6. Cấu trúc khóa luận
3.1.1.1. Không gian hiện thực
Không gian hiện thực là không gian lớn nhất mà ở đó câu chuyện xảy ra. Không gian hiện thực là môi trường của hành động nhân vật, một địa điểm có tên riêng hay không có tên riêng trong đó có cả thiên nhiên, xã hội, con người. Nó là điều kiện cần thiết cho mọi sự kiện, mọi hoạt động, mọi phạm vi thế giới không thể thiếu. Trong không gian hiện thực, có không gian hiện thực thiên nhiên, không gian hiện thực xã hội.
Hiện thực thiên nhiên bao gồm những hiện tượng như: trời đất, mây núi, cỏ cây, dòng sông, cánh đồng, con đườngẦtạo nên một khung cảnh rộng lớn, đa dạng, làm nền cho sự xuất hiện của nhân vật và các sự kiện có trong tác phẩm. Thiên nhiên một mặt gắn với nhân vật và hành động của nhân vật, mặt khác gắn với tâm trạng của người kể, tạo cảm hứng cho người kể và người đọc. Vì vậy mà thiên nhiên thường thắch hợp với những nhân vật lãng mạn, gắn với tâm hồn trầm buồn, sắc lạnh của người kể. Và yếu tố thiên nhiên cũng thường được các nhà văn sử dụng nhiều trong sáng tác của mình để thể hiện những tâm hồn nhạy cảm, mang nhiều tâm trạng.
Mỗi nhà văn tạo dựng trong tác phẩm của mình một hiện thực thiên nhiên khác nhau. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng còn nhớ đến dòng sông Hương thơ mộng trong
ỘAi đã dặt tên cho dòng sôngỢ của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là vẻ đẹp của
hiện thực thiên nhiên: ỘTừ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam Ờ đông bắc, phắa đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng nonẦỢ. (Ai đã đặt tên cho dòng sông) Hay trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân ta thấy bức tranh thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp toàn bắch, đó là hình ảnh của con sông Đà: ỘCon sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạoẦỢ (Người lái đò sông Đà). Thiên nhiên
trong các sáng tác của Võ Thị Xuân Hà lại là một thiên nhiên quay cuồng trong giông tố, thiên nhiên luôn khốc liệt và dữ dội báo hiệu một sự bất thường trong cuộc sống của con người (Trong nước giá lạnh). Thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư lại như dung hòa được nhiều sắc thái. Đó là một thiên nhiên rộng lớn mang đậm hơi thở, đặc trưng của núi rừng Nam Bộ, có lúc nó dữ dội đầy bắ hiểm, có lúc lại hiền hòa, thơ mộng mang nét đẹp giản dị, đơn sơ của một vùng thiên nhiên chưa được khám phá hết, có lúc thiên nhiên lại hiện ra chân thực khách quan như nó vốn có trong
cuộc sống thực, có ánh sáng, có bóng tối, có mặt trời, mặt trăng, có núi rừng ẩn hiện trong những màn sương, những đám mây và có dòng sông Di ẩn hiện đầy huyền bắẦThiên nhiên ấy luôn luôn theo sát con người một cách gần gũi, giao hòa. Thiên nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng và nó chắnh là những yếu tố làm nên sự hấp dẫn cho tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư.
Nhìn chung, trong toàn bộ tiểu thuyết Sông, người đọc dễ dàng cảm nhận không gian thiên nhiên bao trùm trong đó là không gian theo hành trình khám phá con sông Di của các nhân vật. Trước tiên, Nguyễn Ngọc Tư đã phơi lộ được tất cả vẻ đẹp hoang sơ, huyền bắ của thiên nhiên dọc theo sông Di mà cũng là thiên nhiên chung của vùng đất Nam Bộ. Những hình ảnh vừa hùng vĩ, vừa giản dị, thân thuộc mang đầy chất thơ và giao hoà với tâm hồn con người.
