VIỆT NAM THỜI KÌ 1954 – 1975 3.1 Đặc điểm

Một phần của tài liệu Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 (Trang 79)

Tiểu kết chương

VIỆT NAM THỜI KÌ 1954 – 1975 3.1 Đặc điểm

3.1. Đặc điểm

Nhìn tổng thể, cục diện thế giới từ giữa thập kỉ 50, tuy có xuất hiện trạng thái hòa hoãn bộ phận nhưng về cơ bản vẫn là cục diện đấu tranh quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị - xã hội trong môi trường chiến tranh lạnh. Biểu hiện của sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị - xã hội là cuộc chạy đua trên tất các các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng giữa hai phe XHCN và TBCN mà đại diện là hai cực Xô – Mỹ. Có thể nói sự đối đầu này không xảy ra các cuộc xung đột nổ súng tại các nước lớn nhưng nó diễn ra ở một số nơi, một số nước nhỏ là đồng minh của hai nước lớn này. Nó được gọi là các cuộc chiến tranh cục bộ. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Ả-rập – Ixaren, chiến tranh Việt Nam…trong đó, ác liệt, dài ngày nhất phải kể đến chiến tranh Việt Nam (mức độ chỉ kém hai cuộc đại chiến thế giới). Vấn đề Việt Nam trở thành tâm điểm, điểm nóng được nhiều nước trong khu vực và thế giới quan tâm do Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng và tính chất triệt để chống chủ nghĩa đế quốc của cách mạng Việt Nam. Vì vậy Việt Nam là nơi đọ sức giữa các nước lớn với nhau và trở thành con bài chính trị mặc cả trong quan hệ giữa các nước lớn.

Trong khi đó, tình hình thế giới có những diễn biến mới. Các nước XHCN trên thế giới phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, tương quan lực lượng trên phạm vi toàn cầu và xu thế phát triển có lợi cho các lực lượng dân chủ, hòa bình và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế xuất hiện những khủng hoảng về đường lối; trong nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng xuất hiện sự bất đồng, giữa Liên Xô và Trung Quốc đã nảy sinh mâu thuẫn.

Mỹ thiết lập các liên minh quân sự tiếp tục đẩy mạnh phong tỏa ảnh hưởng của CNXH, chống phá phong trào giải phóng dân tộc. Ngày 1/9/1954, Mỹ lôi kéo Ôxtrâylia, Niu Dilân lập khối quân sự Nam Thái Bình Dương (ANZUS). Ngày 8-9-

1954, khối quân sự SEATO được thành lập. Đông Nam Á trở thành khu vực chiến lược trong việc tranh chấp thuộc địa giữa Mỹ với các đồng minh phương Tây. Theo thuyết Đôminô, Tổng thống Mỹ Eisenhower cho rằng nếu mất Đông Dương thì sẽ mất Đông Nam Á.

Mỹ đặt Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dưới “ô bảo hộ” của SEATO, và thực hiện chia rẽ các nước châu Á, Đông Nam Á. Với Việt Nam, Mỹ khẳng định quyết tâm can thiệp vào Việt Nam. Đối với Lào và Campuchia, Mỹ dùng chiêu bài viện trợ quân sự, kinh tế để mua chuộc, mặt khác tìm cách chia rẽ nội bộ các nước.

Trước các hành động của Mỹ, thực dân Anh đứng về phía Mỹ trong việc xóa bỏ Hiệp định Genève. Thực dân Pháp, vì bị Mỹ chèn ép buộc phải từ bỏ quyền lợi ở Đông Dương nên thực hiện chính sách thoát dần sự phụ thuộc Mỹ.

Quan hệ Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam sau Hiệp định Genève có những diễn biến mới.

Như vậy, sau Hiệp định Genève, quan hệ quốc tế trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam có sự thay đổi và mang một số những đặc điểm riêng. Từ sự phân tích ở chương II, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của quan hệ giữa các nước lớn về việc giải quyết vấn đề Việt Nam như sau:

Thứ nhất, quan hệ giữa các nước lớn thời kì 1954 – 1975 diễn ra phức tạp - vừa mâu thuẫn, xung đột, lại vừa hòa hoãn, hợp tác.

