Giọng dân dã, mộc mạc

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 65)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.2.1. Giọng dân dã, mộc mạc

Giọng điệu dân dã, mộc mạc trong tiểu thuyết Sông trước tiên được thể hiện trong những trang văn tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Đó là những trang viết về dòng sông như tâm trạng một con người: ỘDòng sông cứ ru ngủ bằng cái vẻ thong dong rồi bất ngờ đập vào mặt người ta bằng sự đỏng đảnh không lường được. Âm thanh nước ập vào vách đá như một tiếng cười hồ hởiỢ [47; 143]. Câu văn miêu tả dòng sông như một con người khó tắnh, mang tắnh cách đỏng đảnh, khó chiều. Đôi khi, dòng sông lại hiện ra với một vẻ e ấp, mệt mỏi: ỘNgửa mặt thấy phắa trên những nhánh bần de ra lòng rạch là trăng chiều mỏng, gai gai lạnh. Như một cô con gái vừa qua cơn sốt, lả người tựa cửa sổ ngó ra sân nắngỢ [47; 15]. ỘMột ngày không mưa, mây sai lúc lỉu treo từng chùm trắng như nước gạo, như bông gòn chắn câyỢ [47; 57]. Với chất giọng mang tắnh dân dã, mộc mạc, dòng sông và cảnh sắc thiên nhiên cứ hiện lên với một vẻ rất giản dị và thấm thắa tình người, chất người, với những niềm đau cũng như nỗi buồn riêng. Dòng sông Di cứ thênh thang chảy mãi từ ngôn ngữ rất riêng, rất trong trẻo, độc đáo và đa âm sắc của Nguyễn Ngọc Tư. Giọng điệu dân dã, mộc mạc này xuất hiện với tần số cao trong tiểu thuyết Sông, đôi khi lắng đọng ở những câu văn kể hòa trộn với tả: ỘNắng trên những triền núi chảy ròng xuống, khỏa lìm lịm trong thung lũng. Thè lưỡi ra có thể nếm được cái vị thanh thao của nắng. Cậu cũng muốn những vạt hoa cải vàng nuốt chửng lấy mình, dìm sâu tận đáyỢ [47; 23]. Câu văn có chất thơ, đó là khúc nhạc lòng thiên nhiên Nam Bộ dân dã, tự nhiên nhưng lại đầy vẻ quyến rũ vút lên từ những trang văn nồng nàn tình người.

Giọng điệu dân dã, mộc mạc này giúp Nguyễn Ngọc Tư trần thuật một cách dễ dàng với lời văn gần với văn nói, ở đó có sự mộc mạc, dung dị khi nói về cuộc sống

vất vả của người dân ven sông Di nói riêng và toàn Nam Bộ nói chung. Sự thiếu thốn về vật chất, sự khắc nghiệt của thiên nhiên được tác giả trải ra bằng chất giọng đặc sệt giọng quê Nam Bộ: ỘHàng rào ở xóm cồn được làm hờ hững chỉ là mấy bụi cây bông bụt lưa thưa, hoặc một rào mỏng bằng cây xương cá, hay dừng chắn bằng mấy nhánh cây khô queo quắtỢ [47; 16]; ỘMọi sự biến mất đã trở nên bình thường, họ thò đôi đũa ra để gắp thức ăn thì không thấy mâm cơm đâu nữa, họ với tay lấy áo mặc sau khi tắm xong thì nó không còn ở đó, họ đứng dậy rót rượu và cái ghế vẫn còn ấm hơi người lẳng lặng rơi xuống sông và người kia khi ngồi phịch vào khoảng không, cũng biến mấtỢ [47; 32]. Cảnh sắc sông Di tràn vào trong tác phẩm cứ gần gũi, tự nhiên như chắnh vùng đất ấy: ỘTrấn Biên nửa đầu tháng Chắn. Trời cao, mây lúc lỉu chờ chắn tới. Sông Di băm bổ cuốn lá đến biên giới rồi ngập ngừng quay lại hướng Đông, bằng một đường cong ngoa ngoắtỢ [47; 143]; Hay: ỘXu định kết thúc chuyến du khảo này ở Túi. Đoạn sông Di rộng nhất và ly kỳ nhất: khi chảy đến thị trấn Mù Khơi nó ôm cua qua một cái cù lao nhỏ và vòng trở lại thản nhiên cắt ngang chắnh mình. Thêm năm cây số nữa về phắa Nam, lòng sông bỗng mở rộng dị thường Ờ Nó phình to suôt mười tám cây số trước khi lại gầy như từ Đồng Nàng xuôi đến đâyỢ [47; 205].

Viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường gần gũi của người dân ven sông Di, Nguyễn Ngọc Tư đã chọn cho mình giọng điệu dân dã, mộc mạc cứ tự nhiên chảy ra từ vốn sống của nhà văn, gắn bó với mảnh đất Nam Bộ cùng với niềm đồng cảm, chia sẻ. Giọng mộc mạc, dân dã ấy xuất phát từ cảm hứng của nhà văn về cuộc sống, thiên nhiên và số phận những con người nghèo khổ. Giọng điệu ấy được chưng cất từ một độ đậm đặc của ngôn ngữ Nam Bộ, cũng như khẩu ngữ. Điều này góp phần tạo bối cảnh cho truyện đậm đặc chất Nam Bộ từ cảnh sắc thiên nhiên tới cuộc sống sinh hoạt và tạo cho Nguyễn Ngọc Tư một phong cách trần thuật độc đáo. Chắnh vì thế mà Nguyễn Ngọc Tư được gọi là nhà văn của miệt vườn Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)