6. Cấu trúc khóa luận
3.3.1. Địa danh mang tắnh biểu tượng
Trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư, hệ thống biểu tượng mà tác giả đã sử dụng đã có đóng góp to lớn đến sự thành công của nội dung truyện. Đặc biệt là biểu tượng dòng sông Di, biểu tượng có tắnh xuyên xuốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm và là hình ảnh đặc trưng ảnh hưởng mạnh đến nội dung mà tác giả muốn truyền tải.
Ý nghĩa biểu tượng mà sông Di gợi lên cũng không khó để nhận ra. Những thủ pháp như tạo dựng bầu không khắ hư ảo, sử dụng chi tiết gây ám ảnh, thậm chắ hư cấu văn bản theo lối Ộgiả sửỢ nhằm tạo những cuộc đối thoại giữa những Ộtự sựỢ (sách di khảo Ba tháng Miền Hạ của nhà truyền giáo Bồ Đào Nha) cũng không quá mới lạ với người đọc. Điểm hấp dẫn của Sông có lẽ là cái duyên riêng của Nguyễn Ngọc Tư, dù cố thay đổi vẫn không mất đi. Văn Nguyễn Ngọc Tư có cái nồng hậu của con người miền Nam, cái nồng hậu không đơn giản chỉ là tỏa ra từ hệ thống từ địa phương được dùng dày đặc, mà sâu hơn, nó tỏa ra từ một cái nhìn không bao giờ vơi nỗi thương cảm với thân phận con người. Dù ở đây chị có gồng lên, có làm khác đi so với cái giọng của thời kỳ truyện ngắn, nhưng cái thương cảm ấy vẫn lúc chìm sâu lúc phập phồng trên mạch đập của dòng văn.
Trong tiểu thuyết Sông là sự kiếm tìm như thế. Sông Di, con sông có tên, có những vùng đất cụ thể mà nó chảy qua, có những số phận cụ thể mà nó gắn với thực chất cũng chỉ là một dòng sông khát vọng. Đừng khai thác những ý nghĩa vùng miền,
đừng nói về đặc trưng sông nước trong văn Nguyễn Ngọc Tư. Dòng sông ở đây là biểu tượng, bởi thế, sông Di luôn vẫy gọi những con người dám sống lên đường, từ vị tu sĩ người Pháp từ thời nảo thời nào, đến chị Ánh, đến một tay phóng viên nào đó, rồi đến Ân... Ai cũng sẵn sàng vì nó mà vứt bỏ những thứ quan trọng nhất đối với cuộc sống của mình đằng sau. Với chị Ánh là cả sự nghiệp đang trên đà rực rỡ. Cả ông người tình gắn bó mà sau này trở thành sếp của Ân. Với Ân là mẹ, là Tú - người tình đồng tắnh mà anh yêu hơn cả bản thân...Thế nhưng, hăm hở vậy mà nào ai đã hiểu được sông Di. Người ta cứ đi, cứ kiếm tìm, cứ khảo sát. Có lúc lặn ngụp trên sông, có lúc chứng kiến mọi tàn khốc dòng sông mang lại cho cuộc sống con ngýời, có lúc nhìn thấy con người dựa vào sông mà sống ra sao, thì cuối cùng, rốt cuộc, chẳng ai rõ sông Di thế nào. Ngay cả Ân, đã nghiên cứu qua nhiều sách vở, Ộvẫn chưa hình dung rõ ràng được dòng sông, thấy trong đầu ḿnh có một dải sương mù ràng rịt lấy, giống như hình ảnh sông Di chụp từ vệ tinh (...), sông Di thì đắp bằng gì mà không thể rõ được hìnhỢ [47; 8]. Có bao giờ con người nắm được trong tay mọi khát vọng của mình?. Có bao giờ số phận được tường minh? Tất cả đều chập chờn ẩn hiện giống như dòng sông Di, tưởng như trước mặt mà rồi vẫn mơ hồ sương khói. Tưởng hiểu về nó nhiều lắm mà hóa ra vẫn chỉ là những dòng ghi chép nguệch ngoạc, vô hồn, không chắnh xác.
