6. Cấu trúc khóa luận
3.2.1.1. Sử dụng phương ngữ
Phương ngữ là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một số địa phương nhất định. Nó là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của một vài địa phương (không phải là ngôn ngữ dùng chung của toàn dân tộc). Tuy nhiên khi đi sâu vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ địa phương lại mang sắc thái tu từ nhằm làm tăng giá trị biểu cảm của văn bản nghệ thuật. Xét về một khắa cạnh nào đó, từ địa phương là ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của người dân, mang sắc thái riêng, làm nên đặc trưng riêng của một vùng đất.
Trong tiểu thuyết Sông Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng đậm đặc phương ngữ Nam Bộ, cũng là mảnh đất nhà văn sinh ra và lớn lên, nơi nuôi dưỡng tâm hồn và cảm xúc để làm nên những tác phẩm văn học có giá trị của chị. Trong một chừng mực nào đó, việc sử dụng đậm đặc phương ngữ chắnh là đã tạo nên rào cản đối với người đọc, hơn
nữa còn là thử thách cho việc dịch chuyển nó sang một ngôn ngữ khác. Nhưng đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư người đọc lại không bị trở ngại, bởi vì từ địa phương đi vào tác phẩm của chị đã được cân nhắc, lựa chọn khá kỹ lưỡng, chu đáo. Mặt khác, từ địa phương xuất hiện trong tác phẩm của chị khá nhuần nhị, tự nhiên, được lọc qua lăng kắnh của tâm trạng, cảm xúc, để trở thành những thể nghiệm độc đáo, tạo nên những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Nếu có ai đó không hiểu được hết phương ngữ mà tác giả đã sử dụng, thì chỉ cần thật sự trải nghiệm cùng nhân vật, ngụp lặn trong bầu không khắ đặc quánh chất Nam Bộ có trong tiểu thuyết là có thể tự giải tỏa được những vướng mắc ấy. Trong sự mê hoặc của quy luật lây lan tâm lý, bằng cách cảm nhận bằng tâm lý nhân vật thì sự đậm đặc bằng nồng độ phương ngữ miền Nam không còn là trở ngại, hoặc bị đẩy xuống hàng thứ yếu, thay vào đó là những cảm xúc, nỗi buồn đang trào dâng cùng nhân vật. Có thể nói phương ngữ như một Ộmỏ quặngỢ vô giá để Nguyễn Ngọc Tư khai thác và sử dụng sáng tạo. Tác giả biết sắp xếp, đặt đúng lúc đúng chỗ làm nổi bật cuộc sống đặc trưng của con người miền Tây sông nước và khung cảnh thiên nhiên ven dọc sông Di.
Từ địa phương được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong nhiều mảng của cuộc sống, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân vật. Đó là những từ chỉ địa hình, sản vật gắn với vùng sông nước như: con rạch, bãi bần, mắm, cồn cát, sình lầy, cây bông bụt, cây xương
cá, rạch, ốc, lu chứa nước, cối xay bột, cần xé, bò chét, rơm rạ, lá mục, cua đồng, cá cháy, lá rầu, ghe, quách, nghêu, cá ngác, canh chua bần, tép bạc rang muối ớt, mứt bần, xuồng, cá sạo, làng nổi,ẦCó những sản vật, địa hình mang nét đặc trưng của Nam Bộ và
chỉ có đất đai nơi đây mới sản sinh ra chúng.
Bên cạnh đó, những sinh hoạt, hành động của người dân vùng sông nước ven sông Di rất đỗi quen thuộc được tác giả thể hiện bằng một loại từ địa phương: kiếng vỡ, đánh lộn, ngủm củ từ, mót củi, chạy vọt, đùa, đá, đơm nút, nhậu nhẹt, xỏ kim, đánh gió, mắc cỡ, đá đắt, rượt đuổi,ẦNgòi bút của Nguyễn Ngọc Tư cũng rất độc đáo khi
khai thác những tâm tư, tắnh cách của nhân vật bằng một loạt từ địa phương chỉ trạng thái, tắnh chất đầy thú vị: buồn thiu, đông đưa, giả bộ, lai rai, lãng xẹt, lơ mơ, xiêu lòng, mệt lả, phấp phỏng, phân vân, tòm tem, õng ẹo, hiền queo, nghen, rền rền, im re, xạo, khỉ cùi, đu đưa, tiu nghỉu, mắc cười, lu bu,ẦTrong cách xưng hô cũng mang đậm sắc thái của người Nam Bộ: bây, bà già, con mẹ già, tui, má, tụi nó,..; hay là những từ
biến âm và biến âm có rút gọn như: ảnh, ổng, chớ sao, thiệt,..; hay là kiểu diễn đạt
Nam Bộ: xạo bà cố, hơi sức đâu,Ầ
Có thể nói rằng, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng nhiều phương ngữ với dụng ý tu từ rõ rệt, làm nên dấu ấn một phong cách trong tiểu thuyết Sông. Tác giả đã có tài biến hóa chúng để có những tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao. Hầu hết, phương ngữ miền Nam Bộ đã được chị sử dụng hết sức trong trẻo, tự nhiên kết hợp với lối kể chuyện mộc mạc, dân dã đã làm cho người đọc có cảm giác như tác giả đang nói chuyện với bà con xóm làng, kể chuyện cuộc sống xung quanh mình. Nhờ cách sử dụng phương ngữ, nhà văn không những thể hiện được không khắ thật, cảnh thật, hương vị thật của một vùng đất xa xôi, bắ ẩn còn quá xa lạ với mọi người, ở đó, Nguyễn Ngọc Tư cho độc giả thấy hết được vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, vẻ đẹp tâm hồn và tắnh cách của người dân Nam Bộ. Ngôn ngữ trong tác phẩm vì thế, là một sự kế thừa và phát triển, một nỗ lực không nhỏ của tác giả để cống hiến cho người đọc những trang văn chân chất, sống động, thật như ngoài đời sống thực.
