Giọng triết lý

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 68)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.2.3. Giọng triết lý

Giọng triết lý trong Sông không phải là thứ triết lý khô khan, cao siêu từ bên ngoài, mà ngược lại rất gần gũi, tự nhiên nhờ cách sử dụng từ ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày và sử dụng phương ngữ. Mặt khác giọng triết lý được đặt vào lời nói, suy nghĩ, độc thoại của nhân vật: ỘCậu hiểu vì sao cư dân ngã Chắn gọi sông là bà. Nắn nhịn và dịu dàng, khéo léo và có vẻ vô hại, nhưng đầy thù hận và hung hiểmỢ [47; 33]; ỘNó không phải loại giàu màu sắc và kịch tắnh cho phim ảnh đâu. Sông Di là dòng sông của những mảnh đời con con, loại này viết sách thì ngon phải biếtỢ [47; 62].

Giọng triết lý trong tiểu thuyết thực chất được bắt nguồn từ tâm trạng rối bời, đau xót, trầm tư của nhân vật trước cuộc đời. Nhờ triết lý mà nhân vật như được an ủi, được hóa giải phần nào những bế tắc, cùng quẫn, con người không trở nên bị lụy trước những nỗi đau, khó khăn, hay như là một lời giải đáp cho một thắc mắc nào đó. Đồng thời chúng ta dễ dàng nhận ra đó là những kết quả nhận được trong chuyến hành trình du khảo dòng sông mà cũng là du khảo lòng người: ỘSố phận con người ta cũng có khi do mấy thứ bâng quơ ra định đoạtỢ [47; 223]; ỘCậu bỗng nghĩ căm ghét nhau cũng là một liệu pháp chống lại nỗi buồn. Sông thì dài quá. Người ta cần có một thứ tình cảm mảnh liệt để biết rằng mình còn sốngỢ [47; 40]; Hay những câu nói về sông Di cũng mang tắnh chất triết lý, chiêm nghiệm: ỘĐạo nào cũng dõi theo sông này màỢ; ỘSông phải chảy đời của nó chứỢ [47; 127]. Giọng điệu triết lý nhờ vậy chắnh là một biểu hiện của sức sống bền bỉ, sự lạc quan, chịu đựng của con người.

Trong tiểu thuyết Sông cũng như trong những tác phẩm khác, chắnh giọng điệu mang tắnh triết lý, chiêm nghiệm của Nguyễn Ngọc Tư đã giúp nội dung tác phẩm có chiều sâu hơn. Ở đó, với việc sử dụng những lời nói, những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã lồng vào đó cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về mọi việc xung quanh. Những triết lý về cuộc sống, về con người đã tạo cho nội dung tiểu thuyết

mang màu sắc khám phá và chiêm nghiệm của chắnh tác giả. Giọng điệu triết lý được đan dệt từ lời nhân vật, phối hợp với những tâm tư, trải nghiệm ở nhà văn đã diễn tả được sự phức tạp của cuộc sống, của con người.

Sắc điệu triết lý toát lên khi tác giả đề cập đến những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, trên hành trình nhân vật khắc khoải đi tìm những giá trị đắch thực cùng những bày tỏ và nhận định khái quát của tác giả về con người, về cuộc đời. Với cách nói vắ von giàu suy ngẫm, chiêm nghiệm, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng cái nghịch dị để thể hiện sự hỗn tạp, trớ trêu của cuộc đời, góp phần giúp tác giả trải lòng mình đối với cuộc đời này.

Giọng điệu triết lý là một phần tạo nên thành công cho tác phẩm này. Chắnh nhờ giọng điệu này mà tác phẩm mang tắnh chất chiêm nghiệm hơn, phải chăng nó góp phần tạo nên sự kỳ bắ cho dòng sông Di, tâm hồn con người. Đó là những trải nghiệm của nhân vật mà cũng chắnh là của Nguyễn Ngọc Tư.

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)