Sông Di là nhân vật chắnh của tiểu thuyết này. Nó là dòng chảy chắnh, xuyên qua rất nhiều số phận, nó là khát vọng của đời người. Cuộc sống soi bóng xuống dòng sông khát vọng, hắt lên những cô độc, bấp bênh và buồn thảm. Cuộc sống chỉ là cõi tạm, con người hiện hữu chỉ trong chốc lát, rồi bỗng dưng biến mất không tăm tắch. Đang trong hành trình khám phá sông Di, tự dưng Bối biến mất chẳng có lý do gì. Chồng của Bế - cô con dâu bà lão khó tắnh trên chiếc thuyền trôi dọc sông Di cũng biến mất vào một ngày nào đó. Ngay cả bố chồng Bế cũng biến mất, mà theo lời bà mẹ chồng ắt nhiều lẩm cẩm là đã từng nhìn thấy ông trôi cùng với một mảng rừng. Chị Ánh cũng biến mất trong chuyến du khảo sông Di. Rồi cuối cùng đến cả nhóm của Ân, biến mất đâu đó ngoài khơi Túi. Ngồi trên chiếc quách ra khơi đầy đủ cả Ân, Xu, Phụng mà rồi cuối cùng ỘChị bán hủ tiếu quả quyết trên chiếc quách bị chìm ngoài khơi Túi chỉ có một cậu thanh niênỢ [47; 228]. Những người còn lại đâu? ỘChị hủ tiếu nói biết đâu, có thể cậu ta buồn quá nên tưởng tượng ra vài ba người nữa cùng đi với mình, cho vui thôi màỢ [47; 228] để ghi vào hai cuốn ghi chép. Rốt cuộc, đời sống là
thế, gì cũng bấp bênh và không có bất cứ điều gì chắc chắn. Đến chắnh con người cũng chỉ thoáng qua như ảo ảnh. Rồi mất. Như chưa bao giờ hiện hữu.
Trong chuyến du khảo sông Di, Ân gặp nhiều thân phận. Ở vùng đất nào, khúc nào của dòng sông cũng có những thân phận đau buồn, từ người đàn bà tự vẫn bằng những hạt sắn độc, cô gái bỏ đi biệt xứ bởi sự đồn thổi của người đời vì thằng con trai cô sinh ra không biết của chồng hay của bố chồng nơi cửa sông có tên Mù Sa đến những cô gái ăn sương và bao người dân chết thảm nơi chợ Yên Hoa bởi: ỘNhững ngôi nhà lần lượt đổ vào sông sau những trận mưa dầmỢ [47; 28]. Từ thân phận góa bụa cô độc của bà mẹ chồng và cô con dâu trên chiếc thuyền trôi dọc sông Di Ộra Vĩnh Châu bổ hàngỢ cho đến chị May ở vùng Tân Quới bị chết oan ức bởi lời vu vạ ăn cắp tiền nhà chủ... Rồi còn những phụ nữ người dân tộc Đào vùng cao nguyên Thượng Sơn mưu sinh bằng cách sinh con bán đi lấy tiền...Thân phận con người vừa đau khổ, vừa mong manh. Cái chết có thể đổ ụp lên đầu bất cứ lúc nào. Ở đâu cũng có những cái chết thê thảm và tức tưởi. Dòng sông cứ bình thản trôi qua những thân phận bầm dập như thế. Ngay cả những con người đánh cược mạng sống của mình với sông Di cũng mang những bi kịch lặng thầm. Ân sinh ra từ sự chối bỏ của người cha chưa kịp trưởng thành. Mối tình ngang trái với Tú bị cắt ngang bởi đám cưới Ộlàm vừa lòng người lớnỢ của Tú. Xu thì Ộcứ mê mải đuổi theo câu hỏi mình đến từ đâuỢ bởi vì cậu lớn lên trong trại trẻ mồ côi. Còn Bối, dẫu cuộc sống không sóng gió, Ộmuốn gì cũng có, đòi gì cũng đượcỢ, nhưng bi kịch lại mang màu sắc khác: ỘCha mẹ Bối cùng với đứa em gái suốt ngày chỉ biết hùng hục học để kiếm danh vị. Một ngôi nhà có hai giáo sư và một tiến sỹ hoàn toàn không cãi cọ, chỉ là ắt nhìn mặt nhau như nhìn mặt sáchỢ [47; 80].
Sông Di không những là khát vọng, mà còn là định mệnh của con người. Không nắm bắt được trong tay. Không tường minh dẫu có những lúc hiển hiện rõ ràng trước mắt. Không định nghĩa nổi dẫu đã có bao công trình nghiên cứu về nó. Và cuối cùng là cái chết, là sự biến mất mà nó mang lại cho mỗi con người và cho chắnh những nhân vật trong Sông của Nguyễn Ngọc Tư.