Bắt đầu của chuyến hành trình khám phá con sông Di, người đọc dễ nhận thấy sông Di không có gì đặc biệt: ỘSông chỉ là con rạch quanh quanh giữa những cồn cát, đôi bờ là những bãi bần. Nó không có vẻ ra đi, mà nhận biển vào lòng. Nước sông mặn quắt, nắng càng lâu thì nước biển sẽ thè cái lưỡi dài nhằng của nó liếm vào sông hàng mấy chục cây số. Bọn cậu mướn một chiếc ghe máy men từ cuối xóm ra tận cửa sông, nơi có thể nhìn được dòng nước phù sa đục ngầu trộn lẫn vào màu xanh của nước biểnỢ [47; 15]. Tác giả đã quan sát cụ thể, miêu tả đầy đủ, chân thực: ỘHai bên bờ rạch là những cây bần lớp quỳ lớp đứng thành chòm, thành rừng. Cây lá thưa, cành rời nên có mọc dày cũng không thấy chen chúc, vẫn thấy những khoảng trống. Dầm trong sình lầy, mỗi cây là một đìu hiu, họp lại làm rừng cũng là một rừng đìu hiuẦỢ [47; 15]. Những cây bần, cây đước là nét đặc trưng cho vùng đất miền Nam và trong những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, thiên nhiên này cũng không phải là ngoại lệ. Với lối miêu tả sắc sảo, những cây bần hiện lên Ộđìu hiuỢ, cô độc như những con người nơi đây, mặc dù đã họp lại thành cộng đồng nhưng cái đìu hiu dường như vẫn không thoát khỏi cuộc sống con người. Dòng sông Di như một bức hoạ được tạo bởi những nét vẽ mạnh bạo, kết hợp với nét vẽ mềm mại nhẹ nhàng tạo nên bức tranh vừa có sức mạnh sôi trào lại vừa hiền hoà thơ mộng. Cùng với nét vẽ như thế, thiên nhiên hiện lên cũng không kém phần hấp dẫn: ỘNgửa mặt thấy phắa trên những nhánh bần de ra lòng rạch là trăng chiều mỏng, gai gai lạnh. Như một cô con gái vừa qua cơn sốt, lả người tựa cửa sổ ngó ra sân nắngỢ [47; 15]. Qua sự so sánh hết sức bất ngờ của tác giả, người đọc như đang được chiêm ngưỡng một kiệt tác của tạo hoá ưu ái đã ban tặng cho núi
rừng miền Nam, thiên nhiên như một người thiếu nữ vừa trải qua bệnh tật nhìn ngắm nắng mai.
Thiên nhiên miền Nam dọc sông Di còn chứa đựng biết bao nhiêu vẻ đẹp kì thú toát ra từ chắnh tạo vật nơi núi rừng. Màu xanh bất tận của trời xanh, rừng xanh, nước trong xanh tạo nên một tấm thảm khổng lồ: ỘTrời trong veo như có thể vắt ra mấy chậu pha lêỢ [47; 69]. Những cảnh vật từ núi rừng, sông nước, cây cối,..ven dọc sông Di không có gì quá nổi bật, đặc sắc mà chỉ mang một nét gì đó kì bắ, khó nhận biết như chắnh con người nơi đây: ỘNhưng dòng sông lặng lẽ náu mình như những con sông bình thường khác, với những bờ bãi nhiều cây hoang dại, dây tơ hồng phủ vàng ruộm cả dọc dài, tiếng chim nước kêu một giọng hàng trăm năm. Đi mãi vẫn thấy nước chảy và nước chảyỢ [47; 81]. Không gian hiện thực thiên nhiên hiện ra hết sức vừa gần gũi, quen thuộc vừa xa lạ, mộng mị khó nắm bắt. Thiên nhiên thay đổi qua từng chặng đường, từng đoạn trải nghiệm của các nhân vật. Cái đẹp của thiên nhiên được tạo nên từ những điều giản dị, bình thường nhất và Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ ra một dòng sông Di như thế. Dù trong hoàn cảnh như thế nào nó cũng mang một nét mộc mạc vừa lạ vừa quen của một dòng sông Nam Bộ.
