Con người dấn thân

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 39)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Con người dấn thân

Tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện về những mảng đời, những số phận con người trong cuộc sống. Cái thực tại trở nên phức tạp và khó nắm bắt hơn bao giờ hết đã đẩy con người đến sự hoài nghi chắnh mình, hoài nghi xã hội. Ở

đó, con người luôn muốn khẳng định mình, muốn làm những việc để biết mình còn tồn tại, còn có giá trị và tìm thấy con người thật của bản thân. Từ sự giằng co trong tiềm thức, con người quyết định phải thể hiện mình trong cuộc sống. Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào cõi tâm linh thầm kắn nhất, vào tận tiềm thức, vô thức, mở rộng đến cõi mênh mông nhân tắnh để khai thác khao khát này, góp phần thể hiện những nhân vật đa cảm trong tiểu thuyết.

Trước tiên, các nhân vật luôn khao khát là chắnh mình, sống thật với bản thân mình. Trong câu chuyện, nhân vật chắnh Ân luôn muốn sống thật là mình, sống thật với thiên tắnh một người phụ nữ trong vẻ ngoài một người đàn ông. Khao khát này rất mãnh liệt, đôi khi nó thôi thúc Ân vứt bỏ để dành lấy, nhưng Ân đã kìm nén được những bản năng đó. Cậu luôn dằn vặt với câu hỏi: cái gì đã giúp mình không phơi bày bản thân, bộc lộ thiên tắnh khi mà khao khát đó luôn chực muốn trào ra và khống chế cậu. Nhiều khi: ỘGiọng cậu hơi run vì thèm muốn điên rồ đã kiểm soát được. Xu sẽ sợ hãi, phải, anh ta không có dấu hiệu gì là người - giống - như - mìnhỢ [47; 128]. Chắnh những lúc như thế, khao khát thể hiện mình, sống đúng là mình trong con người Ân lên tới đỉnh điểm. Chắnh cuộc hành trình du khảo sông Di là một chặng đường giúp Ân khẳng định chắnh mình. Nhưng có lẽ số phận của nhân vật chắnh Ân sau cùng mới để lại nhiều day dứt nhất. Phắa cuối hành trình, cậu cũng biến mất giữa dòng sông như thể chưa từng hiện hữu. Một cuộc tìm lại hình hài khắc nghiệt khi cậu không có quyền thay đổi giới tắnh, không có quyền lựa chọn hạnh phúc và nhen nhóm trong trái tim yêu thương ấy là sự ghen tị, ắch kỷ cũng nằm ở đỉnh điểm không thể tách rời. Sông chứng kiến tất cả và cũng cuốn đi tất cả.

Các nhân vật rất khó khăn khi phải sống một cuộc sống không là chắnh mình, không được làm những gì mình thắch, một cuộc sống giả tạo giữa mọi người. Chắnh áp lực bản thân cùng với những nỗi đau, ám ảnh về những sự việc đã qua khiến các nhân vật khao khát được một lần là chắnh mình. Nhân vật Tú cũng có khao khát đó, dù đã chiều lòng gia đình đi lấy vợ nhưng con người thật trong Tú không chịu ngồi yên. Tú chấp nhận vứt bỏ gia đình, vợ con để có thể dành lại Ân lại gần mình: ỘThật ra Tú đã nhắn, ỘTú ớn ói việc phải sống như con người khác. Ân giúp Tú nhận lại chắnh mình điỢ Ợ [47; 191]. Bản năng con người luôn là một sức mạnh mạnh mẽ, nó làm cho con người phải sống thật với chắnh mình. Với việc miêu tả nội tâm nhân vật một cách sâu sắc, những dằn vặt, ước muốn cũng như những suy nghĩ, hành động của các nhân vật

trong tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư đã cho người đọc thấy những tâm trạng phức tạp của các nhân vật, những cảm xúc không thể nói nên lời của mỗi con người.

Với khao khát khẳng định bản thân, những nhân vật đã có những hành động nhằm lôi kéo sự chú ý, quan tâm của mọi người xung quanh. Chắnh sự nghi ngờ về bản thân, muốn khẳng định mình nên các nhân vật trong tiểu thuyết đã có một cuộc hành trình như thếẦCác nhân vật mặc dù có hoàn cảnh, xuất thân, nỗi đau khác nhau nhưng họ đều có chung một khao khát được khẳng định bản thân mình trong cuộc sống này. Bằng nhiều cách khác nhau, họ đã tìm cho mình những con đường để đến với những mơ ước đó. Mạch truyện trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư cứ chậm rãi như những dòng

chảy nhưng lại có một sức thu hút kỳ lạ. Hành trình khám phá Sông không còn là của

riêng các nhân vật mà những trang chữ cũng như con thuyền đưa chắnh người đọc về thượng nguồn, về với bản thân mỗi con người.