Cùng với biểu tượng dòng sông Di, những địa danh xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết Sông cũng đã góp phần vào việc xây dựng hình ảnh sông nước miền Nam Bộ, khung cảnh ven sông Di được gợi mở với một biên độ rộng lớn, trải dài hơn. Ở đó là những địa danh mang tắnh chất hư cấu, không có thực trong đời sống hàng ngày nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Độc giả sẽ không thể tìm thấy trong
Sông một hình ảnh nào là của Ộhiện thực đời sốngỢ, những địa danh trong tác phẩm đều lạ lẫm và xa xôi, kiểu như: Băng Khâu, Mù Sa, Ể Uu, Di ỔẦ Nhưng kỳ lạ là mọi nơi chốn đều hằn lên cái hiện thực ngồn ngộn, cái hiện thực như đang diễn ra trước mắt mỗi người đọc chúng ta.
Những địa danh mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong tiểu thuyết đều là những cái tên rất lạ, bắ hiểm và rất khó hiểu. Đó có thể là Mù Sa, một cửa sông ở hạ nguồn sông Di, một cái tên rất lạ đã hiện ra với một cồn cát nghèo nàn, lạc hậu, cuộc sống tạm bợ cũng như không có gì chắc chắn. Hiện thực hiện ra mù mịt, xa xăm, gợi một cảm giác cảm thông trong lòng người đọc. Hay Di Ổ, một địa danh đã để lại ấn tượng đặc biệt đối với nhân vật Ân, đến nỗi khi mở bản đồ cuộc hành trình, cậu luôn nhìn thấy địa danh này trước tiên, còn Xu thì thấy: cái tên này lạ, bỏ qua sao? Di Ổ là vùng đất của hội tắm lu ở chợ Thương, của những đôi trai gái không đến được với nhau có cơ hội gặp lại nhau. Tất cả những địa danh xuất hiện trong cuộc hành trình đều gắn liền với một câu chuyện về những mảng đời trong cuộc sống, ở đó, tác giả đã khắc họa một câu chuyện tưởng chừng như không có ý nghĩa gì nhưng khi móc nối thì nó lại mang nội dung chung của toàn tiểu thuyết này.
Những cái tên như: Di Ổ, Đồng Nàng, Bình Khê, Ể Uu, Đồn, Trấn Biên, hồ Thiên...đều mang một tầng ý nghĩa riêng, mang một mục đắch riêng. Gắn với từng địa danh là những câu chuyện về cuộc sống và về con người, chắnh những cái tên đó đã báo hiệu cho người đọc thấy một phần nào câu chuyện sẽ diễn ra. Ể Uu, một cái tên nghe thật buồn thảm, khó hiểu, không có ý nghĩa báo hiệu trước một vùng đất cũng buồn thảm như thế. ỘTại sao cạnh chữ u lại có một chữ u, không ai biếtỢ, phải chăng đó là một sự kéo dài của sự chờ đợi, của nỗi buồn, của tiếng con gọi mẹ khi mà vùng đất Ể Uu, một vùng đất mà đàn ông chỉ sống vì tượng Son, mọi đàn bà trong làng bỏ đi gần hết không phải vì ghen tị với tượng mà còn vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo nơi đây. Đến như rốn Túi cũng đã gợi nhắc cho người đọc một sự mênh mông, một cái túi có thể đựng tất cả, nuốt chửng tất cả. Bắt gặp trong tiểu thuyết thì rốn Túi là nơi sẽ kết thúc mọi chuyện, giải quyết mọi thắc mắc của các nhân vật. Chắnh sự lựa chon tên những địa danh, những tên gọi đã giúp cho nội dung tác phẩm thêm phần hấp dẫn.
Sự chọn lựa, sắp đặt tên gọi của những địa danh cũng là một phần mục đắch viết của chắnh tác giả. Chúng là những địa danh không có thực, đôi khi có thực nhưng lại được gọi bằng tên gọi khác đi. Bằng cách đưa ra những địa danh hư cấu, có lẽ Nguyễn
Ngọc Tư không muốn người đọc liên tưởng đến những gì dắnh lắu đến những địa danh có thật. Nhưng chắnh vào việc gọi tên các địa danh độc đáo, khác lạ, đặc sắc cũng là một phương tiện nghệ thuật lớn cho sự thành công của tác phẩm. Mặc dù, khi đọc những câu chuyện, những mảng đời trong tiểu thuyết mọi người soi chiếu vào hiện thực đời sống thì thấy rất quen thuộc, như là đang nói về mình, nói về nơi mình đang sống. Nhưng với những địa danh mang tắnh chất mờ nhạt, hư cấu như vậy, những mảng đời, câu chuyện mà Nguyễn Ngọc Tư viết ra sẽ không mất lòng ai, sẽ không động chạm đến những con người cụ thể, địa danh, vùng đất cụ thể trong xã hội này. Qua đó góp phần giúp tạo nên thành công cho tác phẩm, đem lại lợi ắch trong việc phản ánh hiện thực đời sống con người, hiện thực cuộc sống xã hội hiện nay.