Đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 (Trang 96)

Tiểu kết chương

3.2.2. Đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam

Quan hệ giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam thời kì 1954-1975 không chỉ ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc Việt Nam mà còn tác động trực tiếp tới cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam. Sự tác động này cũng có hai mặt: tích cực và hạn chế.

* Tích cực

Thứ nhất, những quan hệ này làm giảm bớt khó khăn về vật chất của lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam, góp phần đưa đến những thắng lợi từng bước cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Mặc dù giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1964, cả Liên Xô và Trung Quốc đều không ủng hộ chủ trương đấu tranh vũ trang thống nhất đất nước của Đảng Lao động Việt Nam ở miền Nam Việt Nam và

chỉ tập trung ủng hộ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc Việt Nam, tạo tấm gương tốt nhằm thu hút miền Nam Việt Nam, song nó cũng có những tác động gián tiếp tới cách mạng miền Nam. Bởi lẽ, chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam xác định: đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, biến miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Vì vậy, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc càng ổn định, phát triển mạnh thì hậu phương của cách mạng miền Nam càng vững. Khi cách mạng miền Nam lên cao, miền Bắc khẩn trương tổ chức động viên sức người, sức của nhằm chi viện nhanh chóng, kịp thời, liên tục đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền Nam trong các cuộc tiến công và nổi dậy. Công tác động viên lực lượng ở miền Bắc được thực hiện trên quy mô lớn nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh chiến đấu cho quân đội, đáp ứng yêu cầu bổ sung quân số cho chiến trường miền Nam. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai”, “vì miền Nam ruột thịt” nhân dân miền Bắc từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng, chi viện cao nhất cho đồng bào và chiến sĩ Miền Nam. Khẩu hiệu “Tay cày tay súng” với các phong trào thi đua như “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp, “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, “Cờ Ba Nhất” trong lực lượng vũ trang, “Hai tốt” trong trường học, “Thầy thuốc như mẹ hiền” trong ngành y tế, “Ba cải tiến” trong các cơ quan, “Ba đảm đang” trong phụ nữ, “Ba sẵn sàng” trong thanh niên…phát triển rộng khắp, trở thành cao trào. Như vậy, miền Bắc đã tạo cơ sở mới về chính trị, kinh tế, quốc phòng để chi viện lực lượng và vật chất cho miền Nam.

Từ sau năm 1964, mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng gắt, cùng với đó là sự kiện Vịnh Bắc Bộ do Mỹ dựng lên đã làm thay đổi quan điểm của cả hai nước về vấn đề Việt Nam. Liên Xô không còn đóng vai trò là quan sát viên trước cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam nữa mà đã bắt đầu có những động thái tích cực về vấn đề chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Liên Xô không muốn Trung Quốc độc quyền vị trí ảnh hưởng ở Việt Nam, đồng thời cũng muốn tăng cường vị thế của mình trong phong trào giải phóng dân tộc. Do đó, phía Liên Xô quyết định

tăng cường viện trợ cho Việt Nam. Trung Quốc cũng thay đổi quan điểm, ủng hộ miền Nam Việt Nam đấu tranh vũ trang thống nhất đất nước và hứa viện trợ cho Việt Nam. Như vậy, viện trợ là một trong những công cụ mà cả Liên Xô và Trung Quốc sử dụng để lôi kéo Việt Nam về phía mình, muốn nhân cuộc chiến này để phục vụ cho những mục đích đối nội và đối ngoại của mình và nhất là để hạn chế bớt ảnh hưởng của bên kia, giành lấy uy tín cao trong phong trào cách mạng thế giới. Chính vì vậy, khi một bên tăng viện trợ thì bên kia cũng lập tức tăng viện trợ, sự cạnh tranh giữa hai bên đem đến cho Việt Nam cơ hội nhận được nhiều viện trợ hơn từ cả hai phía. Rõ ràng những khoản viện trợ này là những sự giúp đỡ không hề nhỏ bé nếu như không nói rằng đó là sự giúp đỡ hết sức quan trọng. Chỉ nhìn từ phương diện quân sự mà nói, nếu như Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam một khối lượng lớn các vũ khí hạng nhẹ và đồ quân trang, quân dụng thì Liên Xô lại cung cấp cho ta những vũ khí hạng nặng như tên lửa phòng không, máy bay, xe tăng…Sức mạnh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, không chỉ đánh tan được những cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ mà còn có thể mở được những chiến dịch lớn, gây cho địch những tổn thất nghiêm trọng mà đỉnh cao là chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Nếu không có những sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc thì với sức mạnh vốn có Việt Nam khó có thể làm nên những chiến thắng thần kỳ như vậy. Việc Việt Nam buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Paris cũng một phần nhờ thế của Việt Nam trên chiến trường, Việt Nam giành được những thắng lợi từng bước trên chiến trường một phần cũng nhờ sự giúp đỡ rất to lớn và quý báu từ Liên Xô và Trung Quốc.