Cùng với không gian thiên nhiên lãng mạn, thơ mộng, gần gũi là không gian hoang sơ, dữ dội của thiên nhiên miền Nam hiện lên trong tiểu thuyết Sông. Bối cảnh hoang sơ hiện lên trước tiên chắnh là ở sự xa lạ, nơi chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về dòng sông Di: ỘVài cuốn sách khảo cứu, hơn trăm bài báo, một tập sưu tầm văn nghệ dân gian. Cậu vẫn chưa hình dung rõ ràng được dòng sông, thấy trong đầu mình có một dải sương mù ràng rịt lấy, giống như hình ảnh sông Di chụp từ vệ tinhỢ [47; 8]. Không gian phức tạp, địa hình hiểm trở bắt đầu hiện ra, một không gian có lẽ chỉ có ở núi rừng miền Nam với những hiểm trở, bắ ẩn chờ đợi sự khám phá: ỘSông phát nguyên từ dãy Thượng Sơn, sườn Đông Bắc của Puvan, xuôi về phắa Nam. Đây là dòng sông duy nhất chảy dọc theo đất nước, qua nhiều địa hình phức tạp, độ rộng hẹp cũng thay đổi bất ngờỢ [47; 8]. Thiên nhiên dọc sông Di hiện lên đặc sắc với đầy đủ những nét phức tạp của nó, từ dòng sông đến cảnh vật xung quanh. Bên cạnh sự nhẹ nhàng, giản dị, gần gũi thì cái dữ dội càng làm tăng lên nét đặc biệt, dấu ấn trong lòng mọi người. Đôi khi ở ngã Chắn là bối cảnh thiên nhiên kỳ lạ, không thể giải thắch được những nguy hiểm mà dòng sông đưa lại cho chắnh những sự vật, con người nơi đây: ỘCất điện thoại vào túi, cậu ngồi thừ lừ trong một ngôi nhà sàn ngó ra sông Di
làm những cơn mưa tháng bảy hắ hửng tưởng quyền năng ngăn trở của chúng có tác dụng. Mưa và nước sông trắng mịt mù khó mà phân định được, trời đất một màuỢ [47; 25]. Hay ở Trấn Biên, thiên nhiên cũng hiện ra dữ dội và hung dữ: ỘTrời cao, mây lúc lỉu chờ chắn tới. Sông Di băm bổ cuốn lá đến biên giới rồi ngập ngừng quay lại hướng Đông, bằng một đường cong ngoa ngoắt. Nhiều tàu bè bất ngờ bởi cú ngoặt quả quyết đã va vào đá, không gãy mũi thì cũng lật nhào. Dòng sông cứ ru ngủ bằng cái vẻ thong dong rồi bất ngờ đập vào mặt người ta bằng sự đỏng đảnh không lường được. Âm thanh nước ập vào vách đá như một tiếng cười hồ hởiỢ [47; 143]. Với ngôn ngữ khác lạ, giọng điệu đơn giản nhưng chân thực làm cho người đọc có thể thấy, đằng sau cái vẻ dịu dàng, nhẹ nhàng, gần gũi, quen thuộc chắnh là sự xa lạ, nguy hiểm, dữ dội, hoang sơ của thiên nhiên miền Nam.
Hình ảnh dòng sông Di gợi ta nhớ đến hình ảnh con sông Đà của Nguyễn Tuân, nhưng hình như ở đây nó dữ dội hơn và bắ hiểm hơn. Con sông Đà còn có ông lái đò chế ngự được, nhưng ở đây nó mãi là bắ mật đối với con người.
Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả thiên nhiên ở nhiều góc độ khác nhau: có khi nó được hiện lên một cách rõ ràng, có khi lại thấp thoáng ẩn dấu, có lúc lại giao hoà gắn kết, có lúc lại tồn tại độc lập với con người. Dù ở góc độ nào thì những trang viết của chị cũng khiến người đọc say mê chiêm ngưỡng. Những bức tranh thiên nhiên màu sắc tươi sáng như những nốt nhạc điểm xuyết cho cuộc sống của người dân Nam Bộ. Nó trở thành nguồn động lực giúp họ vượt lên những thử thách khắc nghiệt của núi rừng vươn lên xây dựng cuộc sống riêng cho mình.
Đối với không gian hiện thực xã hội trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư là không gian hẹp. Không gian xã hội thành thị và nông thôn đan xen hiện lên với hai gam màu đối lập nhau, tối và sáng, ngột ngạt và tù túng, u uất và tươi tắn sắc màu, rộn rã âm thanh.
Trước hết, hiện lên ở địa danh mà Ân và những người đống hành đặt chân lên là một không gian mền quê nghèo đói, thiếu thốn, cuộc sống tạm bợ. Đó là một xóm nghèo ven cửa sông, một: ỘXóm cồn nhà nào cũng thấp, phần lớn cất bằng vật liệu tạm bợ. Cả xóm như đang dợm bỏ điỢ [47; 16]. Xóm cồn hiện lên với một vẻ mờ nhạt, không để lại ấn tượng nhiều: ỘHàng rào ở xóm cồn được làm hờ hững. Chỉ là mấy bụi cây bông bụt lưa thưa, hoặc một rào mỏng bằng cây xương cá, hay dừng chắn bằng mấy nhánh cây khô queo quắtỢ [47; 16]. Không gian hiện lên thật ảm đạm và thiếu
thốn, khác xa với cuộc sống tấp nập chốn thị thành mà lâu nay Ân và những người bạn đường của mình vẫn quen thuộc: ỘĐường phố ở đây chỉ bằng ngõ hẻm ở Sài GònỢ [47; 19]. Luôn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, không chỉ hiện lên bởi cơ sở vật chất mà chắnh nếp nghĩ cũng đã khác. Ân nhận ra một điều: ỘCó cái gì đó hơi giống nhau ở cửa sông Di và những cửa sông mà cậu từng biết, là một bên sông có vẻ khá giả, sầm uất, bên kia thì hiu hắt, tách biệt, như ở một trời khác, đời khác, dù bên này ới bên kia ngheỢ [47; 19]. Không gian hai bên bờ sông đã có sự khác nhau nói gì đến những vùng đất khác nhau nữa, đây là một hiện thực mà Nguyễn Ngọc Tư luôn phơi bày không che dấu, làm cho người đọc thấy hiện thực cuộc sống hiện ra chân thực hơn.
