6. Cấu trúc khóa luận
2.1. Cảm quan về cuộc sống
2.1.1. Cuộc sống phi lý
Nhà văn Pháp Honoré de Balzac đã tự nhận mình rằng Ộtôi chỉ là thư kýỢ, trong khi người đời xưng tụng ông là đại văn hào, là sử gia, là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Còn ông Ộthư ký của thời đạiỢ thế kỷ 19 vẫn cặm cụi viết và cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng.
Nếu nói công việc chắnh của một người thư ký là ghi chép, thì trong tiểu thuyết Sông, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đúng là một thư ký tận tụy, cần mẫn. Chúng ta thấy rằng ai đó lười xem tin tức thời sự trong thời gian dài chỉ cần đọc Sông làẦxong, có nghĩa là có thể ỘnắmỢ được căn bản tình hình thời sự trong nhiều năm qua. Trước tiên, hiện thực cuộc sống trong tiểu thuyết Sông hiện lên với nhiều mặt trái Ờ phải khác nhau. Đặc biệt ở đây cuộc sống phi lý được Nguyễn Ngọc tư khắc họa một cách chân thực, sinh động, với nhiều vấn đề đáng chú ý, quan tâm. Cuộc sống thường ngày của người dân nghèo ven sông Di hiện ra một cách chân thực, đó cũng là hoàn cảnh chung của một bộ phận dân cư ở Nam Bộ. Hay nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội như bạo hành gia đình, bình đẳng giới, suy đồi đạo đức được Nguyễn Ngọc Tư viết như người bàng quan ngoài cuộc, hờ hững, viết nhẹ như không. Tác giả cùng các nhân vật theo dòng sông Di đã đi đến Trung Sơn, Thượng Sơn mà người đọc vẫn còn bơ vơ, trăn trở,
ám ảnh nơi miền Hạ: Ộ Con nhỏ bỏ xứ mất biệt rồi. Chưa kịp nói thằng con là của chồng hay của ông già chồng.ẦNhững trận đòn đổ xuống vì ông nội nó muốn chứng minh không thương nó như con đẻ, như xóm giềng vẫn xoi xỉaẦỢ [47; 21]. Cuộc sống phi lý trong tiểu thuyết hiện ra với những bất công, những mặt trái tiêu cực, trái với những hiện thực cần có của nó. Chắnh những câu chuyện mà nhân vật Ân chứng kiến, kể lại đã làm cho người đọc phần nào hình dung ra một cuộc sống còn nhiều bất cập trong xã hội này.
Hình ảnh những người đàn bà ven sông, cực khổ kiếm sống, xây dựng gia đình, thay vào việc những người đàn ông là trụ cột gia đình thì những đàn bà lại gánh luôn phần trách nhiệm nặng nề đó. Câu nói thốt lên của nhân vật Bằng làm người đọc phải suy nghĩ: ỘCái đất gì mà chỉ thấy lảng vảng đàn bàỢ [47; 41]. Vậy những người đàn ông ở đâu khi mà hình ảnh của họ hoàn toàn mờ nhạt trong cuộc sống của những người dân nghèo ven sông: ỘĐàn ông ở đâu đó trong nhà, cậu có thể nghe họ cười, xuống mùi một câu vọng cổ, quát tháo con. Có thể thấy áo đàn ông căng trên dây phơi. Có thể biết họ đang ở đâu đó trong hình ảnh những đứa nhỏ đi mua rượu về tha thẩn bắt chuồn chuồn trên con đường đất. Nhưng không hiểu sao bọn cậu chỉ thấy bóng những người đàn bà lai vãng ở đường mòn bên sông, bên hiên nhà, qua cây cầu khỉ, dưới chòi vóẦỢ [47; 41] Hình ảnh về một cuộc sống phi lý hiện ra, Nguyễn Ngọc Tư đã cho người đọc tự cảm nhận số phận của những người phụ nữ nông thôn, ven sông diễn ra như thế nào? Những khó khăn của cuộc sống mà họ phải gánh vác ra sao?