Sự phức tạp ở đây được thể hiện ở chỗ quan hệ giữa các nước lớn thường xuyên có sự thay đổi: khi thì là đồng minh của nhau, khi lại là kẻ thù của nhau. Đồng minh hay đối đầu không có khái niệm tồn tại vĩnh viễn ở các quốc gia. Như chúng ta thấy trong Hội nghị Genève và sau này là việc thi hành Hiệp định Genève, giữa Trung Quốc và Liên Xô có sự đồng thuận khá cao. Cả hai đều muốn giải quyết vấn đề Việt Nam theo kiểu Triều Tiên, giữ nguyên hiện trạng hai miền Nam, Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17, thi hành Hiệp định, tránh đấu tranh vũ trang ở miền Nam để tiến hành thống nhất đất nước. Vì vậy, trong thời gian đầu sau năm 1954, Trung Quốc và Liên Xô có quan hệ rất tốt đẹp. Cả hai cùng giúp đỡ miền Bắc Việt Nam khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế, lấy đó làm gương để

miền Nam noi theo. Hai nước kí kết với nhau nhiều hiệp ước hữu nghị đồng minh và tương trợ Xô – Trung. Theo đó Trung Quốc đã nhận được rất nhiều những ưu đãi viện trợ từ phía Liên Xô để khôi phục, phát triển kinh tế đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ sau khi Stalin mất, với việc Khrushchev lên nắm vị trí hàng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô, thực hiện đường lối hòa hoãn với phương Tây và với việc Mao Trạch Đông ngày càng đẩy mạnh việc thực hiện chủ nghĩa bành trướng, bá quyền đại dân tộc Trung Quốc, liên minh Xô – Trung bộc lộ nhiều mâu thuẫn, nhất là về đường lối, dần dần trở lên lỏng lẻo để rồi cuối cùng trở thành chống đối, kẻ thù của nhau từ thập kỉ 60 trở đi. Trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam, giữa hai nước cũng luôn luôn có sự bất đồng. Từ năm 1960 trở đi, Trung Quốc tán thành quan điểm đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam để thống nhất đất nước nhưng phải “trường kì kháng chiến, chờ thời cơ” và ra sức ủng hộ Việt Nam xây dựng vững chắc hậu phương miền Bắc, bắt đầu có những động thái chi viện cho miền Nam. Trong khi đó, Liên Xô vẫn tỏ ra hờ hững đối với vấn đề Việt Nam. Bởi trọng tâm chiến lược của Liên Xô lúc này là ở chiến trường Châu Âu không phải châu Á. Liên Xô muốn giữ nguyên trạng châu Âu. Để làm được điều đó, Liên Xô phải hòa hoãn với Mỹ, tránh đụng đầu với Mỹ ở nơi mà xa tầm chiến lược với mình. Vì vậy, Liên Xô vẫn chỉ ủng hộ miền Bắc Việt Nam đi lên xây dựng CNXH mà không đả động tới vấn đề Nam Việt Nam. Trước năm 1964, Liên Xô chỉ đóng vai trò là một quan sát viên về vấn đề Việt Nam. Khi Liên Xô nhận thấy tầm quan trọng vị trí chiến lược của Việt Nam thì Việt Nam trở thành con bài chính trị để Trung Quốc và Liên Xô lôi kéo. Cả hai ra sức chi viện cho Việt Nam nhưng đều tỏ thái độ muốn Việt Nam ngả hẳn về bên mình. Khi Liên Xô ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để Việt Nam đi vào đàm phán với Mỹ bắt đầu từ năm 1968 thì Trung Quốc lại không tán thành và cho rằng “chưa đến lúc” và gây sức ép đối với Việt Nam. Nhưng khi Việt Nam chưa chuẩn bị cho việc đàm phán kí kết thì Trung Quốc lại thúc ép Việt Nam đàm phán theo điều kiện mà Mỹ đưa ra. Phía Liên Xô thì khác, họ muốn Việt Nam nhanh chóng kết thúc chiến tranh, đi vào đàm phán nhưng không gây bất kì sức ép nào với phía ta, tôn trọng quyền tự chủ độc lập của ta. Khi

Liên Xô ủng hộ Việt Nam đi lên thống nhất đất nước thì Trung Quốc thực hiện nhiều hành động khiêu khích chống đối Việt Nam, ngăn cản quá trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Như vậy, sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc không những không giảm đi mà còn ngày càng gay gắt, thể hiện sự chia rẽ trong hệ thống XHCN, tạo điều kiện cho phe TBCN lợi dụng, khoét sâu mâu thuẫn.

