khi bọn cậu gặp Bế, một cô gái quê bị chồng bỏ rơi, sống cùng bà mẹ chồng già cả. Đó là suy nghĩ của Ân, Xu, Bối khi tạm biệt mẹ con Bế để tiếp tục cuộc hành trình. Hay khi nhớ tới ông giám đốc, Ân thường nhớ tới sự nhờ cậy về việc có thấy Ánh không, đó là một sự khắc khoải muốn có câu trả lời về tung tắch của một người, Ân đã nghĩ tới việc: ỘTrong vòng nửa năm tới ông ta sẽ bù đầu cho việc tranh cử chủ tịch hiệp hội các nhà xuất bản, Ộsẽ có điều kiện dành lấy những bản thảo hay nhất về cơ quan chúng taỢ, ông nói vậyỢ [47; 76] khi ông giám đốc nhờ cậu chú ý tìm Ánh, còn ông thì do công việc, tuổi già mà không thể đi cùng cậu được.

Thời gian mơ tưởng còn xuất hiện khi mẹ Ân luôn có đòi hỏi về một cuộc sống gia đình tương lai. Mẹ Ân luôn thúc dục Ân lấy vợ, giúp bà tìm thấy hạnh phúc thực trong gia đình đó: ỘBà bỗng đòi hỏi một gia sản sờ nắm được, ngoài thứ rõ ràng nhất là tiền và đất đai, còn có một gia đình hoàn hảo chứ không phải một nửa như bây giờ. Ngoài thằng con sáng xách xe đi làm, còn có một cô con dâu sẽ cùng bà đi mua sắm và những đứa cháu nhỏ chạy quanh bôi trét chì màu, cứt mũi lên váchỢ [47; 113]. Đó là những thứ thuộc về tương lai mà Ân không thể thực hiện trọn vẹn cho mẹ mình. Kết thúc chuyến hành trình và cũng chắnh là kết thúc cuộc đời của Ân, người mà cậu nghĩ đến cũng là mẹ mình. Khi cậu gọi điện cho mẹ lần cuối cùng trước khi chìm, hòa vào dòng sông, vì một lý do nào đó mẹ cậu đã không bắt máy: ỘNhưng có thể sau hôm nay, cho dù mẹ nhắn thông báo trước, thì cậu cũng chẳng nghe. Mẹ lại sống với câu

hỏi lớn, tất cả niềm hy vọng của mình đã bị thằng con đem tiêu xài hoang phắ ở đâuỢ [47; 226]. Đó là những câu hỏi cho tương lai mà đến cậu cũng không trả lời được, đó mãi sẽ là dấu chấm hỏi không chỉ cho riêng mình cậu mà đối với tất cả mọi người kể từ khi cậu quyết định ra rốn Túi, rút cái cuộn cao su bịt lỗ quách cho nước chảy vào và mọi thứ sẽ bắt đầu chìm, hòa vào với sông nước.

Qua khảo sát tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư ta nhận thấy nhà văn luôn đặt nhân vật trong mối quan hệ giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Nhờ có mơ ước về tương lai mà nhân vật thoát li được hiện thực tăm tối, vươn tới ánh sáng của tri thức, của văn hoá, làm chủ cuộc đời mình và sống có ý nghĩa hơn.

Thực tế trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, không gian và thời gian không có sự ngăn cách. Trong những bức tranh miêu tả không gian, dấu ấn thời gian in đậm không thể tách biệt, thời gian luôn biến đổi làm cho không gian cũng có sự thay đổi theo. Như vậy, qua việc tìm hiểu các yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật ta thấy chúng thường xuyên đi liền với nhau. Mỗi dạng thức thời gian nghệ thuật lại có không gian tồn tại riêng và ngược lại ở mỗi thời gian cụ thể lại có không gian tương ứng. Việc xây dựng mối quan hệ không tách rời giữa không gian và thời gian nghệ thuật làm cho tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư có sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả, đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)