Tương tác soliton

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tán sắc và biến điệu tần số đối với xung Secant – Hyperbolic trong thông tin quang sợi (Trang 68)

Trong một hệ thống truyền thông, chúng ta luôn mong muốn các xung gần nhau ở mức tối đa để tăng khả năng truyền tải dữ liệu của sợi. Nhưng sự chồng chéo của các soliton gần nhau có thể dẫn đến tương tác lẫn nhau và vì thế hiệu suất của hệ thống truyền dẫn soliton bị giảm đáng kể. Điều này đã được chỉ ra một cách độc lập bởi ba nhóm (Chu và Desem, 1983a; Blow và Doran, 1983; Gordon, 1983).

Karpman và Solov'ev (1981) lần đầu tiên đưa tương tác hai soliton trong nghiên cứu của họ về phương trình phi tuyến Schrodinger (NLS) bằng lý thuyết nhiễu loạn soliton đơn. Những nghiên cứu số học (Chu và Desem, 1983a) cho thấy sự tương tác soliton có thể dẫn đến việc giảm đáng kể tỷ lệ lan truyền khoảng mười

57

lần. Tại cùng một thời điểm, Blow và Doran (1983) cũng chỉ ra sự mất sợi cũng dẫn

đến gia tăng đáng kể các tương tác soliton. Gordon (1983) đưa ra nghiệm chính xác của hai soliton lan truyền (biên độ và vận tốc gần bằng nhau) và phân tích sự tương tác bằng cách lấy các phương trình tương đối của chuyển động củng cố thêm các kết quả của Karpman và Solov'ev (1981).

Một số lượng lớn các nghiên cứu được thực hiện để giảm các tương tác soliton. Ví dụ sử dụng xung Gauss đã được đề xuất (Chu và Desem, 1983b). Sự

tương tác trong trường hợp này được giảm xuống vì độ dốc của nó nhưng điều này

đòi hỏi các chi phí cao cho việc tạo ra dao động lớn hơn. Nó cũng đã được Hermansson và Yevick, 1983; Shiojiri và Fujii, 1985; Anderson và Lisak, 1986 chỉ

ra rằng một sự khác biệt pha của các soliton lân cận có thể dẫn đến giảm sự tương tác. Tương tác rời rạc của các soliton cũng đã được phân tích (Anderson và Lisak, 1985). Sự tán sắc bậc ba của sợi quang cũng có thể được sử dụng để làm giảm sự

tương tác lẫn nhau (Chu và Desem, 1985a; Chu và Desem, 1987b), nhưng nó đã

được chứng minh rằng điều này sẽ dẫn đến sự phá vỡ trạng thái biên của các soliton [6]-[7].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tán sắc và biến điệu tần số đối với xung Secant – Hyperbolic trong thông tin quang sợi (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)