Thứ hai, quan hệ giữa các nước lớn làm gia tăng những bất lợi cho Mỹ khi tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam do phải đối đầu với cả Trung Quốc, Liên Xô và cả sự chống đối của Pháp.

Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ là các cường quốc đứng đầu hai phe đối địch suốt thời kì Chiến tranh Lạnh. Mục tiêu và chính sách đối ngoại của hai bên khác nhau về cơ bản. Mỗi bên đều ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng, ý thức hệ của mình. Song vẫn giữ nguyên tắc tránh đối đầu trực tiếp. Vì vậy, chiến tranh Việt

Nam trở thành nơi đọ sức, đối giữa hai phe CNTB và CNXH. Về cơ bản, Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Bằng chứng là Liên Xô, Trung Quốc là hai nước viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam trong thời kì 1954-1975. Vì vậy, trong suốt quá trình tham chiến ở Việt Nam, Mỹ phải đối phó với cả hai nước Liên Xô và Trung Quốc. Mỹ đứng trước vấn đề: làm sao để vừa thắng Việt Nam mà không gây căng thẳng, không để xảy ra quan hệ xấu với Liên Xô và Trung Quốc. Đây là điều vô cùng khó khăn trong công tác đối ngoại và đề ra chính sách của Mỹ khi tiến hành chiến tranh Việt Nam.

Không chỉ phải đối đầu với các cường quốc khác ý thức hệ, Mỹ còn phải lo đối phó với đồng minh của mình là Pháp, đặc biệt khi De Gaulle lên nắm chính quyền thi hành chính sách ngoại giao đối đầu với Mỹ nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ, vươn lên thế siêu cường, phá vỡ thế hai cực như hiện nay. Vì vậy, Pháp chủ trương nối lại quan hệ với Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, giành lại những ảnh hưởng đã bị mất ở Việt Nam mà Mỹ đã cướp mất. Trước các cuộc leo thang chiến tranh của Mỹ, Pháp đã vận động một số nước triệu tập lại Hội nghị Genève để đạt được một thỏa thuận quốc tế mở đường cho hòa bình nhưng không thành công. Những hành động này tuy không có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến cách mạng miền Nam nhưng nó làm cho Mỹ phần nào bị suy yếu, bộc lộ những rạn nứt trong phe đồng minh của Mỹ, từ đó, buộc Mỹ bị chi phối ở nhiều mặt, ảnh hưởng tới cuộc chiến tranh ở Việt Nam là điều tất yếu.

Thứ ba, quan hệ giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam thời kì 1954 – 1975 làm thay đổi tính chất, quy mô của cuộc chiến tranh. Sự can dự của các nước lớn trong vấn đề chiến tranh Việt Nam đã biến chiến tranh Việt Nam từ chỗ của riêng Việt Nam , là vấn đề của riêng Việt Nam và ba nước Đông Dương đã trở thành cuộc chiến tranh mang tính chất quốc tế, là một biểu hiện của Chiến tranh Lạnh, là cuộc xung đột giữa hai phe TBCN và XHCN. Việt Nam, Đông Dương trở thành tâm điểm của thế giới và gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Vấn đề chiến tranh Việt Nam được cả thế giới biết tới. Vì vậy, Việt Nam đã tranh

thủ tối đa sự ủng hộ của dư luận quốc tế và sự viện trợ về vật chất và tinh thần từ các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước XHCN, trong đó nhiều nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện giúp Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ.