Để nhìn nhận cuộc sống phi lý mà Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện trong tiểu thuyết, chúng ta còn cảm nhận ở chắnh những câu chuyện mà các nhân vật đã gặp phải trong chuyến hành trình khám phá sông Di. Đó là cuộc sống của đôi vợ chồng giáo chức già ở thị trấn Lệ Kiều, do nghèo khó cũng như không đủ điều kiện trong vụ tranh chấp đất đai của hai anh em ruột, họ đã chịu bị ức hiếp, sống trong căn chòi lẹm vào khuôn viên của nhà máy mắa cùng với nỗi oan khuất của mình: ỘHai mươi hai năm qua họ không sửa lại nhà, trên nóc oằn đầy xác mắa bị ném qua. Người bên đó thỉnh thoảng lại đứng bên rào cười hô hố với nhau, bảo cứ quăng rác sang giúp người ta chống dột. Nhưng xác mắa lại rất mê dụ rắn. Cô giáo kể về những tổ rắn trên đầu mình, giọng kẹt giữa đôi hàng răng sin sắtỢ [47; 94]. Cuộc sống của họ đã bị bóp nghẹt do không đủ điều kiện để tìm công lý cho mình, đôi vợ chồng vẫn sống mòn mỏi như tượng gỗ nhà mồ. Nhưng họ không hề chấp nhận, họ vẫn hy vọng và mong muốn một cuộc sống khác bây giờ: ỘCô giáo dúi vào tay cậu xấp đơn dày khự dù cậu đã bảo là không phải
nhà báo, dường như cô không quan tâm cậu sẽ làm gì với nó. Chỉ để sớt bớt cái gọi là oan khuất của mìnhỢ [47; 94]
Hay chắnh cuộc sống của nhân vật Huệ Chắn cũng làm người đọc phải trăn trở. Vì xây dựng thị trấn đẹp mà chắnh quyền nỡ đẩy cuộc sống nhân dân vào thế khó khăn: ỘThằng nhỏ em bị bại liệt nên bị dời ra khỏi thị trấn, mẹ em giữ nó, vì mẹ cũng già nhăn nhúm rồi. Lệ Kiều đẹp nhất nước nên ai sống trong đó cũng phải đẹpỢ [47; 96]. Một xã hội mà cuộc sống con người bị cho vào khuôn phép, mẫu mực có sẵn không hề có cái gọi là tự do, từ cái tên gọi cũng bị quy định, không được lựa chọn. Cái phi lý của cuộc sống không chỉ thể hiện ở đó, nó còn thể hiện ở sự chấp nhận cái phi lý của nhân vật. Huệ Chắn vẫn sống mà không hề có ý kiến gì, phải chăng: ỘChắc họ không còn quay lại đượcỢ [47; 94] như lời nhân vật Ân đã thốt lên khi nhìn cuộc sống của họ như vậy, nên họ phải biết chấp nhận và hy sinh.
Nguyễn Ngọc Tư đã cho người đọc thấy rõ những bất công của cuộc sống đang diễn ra này, chắnh những câu chuyện mang tắnh thời sự, gần gũi với nhịp sống hiện đại đã làm cho tiểu thuyết bắt kịp với tình hình xã hội hiện nay. Mặc dù là một tiểu thuyết kể về cuộc du khảo sông Di của nhân vật Ân, Xu, Bối, nhưng đan cài vào đó lại là một thực trạng xã hội nóng hổi. Những câu chuyện mà nhân vật chắnh kể đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý người đọc: ỘBà Ánh ở Tây Nguyên mót cà phê bị chủ vườn thả chó cắn xé đến chết. Một người tên Ánh ở Hà Lam mắc chứng bệnh ái tử thi, đào lấy cốt chồng đắp thạch cao để ôm ấp bảy năm nayỢ [47;129]. Ngay chắnh đến việc Nguyễn Ngọc Tư cho người đọc thấy được sự nhập nhằng của cuộc sống thực và ảo, người âm và dương cũng đã cho người thấy một cuộc sống phi lý đang diễn ra. Mọi thứ không được phân biệt rạch ròi mà chỉ mang tắnh chất gợi ra một xã hội còn nhiều hư ảo. Những đoạn văn miêu tả người cõi âm về, giao tiếp, sinh hoạt và thậm chắ đòi hỏi một đứa con cũng cho ta thấy một trật tự xã hội đang bị đảo lộn, không còn ranh giới cho người sống và người đã chết:
ỘẦ - Họ ở đâu mà về? -Ở dưới.