Ở Trấn Biên, bọn cậu đã thấy một vùng đất thưa thớt, chợ cũng không đông. Mọi hoạt động ở đây dường như đều lặng lẽ, nhẹ nhàng không quá sôi động, xô bồ như ở thành phố. Khi đến Ể Uu: ỘĐó là một cái làng nhỏ chừng mười lăm nóc nhà, hai mươi hai cư dân, phần đông là nam giớiỢ [47; 146], cuộc sống ở đây diễn ra một cách kỳ lạ khi mà phần lớn phụ nữ đều đã bỏ đi, còn đàn ông trong làng thì sống dựa vào tượng Son. Ể Uu dần tàn lụi do những cuộc bỏ đi của những đứa con gái mới lớn, còn con trai thì sống bải hoải vì những nụ hôn với đá, với tượng Son mà không chịu làm ăn, không còn tha thiết gì với người: ỘÁnh mắt ấm áp nhất, yêu thương nhất đám đàn ông dành cho pho tượng ngọc rồiỢ [47; 148].
Ngoài những cảnh sinh hoạt mang tắnh chất tập thể cộng đồng, hiện thực xã hội còn bao gồm cả không gian gia đình bởi: Ộgia đình là tế bào của xã hộiỢ. Không gian gian đình còn được gọi là không gian nhân vật.
Theo giáo sư Trần Đình Sử: ỘCó thể xem không gian nghệ thuật như là một hệ thống mà không gian nhân vật như là một yếu tố. Nếu tác phẩm thường có các tiểu tiết không gian như: thành phố, vườn hoa, trang trại ngôi nhà, con đường...thì không gian nhân vật bao gồm sự cảm nhận không gian ấy như của mình hay xa lạ, có hay không có dấu ấn cá nhânỢ [47; 90]. Không gian gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng được miêu tả theo hai hướng: không gian ngột ngạt tù túng
và không gian gia đình yêu thương, hạnh phúc. Nhưng trong tiểu thuyết Sông, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn gia đình của các nhân vật đều mang tắnh chất trang bị, không làm hết vai trò của mình, chỉ là một không gian ngột ngạt, tù túng. Gia đình Ân cũng như vậy. Từ nhỏ Ân chỉ sống với mẹ, không có sự đùm bọc, tình thương của cha. Khi gặp cha: ỘCâu đầu tiên khi cha con gặp nhau là từ miệng cậu. Ụ móa
mày!Ợ [47; 88]. Đây không phải là giao tiếp thường ngày của người cha và con, nhưng do có khoảng cách mà Ân và cha mình đã như vậy. Hay trong gia đình ông Mai Triều, cuộc sống gia đình ông cũng không có gì được gọi là khá hơn. Khi ông bị bệnh không có ai chăm sóc, đến nỗi phải trốn viện, nhờ Ân đến đón như là một người không có gia đình, bởi vì: ỘCha con tôi chỉ gặp nhau ngoài quán cà phêỢ [47; 162]. Tình cảm gia đình đã không còn thiêng liêng như nó vốn có, đó chỉ còn là mang tắnh tên gọi chứ ý nghĩa thật sự của gia đình đã không còn tồn tại, các thành viên trong gia đình không còn tình cảm với nhau, chỉ xem nhau như người dưng nước lã.
Trong truyện ta còn bắt gặp gia đình của Bắ Đỏ, của chị San, của Bối cũng tương tự: ỘGiọng Bối nhuốm đầy than thở, tuồng như cuộc sống êm đềm, đầy đủ cũng là một thứ bất hạnh không thể cứu vãn. Không sóng gió, Bối lớn lên, muốn gì cũng có đòi gì cũng được. Cha mẹ Bối cùng với đứa em gái suốt ngày chỉ biết hùng hục học để kiếm danh vị. Một ngôi nhà có hai giáo sư và một tiến sĩ hoàn toàn không cãi cọ, chỉ là ắt nhìn mặt nhau như nhìn mặt sách. Bối cho đó là một cuộc sống giả tạo, một vở kịch tẻ nhạt hết sức nóiỢ [47; 80]. Còn rất nhiều những không gian tối tăm, ngột ngạt như