* Tiêu cực, quan hệ giữa các nước lớn về vấn đề Việt Nam đã làm hạn chế thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thứ nhất, mâu thuẫn Xô – Trung đã gây khó khăn cho Việt Nam trong công tác đối ngoại và tranh thủ viện trợ từ hai nước. Mối mâu thuẫn này đã đẩy Việt Nam rơi vào thìh thế vô cùng khó xử. Trong khi Việt Nam muốn giữ vững quan hệ đoàn kết với cả Liên Xô và Trung Quốc (chủ trương của Đảng trong Nghị quyết trung ương 9 năm 1963) thì cả hai nước này lại muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình để đối chọi lại với nước còn lại. Trong lúc các chuyến viếng thăm của Liên Xô tới Việt Nam do Boris Ponomarev, Bí thư trung ương Đảng dẫn đầu vào tháng 1/1963 đều không ngoài mục đích lôi kéo, tranh thủ Việt Nam thì phía Trung Quốc lúc này cũng không ngừng gây sức ép viện trợ đối với Việt Nam và yêu cầu Việt Nam khước từ viện trợ từ phía Liên Xô nếu muốn Trung Quốc gia tăng sự chi viện cho chiến trường miền Nam [17;tr.42]. Rõ ràng, mối mâu thuẫn Xô – Trung đã đặt Việt Nam vào một tình thế vô cùng khó khăn, vừa phải dốc sức chống lại ách xâm lược của đế quốc Mỹ, vừa phải tìm cách để làm sao tránh bị lôi kéo theo phía này hay phía kia. Áp lực vì vậy càng thêm chồng chất đối với nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, mối mâu thuẫn Xô – Trung cũng khiến cho Trung Quốc hay Liên Xô đều không toàn tâm toàn ý giúp đỡ, viện trợ Việt Nam một cách vô tư. Mặt khác những bất đồng Xô – Trung bộc lộ công khai lúc bấy giờ đã đẩy Việt – Xô bước vào giai đoạn xấu nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Điều này tác động tiêu cực tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Thứ hai, sự điều chỉnh quan hệ giữa ba nước Mỹ, Xô, Trung trong cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỉ XX đã tác động đến sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô và cục diện chiến tranh Việt Nam giai đoạn cuối.

Như chúng ta thấy, cuối những năm 60 trở đi, Mỹ ngày càng sa lầy trong chiến tranh Việt Nam. Vì vậy, Mỹ buộc phải điều chỉnh quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc với hi vọng sẽ tạo được sức ép đối với Việt Nam để Mỹ thực hiện chiến lược “hòa bình trong danh dự”. Nixon cho rằng:

“Việc nối lại quan hệ với Trung Quốc và hòa dịu với Liên Xô là những phương pháp khả quan để đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh. Nếu Washington tiếp xúc với Moscow và Bắc Kinh thì ít nhất cũng làm Hà Nội thiếu tự tin. Còn trong trường hợp tốt nhất, nếu cả hai cường quốc cộng sản thấy cần quan tâm nhiều tới mối quan hệ với Mỹ, thì Hà Nội sẽ buộc phải thương lượng một giải pháp mà chúng ta có thể chấp nhận được” [62;tr.253].