-Trời, sợ quá vậy. Ngày nào họ cũng về hả chị?
-Đâu biết. Tôi thi thoảng mới về nên không rõ. Hồi trước tôi cũng sợ muốn chết, nhưng xuống dưới rồi mới biết họ cũng hiền queo thôiẦỢ [47; 117]. Hay: ỘVề dưới một mình buồn lắm. Cho chị một đứa con nhé! Chị sẽ dạy nó dạ dạ suốt ngày,
nghe chắc mê lyỢ [47; 119]. Một cuộc sống mà người và ma không hề phân biệt: ỘCậu không kể với anh Bằng chuyện mình làm với chị Chất ở đụn rơm nát phắa sau cái rào đá ongỢ [47; 120]. Chuyện gì thì không cần nói ai cũng hiểu, nhưng khó hiểu lại chắnh là Ân lại đồng ý cho chị Chất, một người ở dưới một đứa con chỉ vì chị muốn có một đứa và Ân lại thấy chị giống chị San. Phải chăng trật tự xã hội đang thay đổi làm cho con người cũng có những hành động kỳ lạ, không đúng với cuộc sống hiện nay.
Với những hiểu biết và tài năng của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ ra trước mắt người đọc một cuộc sống hết sức chân thực và mang tắnh thời sự. Cảm quan về một cuộc sống phi lý đã được tác giả lồng vào trong nội dung tiểu thuyết, với cách viết sắc sảo, vừa nhẹ nhàng, vừa mạnh mẽ, Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy sự phẫn nộ cũng như cảm thông đối với các sự việc và số phận đang diễn ra trong cuộc sống này. Việc chỉ ra những phi lý còn tồn tại trong cuộc sống chắnh là việc chỉ ra chỗ yếu của xã hội, đó như là một cách nhìn nhận vấn đề tắch cực và hy vọng đóng góp cho một cuộc sống khác hơn của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.
2.1.2. Hiện thực gãy vỡ
Trong tiểu thuyết đầu tay của mình, phải công nhận là Nguyễn Ngọc Tư ghi chép khá đầy đủ, nhiều mảng đề tài xã hội được dư luận nhắc đến hàng ngày: Đồng tắnh, bi kịch gia đình, bình đẳng giới, ngược đãi trẻ em, tôn giáo, tệ nạn xã hội (ma túy, buôn lậu, dân đào vàng, lâm tặc, mãi dâm, aids, dân giang hồ xử nhauẦ), suy đồi đạo đức, ca sĩ hở hang, ô nhiễm môi trường, biến đổi khắ hậu, đập thủy điện, lũ lụt, lạm phát lễ hội và tượng đài, chất lượng các chương trình truyền hình, blogger lề trái, báo mạng lá cảiẦđến những chủ đề chắnh trị nhạy cảm cũng thấp thoáng như tranh chấp quyền lực, hòa hợp dân tộc, chủ quyền biển đảo, quan hệ quốc tếẦvà tất nhiên là phải kể đến yếu tố sex.
