Không gian chuyển dịch

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 51)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.1.3. Không gian chuyển dịch

Không gian luân chuyển hay còn gọi là không gian chuyển dịch là không gian kiểu người xê dịch. Trên hành trình kiếm tìm chân lý, con người phải trải qua nhiều kiểu không gian khác nhau, nhiều vùng đất khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau buộc họ phải lựa chọn và hành động. Không gian luân chuyển chắnh là môi trường thắch hợp để con người thể nghiệm bản thân, tìm kiếm chắnh mình.

Trong tiểu thuyết không gian này chiếm một giá trị lớn. Đó là chuyến đi khám phá sông Di của nhân vật Ân cùng những người bạn đồng hành, chuyến hành trình đã dẫn dắt các nhân vật trải qua nhiều vùng đất khác nhau ven sông Di, những chuyến đi từ địa danh này đến địa danh khác dọc theo sông Di từ hạ nguồn con sông đến địa điểm cuối cùng là rốn Túi không gian đều chuyển dịch, thay đổi theo hành trình khám phá sông Di của những nhân vật trong câu chuyện.

Mở đầu là ở hạ nguồn sông Di, nơi sông Di đổ ra biển với mười ba cửa lớn nhỏ, tỏa theo hình rẽ quạt và địa điểm mà Ân và những người bạn đồng hành lựa chọn dừng chân đó là Mù Sa, một cửa sông xa nhất về phắa đông. Không gian ở đây hiện ra với vẻ quen thuộc vốn có của vùng sông nước Nam Bộ, chỉ là một con rạch, với những bải bần quen thuộc. Trên cồn là hình ảnh của xóm cồn nghèo nàn và tạm bợ. Với điều kiện sống ven sông nên cuộc sống ở đây diễn ra nhẹ nhàng, có vẻ gì đó vừa hờ hửng, vừa đề phòng: Ộcả xóm như đang dợm bỏ điỢ [47; 16].

Tiếp theo là chuyến đi từ Mù Sa đến ngã Chắn: Ộnơi được xem là chỗ hẹp nhất của sông Di, có thể ước chừng lòng sông bằng mắt thường. Không quá bốn thước tâyỢ [47; 28]. Ở đây không gian hiện ra với vẻ nghịch ngầm của nó, dào dạt bằng cách luồn sâu vào lòng đất và từ từ nhấn chìm nhà cửa, con người ven bờ sông Di. Chuyến đi diễn ra càng ngày càng nhiều hơn và xa hơn. Bằng việc đi nhờ ghe của mẹ con Bế, dòng sông đã dẫn Ân, Xu, Bối tới Tân Quới. Ở đây dòng sông có vẻ ẩn mình, nước chảy xờ xạc. Chuyến hành trình tiếp tục khi bọn cậu quyết định đi đường bộ, không gian hiện ra với những rừng son trổ bông trắng, từng chùm cong cong, mỏng lẹm.

Rời Tân Quới, bọn cậu đi ghe tới Bình Khê, không gian hiện ra mờ nhạt: ỘSông ngờ ngệch, không thể nhận ra là nước đang chảy nếu không có những váng rêu phớt phập phềuỢ; ỘTrời trong veo như có thể vắt ra mấy chậu pha lêỢ [47; 69]. Ở đây bọn cậu đã mất đi một thành viên đó là Bối, không biết vì lý do gì mà Bối đã dừng cuộc chơi tại đây. Trên chuyến đò rời khỏi nơi này, Ân đã bắt đầu có những suy nghĩ khác, một phần vì đã mất đi một người bạn đường.

Trên đường tiếp tục chuyến hành trình, bọn cậu đã nhập hội cùng một nhóm quý bà đồng tắnh đang đi viếng ông Bi-ia chắn đọt. Không gian hiện ra với cây Bi-ia một mình giữa bãi đất trống hoang che cho một cái miếu lợp ngói âm dương và phóng tầm mắt ra xa, qua khỏi bãi cây cỏ hổn độn là: ỘSông Di xẻn lẻn khi nhập lưu vào sông Rạch ChiếcỢ [ tr.85]. Địa điểm tiếp theo là Lệ Kiều, một thị trấn đẹp nhất nước nên cái gì trong thị trấn cũng đẹp, bóng loáng.

Đến Đồng Nàng, nơi sông Di và sông Lạc cắt xéo nhau nên màu nước cũng khác nhau, bên bạc, bên đỏ. Sông Di ở Trung Sơn đã thay đổi, không gian thiên nhiên hiện lên với vẻ kỳ bắ, ỘSông Di cũng giấu mặt dưới láỢ.

Họ tiếp tục khám phá sông Di, đến Trấn Biên, hồ Thiên, khám phá tộc người Đào trên cao nguyên Thượng Sơn rộng lớn, và để rồi quyết định kết thúc chuyến hành trình tại rốn Túi, đoạn sông Di rộng nhất và ly kỳ nhất, nơi mà: ỘChỗ đó xưa tới giờ người ta giải quyết những phân vânỢ [47; 205] có thể giải đáp chắnh mình cũng như cuộc sống này.

Không gian luân chuyển là một không gian đi từ nơi này đến nơi khác và trong tác phẩm này không gian ấy chiếm hầu hết tác phẩm bởi những chuyến đi làm thay đổi số phận con người làm thay đổi cuộc sống và mang lại những cái mới mẻ. Cuộc hành trình không mệt mỏi ấy cuối cùng cũng có điểm dừng chân để tiếp tục cuộc sống. Đây

có lẽ là một không gian rộng lớn, bao la di chuyển không ngừng theo từng bước đi của nhân vật.

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)