Tài năng và phong cách của nhà văn bộc lộ chủ yếu qua cách vận dụng từ vựng vào tác phẩm đúng chỗ, đúng mục đắch, nếu lạm dụng màu mè thì tác phẩm sẽ trở nên khó hiểu đối với người đọc ở những vùng miền khác. Có thể nói sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ để sáng tác là một sự lựa chọn vừa ý thức vừa như một đòi hỏi tất yếu đối với Nguyễn Ngọc Tư. Thêm nữa, tình hình chung hiện nay là ngôn ngữ giữa các vùng miền có sự giao lưu rất mạnh mẽ, dẫn tới hiện tượng nhiều tác phẩm được tạo nên từ thứ ngôn ngữ Ộhợp chủng quốcỢ, không rõ rệt về Ộphong vị ngôn ngữỢ, nên sự lựa chọn Ộđứng về một hướngỢ của Nguyễn Ngọc Tư là một hành động dũng cảm và táo bạo, đã thổi vào đời sống văn chương nước ta một luồng gió tuy quê mùa, đậm đặc hương vị phù sa đất Mũi, nhưng lại cũng rất mới lạ, làm hả lòng hả dạ cả những người đọc khó tắnh nhất.
Căn cứ vào số lượng tác phẩm đã xuất bản cũng như những đóng góp đã được công nhận của chị, có thể rút ra nhận xét: sở trường của Nguyễn Ngọc Tư là sáng tác bằng ngôn ngữ Nam Bộ. Đó là truyền thống viết văn như nói, không cầu kì, trau chuốt làm mất đi sự góc cạnh và sức sống tươi rói của chữ nghĩa. Đặc biệt ở Nguyễn Ngọc Tư, ngôn ngữ kể chuyện cũng như ngôn ngữ nhân vật đều mang đầy đủ những đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ trên các phương diện như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả phong cách diễn đạt. Và để vận dụng được một khối lượng lớn từ ngữ Nam Bộ, cũng
như tìm được những lối diễn đạt sao cho đúng với ngôn ngữ giao tiếp của người Nam Bộ, theo chúng tôi, bên cạnh khả năng trời phú thì Nguyễn Ngọc Tư phải tìm tòi và nghiên cứu rất nhiều. Bởi thoạt nhìn thì văn phong Nam Bộ là một lối văn đơn giản, dễ hiểu, nhưng không hề có nghĩa là tùy tiện và dễ dãi. Viết như nói không dễ, không phải cứ ghi âm một cuộc nói chuyện là thành ngôn ngữ đối thoại mà nó đòi hỏi rất nhiều sự dụng công gọt dũa của chắnh người viết.
Có lẽ cho đến nay, Trần Hữu Dũng là người có những nhận xét sâu sắc nhất về Ộnồng độ phương ngữ miền NamỢ cũng như biệt tài sử dụng nó trong truyện ngắn cũng như trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư: ỘTừ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là tắch tụ của một thắnh giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớẦỢ, hay sự sắc sảo và tinh anh khi ông phát hiện: ỘSong, nhìn kỹ, sự hấp dẫn của truyện Nguyễn Ngọc Tư không phải ở kho từ vựng miền Nam dồi dào của cô, nhưng ở chỗ sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật Ộmiền NamỢẦỢ. Để cuối cùng, sau khi xem xét kĩ lưỡng về nhiều phương diện khác của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Hữu Dũng đã rút ra một kết luận ngắn gọn và chắnh xác như một sự định tắnh: ỘNguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền NamỢ [15].