Trước tiên, hiện ra trước mắt người đọc chắnh là hình ảnh cuộc sống ven sông Di từ hạ nguồn đến thượng nguồn mang những hình ảnh về một cuộc sống rất trái ngược nhau: ỘCó cái gì đó hơi giống nhau ở cửa sông Di và những cửa sông mà cậu từng biết, là một bên sông có vẻ khá giả, sầm uất, bên kia thì hiu hắt, tách biệt, như ở một trời khác, đời khác, dù bên này ới bên kia ngheỢ [47; 19]. Cùng nằm kề trên một dòng sông, nhưng hai bên dòng đã có sự đối nghịch nhau: ỘTối qua nhóm cậu ở lại cồn cát hiu hắt đó, ngó cái thị trấn hào nhoáng bên kia hắt chút sáng sangỢ [47; 21. Hiện thực cuộc sống hiện ra chân thật với những mảng màu tối sáng khác nhau, thể hiện
được một bức tranh cuộc sống nhiều màu sắc. Có những vùng đất có khi lại không hề được biết đến trên bản đồ Việt Nam như vùng đất Sô Ro, một vùng đất xa khuất, lặng lờ: ỘCứ tưởng áp lực thông tin đã khiến báo giới bới móc trên từng milimét của cái diện tắch 331.211,6 km2 của đất nước rồi, giờ mới biết có đôi ba chỗ sótỢ [47; 110], hay những vùng đất được biết đến thì cũng không quan tâm đứng mức: ỘNửa năm ở bờ Tây, nửa năm tránh sóng gió mạn Đông. Báo chắ đếm được có đến chục cái không ở những cái làng giăng giăng gần bờ này. Không đất. Không tiền. Không chữ. Không biết đi về đâu. Không biết chôn ở đâu. Không thịt. Không điện. Không luật phápẦỢ [47; 224]. Hiện thực hiện ra thật là tàn nhẫn, cuộc sống trái ngược nhau, không giống như Sài Gòn mà Ân và những người bạn của mình đã từng sống.
Nhiều mảng đề tài nhạy cảm, tác giả không những không né tránh mà còn viết rất thẳng thắn. Tiểu thuyết Sông đã phản ánh được hơi thở của cuộc sống thực tại hiện nay. Muốn thực hiện được điều này bất kỳ người cầm bút nào phải có một điều kiện cần là sự dũng cảm: ỘẦHầu hết họ đều là thiêu thân tỉnh lẻ, cái cảm giác bất an đeo đuổi, kiếm được bao nhiêu tiền ngồi đến chức gì cũng có cảm giác rồi Sài Gòn sẽ hất cẳng họ điẦỞ đây chẳng có thứ gì chắc chắn hết, những hàng cây trăm năm tuổi bị bật gốc nằm chỏng gọng sau một đêm giông bão nhỏ...Ợ [47; 85].
Ở những tác phẩm trước, Nguyễn Ngọc Tư cũng từng đề cập đến những phận người trong chiến tranh nhưng câu thoại dưới đây có lẽ là Ộnỗi buồn chiến
tranhỢ đáng buồn nhất: ỘẦ- Bọn ta mòn mỏi với binh lửa đến mức không còn sức dẫn
tù binh về. Bắn mẹ chúng nó cho xongẦỢ [47; 169].
Đặc biệt ở chương 16, đoạn nói về dân tộc Đào đang đứng trước thảm họa diệt vong vì bán con, bán nội tạng, gì gì cũng bán cho thương nhân Hoa Bắc. Nhưng những người Đào như Mắ, mẹ Mắ chỉ biết kida kida thảm thiết: ỘẦTiền đã được đặt cọc một nửa khi bé còn trong bụng mẹ nó Ờ một đứa con gái chưa qua mười lăm tuổiẦỞ đây mọi sự diệt vong đều rất dễ giải thắch. Đã bán. Đã bán. Đã bánỢ [47; 182]. Để rồi người đời lại đặt lại câu hỏi: ỘNhững đứa trẻ ngủ oặt trên tay những người ăn xin ngồi khắp Sài Gòn, có phải đã đến từ thượng nguồn sông Di? Những đứa trẻ bị đày đọa trong những công xưởng chui, có phải cũng mang dòng máu của người Đào?Ợ [47; 182].