Ta thấy, Sông là rất nhiều câu chuyện nhỏ ghép thành, nhưng nó chỉ xoáy sâu

vào một điều, đó là sự bỏ đi. Ân bỏ đi, làm nên cốt truyện chắnh cho cuốn tiểu thuyết, rồi còn những cuộc bỏ đi gây nhiều hậu quả như những gì liên quan tới nhân vật Ánh và San, rồi Bối, nhưng không chỉ có vậy, nếu đếm kỹ, trong Sông tổng cộng có đến

chừng trên dưới ba mươi cuộc bỏ đi, mất hút, biến mất, trong đó một số được kể chi tiết nhưng nhiều lần chỉ được nhắc thoáng qua; có gia đình trong lịch sử có tới vài cuộc bỏ đi của các thành viên. Trong tiểu thuyết, nhân vật Ánh được xem là một nhân vật bỏ đi, mất hút rồi biến mất trong chuyến hành trình du khảo sông Di của mình. Ánh bắt đầu khám phá sông Di cùng người tình của chị là giám đốc xuất bản, nhưng khi người tình quay về vì lý do gia đình, chị đã một mình trên chuyến hành trình đó. Nổi tiếng là một nhà báo có tài, đam mê nghề, mạnh mẽ, luôn trăn trở với câu hỏi: ỘTa là ai, sao ta là ta mà không là họ, sao ta ở đây với những người này mà không cùng người khácẦỢ [47; 53], Ánh đã tự mình khám phá và trải nghiệm sông Di. Chỉ thông qua lời kể của Ân, những người mà Ân gặp trên chuyến hành trình. Nhân vật Ánh hiện lên mờ nhạt, nhập nhằng, lúc ẩn lúc hiện, lúc tồn tại lúc biến mất, nhưng chắnh sự mờ nhạt đó đã cho người đọc thấy một nhân vật cô đơn nhưng luôn mong muốn trải nghiệm cuộc sống, khám phá cái đắch mà bản thân đã đặt ra.

Ai cũng bỏ đi ở trong Sông, vì dòng sông chắnh là sự bỏ đi miệt mài nhất Ộtừng

người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏỢ (Trịnh Công Sơn). Chắc hẳn sự thật

là Ộcó một ai đó để mình quanh quẩn cả đờiỢ. Chắnh sự ra đi để trải nghiệm, để quên đã cho các nhân vật những trải nghiệm thú vị, những chiêm nghiệm cuộc sống sâu sắc hơn.

Trong tiểu thuyết, con người hiện ra một cách sinh động, đa chiều. Chắnh việc khám phá thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Sông từ bình diện quan niệm nghệ thuật

về con người cho ta thấy một cách nhìn bao quát về cách biểu đạt con người của Nguyễn Ngọc Tư. Khám phá con người tức là nhà văn đang tự nhận thức chắnh mình, cuộc sống. Tất cả những gì thuộc về con người một phần đã được tác giả khai thác triệt để, cho người đọc thấy được những chiêm nghiệm quý báu của nhân vật mà đó cũng chắnh là của nhà văn.

CHƯƠNG 3

TỰ SỰ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Ờ NHÌN TỪ MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN

NGHỆ THUẬT

Tiểu thuyết Sông có sự đan xen giữa hiện thực và hư ảo, hay nói cách khác tác giả đã vận dụng nguyên tắc sáng tác hậu hiện đại là Ộhuyền ảoỢ. Sự huyền ảo đó thể hiện qua việc miêu tả không gian, thời gian trong hành trình khám phá sông Di, và sự huyền ảo cũng thể hiện ở những biểu tượng Ộhữu danh vô thựcỢ, những biểu tượng mà chỉ có trên sách vở, trên giấy bút chứ không tồn tại ở ngoài đời. Chắnh vì lẽ đó, chúng tôi đã khảo sát vấ đề tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông ở một số phương diện nghệ thuật như: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu và các biểu tượng có trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)