Như vậy, Mỹ muốn biến Liên Xô, Trung Quốc thành lá bài trung gian gây sức ép ngoại giao với Việt Nam nhằm kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Trên tinh thần đó, Nixon đã tiến hành các chiến dịch đàm phán với Liên Xô tại Warszawa năm 1970, khuyến khích chiến dịch “ngoại giao bóng bàn” với Trung Quốc năm 1971, đồng thời cử Kissinger thực hiện những chuyến công du bí mật tới Moscow và Bắc Kinh để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm chính thức của Tổng thống Nixon tại các thủ đô này. Được sự nhất trí của Liên Xô, Trung Quốc, chuyến đi thăm của Nixon đến Trung Quốc và Liên Xô đã diễn ra vào tháng 2 và tháng 5 năm 1972. Cuộc gặp của hai nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô trong năm 1972 cũng như sự xích lại gần nhau giữa họ đã làm phức tạp thêm mối quan hệ Việt – Trung, Viêt – Xô trong thời điểm này. Mặc dù Trung Quốc và Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam nhưng rõ ràng động thái nêu trên trong năm 1972 về chính trị được coi là nhạy cảm. Nhất là từ sau cuộc gặp gỡ đó, một số thỏa thuận song phương Mỹ - Trung, Mỹ - Xô đã được thông qua mặc dù những thỏa thuận ấy trên thực tế gây bất lợi cho Việt Nam.

Đối với Trung Quốc, trước đấy, họ đã không đồng tình với chiến dịch Mậu Thân của Việt Nam (vì việc cuộc tiến công diễn ra ngay tại những đô thị lớn ở miền Nam đi ngược lại chiến lược của Trung Quốc là lấy nông thôn bao vây thành thị),

và sau đó là tiến trình đàm phán hòa bình Paris (mà theo Trung Quốc là một dạng của “cùng tồn tại hòa bình”. Thêm vào đó, mối mâu thuẫn và sự cạnh tranh ngày càng lớn với Liên Xô cũng như nhu cầu tận dụng tiềm lực khoa học kĩ thuật phương Tây để phát triển đất nước càng khiến Trung Quốc ngả dần sang thỏa hiệp với Mỹ. Bởi vậy, những thỏa thuận Mỹ - Trung trong Thông cáo Thượng Hải mà hai bên kí kết tại cuộc gặp gỡ tháng 2/1972 không phải là một hành động bất ngờ. Đặc biệt, trong cuộc gặp quan trọng này, Trung Quốc đã dùng vấn đề Đài Loan, vấn đề Việt Nam để đạt được thỏa thuận: Mỹ chính thức công nhận CHNDTH, Trung Quốc trở thành một trong 5 thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Theo đó Trung Quốc phải tác động tới lập trường của Việt Nam trên bàn đàm phán Paris, ép Hà Nội đi vào một giải pháp thỏa hiệp có lợi cho Mỹ.

Đối với Liên Xô cũng vậy, sự thỏa hiệp Xô – Mỹ tháng 5/972 thực chất là sự trao đổi, ngả giá giữa hai bên cho dù sự trao đổi đó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ịch của nước thứ ba là Việt Nam. Để đổi lại là việc kí Hiệp ước ABM và sẵn sàng tiến tới Hội nghị Thượng đỉnh Xô – Mỹ, Mỹ cũng yêu cầu Liên Xô gây sức ép với Việt Nam để Việt Nam chấp nhận “giải pháp hòa bình” có lợi cho Mỹ như cái cách mà Mỹ đã làm với Trung Quốc. Vì vậy, sau những chuyến đi của Tổng thống Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô, Trung Quốc đã lần lượt đến Hà Nội để “chia sẻ quan điểm” của Mỹ với Việt Nam. Như vậy, ý đồ của Mỹ đã bước đầu thành công.

Trước những hành động tăng cường ném bom, đánh phá miền Bắc Việt Nam của đế quốc Mỹ, cả Liên Xô và Trung Quốc đều phản ứng hết sức yếu ớt, chỉ dừng lại ở những tuyên bố lên án sự leo thang chiến tranh mà không có hành động thiết thực nào khác [57;tr.23]. Đến khi cuộc tấn công năm 1972 của VNDCCH diễn ra, Việt Nam cũng không hề nhận được sự ủng hộ nào từ hai đồng minh chủ chốt là Liên Xô và Trung Quốc. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo VNDCCH bấy giờ vẫn quyết tâm phát động một chiến dịch quy mô nhằm đánh bại triệt để chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, giành lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris.

Sau khi Hiệp định Paris được kí kết, Trung Quốc còn tiếp tục tìm cách ngăn cản Việt Nam tiến hành giải phóng hoàn toàn, thống nhất đất nước. Trong cuộc hội

Một phần của tài liệu Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w