Trong tiểu thuyết này, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng một hiện thực gãy vỡ, một hiện thực không như nó vốn có làm cho cuộc sống hiện lên với những bất cập, mặt trái thật sự của nó. Những mặt trái này đôi khi không được những tác giả khác nói đến hay
chỉ nói tránh chứ không đề cập một cách vừa nhẹ nhàng vừa thẳng thắn như Nguyễn Ngọc Tư. Vấn đề về cuộc sống gia đình đã được đề cập sâu sắc với những mặt tiêu cực của nó. Gia đình không còn đóng vai trò quan trọng là tế bào của xã hội, nơi nuôi dưỡng tốt những chủ nhân đất nước, thay vào đó, gia đình lại hiện lên như một nơi đen tối, một chốn khó đi về, bạo lực gia đình, các cá nhân không còn tình cảm với nhau, quan tâm nhau chỉ như trách nhiệm, gánh nặng của nhau. Trong câu chuyện này, người đọc dễ dàng hình dung ra gia đình Bối, Ân, Bắ Đỏ, SanẦlà những gia đình như thế. Bằng những lần Bắ Đỏ (Phụng) nghe điện thoại từ gia đình, những câu trả lời nhập nhằng đã cho người đọc hình dung ra một gia đình không còn là nơi chốn đi về của một thành viên, càng không làm trọn nghĩa của hai từ gia đình trong thực tại: ỘAnh vẫn ở đây, ảnh nói ba mẹ lo sao không đi theo, gọi điện thoại vầy giúp ắch được gì ngoài chuyện biết được con cái còn thở hay không. Sao lúc nào cũng để ra ngoài tầm tay rồi mới vớiỢ [47; 155]; Hay: Ộ - Đổ thêm tiền vô tài khoản thẻ cho con nhá. Đi chơi chứ đâu. Chưa chán chưa về. Không cho thì tôi xin bọn đàn ông vậyỢ [47; 195].
Ngoài ra, những tư liệu về vấn đề thời sự nóng bỏng đang diễn ra trong cuộc sống cũng được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng một cách thông minh, triệt để, góp phần lôi cuốn người đọc, khẳng định tắnh chất hiện thực, thật, thời sự của tiểu thuyết Sông.
Những vấn đề về thiên tai: ỘỞ vài mái nhà sắp chìm lút, những cánh tay đen đúa thò khỏi mớ ngói vẫy vẫy. Trên cái đệm cao su rách rã trôi qua có một em bé chừng hai tuổi nằm như ngủ, nước săm sắp đến vành taiỢ [47; 211]. Những lần chị Ánh hòa nhập vào thực tế để viết bài cũng chứng minh cho một hiện thực bất cập đang diễn ra: ỘÁnh thắch trà trộn vào thiên hạ sống nhiều đời sống khác. Chị làm công nhân giày da để trả lời câu hỏi tại sao những đứa trẻ sơ sinh bị kiến ăn ở bãi rác gần khu công nghiệp ngày càng nhiều, chị xin rửa chén trong nhà hàng chuyên thịt động vật có tên trong sách đỏ, để chứng minh bọn ăn chúng phần lớn là quan chứcỢ [47; 64]. Thậm chắ, tình mẫu tử thiêng liêng lâu nay cũng bị bỏ qua, con cái chịu tội vì lỗi lầm của cha mẹ: ỘĐứa con với mối tình đầu chị đã bỏ lại ở thùng rác một bác sĩ phụ sản huyện vì Ộanh là học trò, đã kịp chuẩn bị gì đâu..Ợ; Hay Ộđứa con với nhà thơ Hạc Trầm mà chị đã hủy hoại trong một cơn ghen tuông, hay là đứa con với vài ba người đàn ông khác chị đã từng