Về phía Mỹ, Anh, Pháp vốn là đồng minh của nhau trên mặt trận chống CNXH nhưng không phải vì thế mà không xảy ra mâu thuẫn. Từ giữa những năm 50, so sánh tương quan lực lượng giữa các nước phương Tây có sự thay đổi. Mỹ tuy vẫn là nước đứng đầu về kinh tế, tài chính, quân sự trong hệ thống TBCN nhưng dần dần không còn chiếm ưu thế tuyệt đối nữa. Khoảng cách giữa Mỹ với Tây Âu, Nhật Bản ngày càng thu hẹp. Xu hướng ly tâm, thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ ngày càng phát triển. Đặc biệt là sự tấn công của chủ nghĩa De Gaulle, kể từ khi De Gaulle trở lại chính trường Pháp với chức vụ Tổng thống và thiết lập nền cộng hòa thứ V (6/10/1958). Tư tưởng đối ngoại cơ bản của De Gaulle là muốn đem lại cho nước Pháp một vai trò chủ chốt trên chính trường quốc tế, biến châu Âu thành của người châu Âu và xây dựng quan hệ Pháp – Đức thành trục chỉ đạo, chi phối đời sống Tây Âu. Điều đó có nghĩa là Pháp phải có thái độ độc lập trước Mỹ và đấu tranh để ngăn chặn ảnh hưởng bao trùm, vai trò chủ soái của Mỹ trong cục diện chính trị châu Âu. Do đó, vấn đề Việt Nam giữa Pháp và Mỹ cũng có sự bất đồng. Để giành lại những ảnh hưởng của Pháp ở khu vực Đông Dương mà Pháp đã bị Mỹ cướp lấy, Pháp tăng cường quan hệ với Việt Nam, ra sức phản đối cuộc chiến của Mỹ ở Đông Dương. Pháp muốn Việt Nam được “trung lập hóa” nghĩa là Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, hoàn toàn chấm dứt mọi hình thức can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Đông Dương, và bước tiếp theo là tiến tới thống nhất đất nước theo một chế độ có tính đại diện không phụ thuộc vào nước ngoài.

Trung Quốc và Mỹ vốn có quan hệ thù địch với nhau. Trung Quốc luôn coi Mỹ là kẻ thù không đội trời chung. Mỹ luôn coi Trung Quốc là mục tiêu quan trọng ở châu Á nhằm ngăn chặn sự “lan tràn của chủ nghĩa cộng sản” ra khu vực này. Do đó, Mỹ thực hiện bao vây cấm vận Trung Quốc trong nhiều năm. Tuy nhiên, Trung

Quốc không hề phản đối Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam thậm chí còn bật đèn xanh cho Mỹ nhảy vào Việt Nam. Thực chất ý đồ của Trung Quốc là nhằm làm suy yếu cả Việt Nam và Mỹ hòng nắm chọn Việt Nam – bàn đạp để tiến xuống Đông Nam Á. Khi Mỹ sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc gặp phải những khó khăn lớn sau khi tiến hành cuộc “ Đại cách mạng Văn hóa” thì cả hai lại lợi dụng vấn đề Việt Nam để đi đến hòa hoãn. Lấy vấn đề Việt Nam ra để mặc cả, thương lượng. Biểu hiện của sự hòa hoãn đó là tuyên bố Thông cáo Thượng Hải năm 1972 giữa Mỹ và Trung Quốc.

Liên Xô và Mỹ là hai cực của hai hệ thống chính trị đối lập nhau, tiến hành mọi hành động trên mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng…để chống đối nhau. Thể hiện tiêu biểu cho sự đối lập đó là cuộc đối đầu Đông – Tây diễn ra quyết liệt, trong đó có cuộc chạy đua vũ trang là thể hiện sâu sắc, rõ nét nhất. Kết quả của cuộc chạy đua vũ trang là làm cho cả hai cường quốc bị kiệt sức về kinh tế, Mỹ bị tụt hậu so với các nước đồng minh phương Tây trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù sự đối đầu đó diễn ra vô cùng gay go, ác liệt nhưng cả hai nước đều có xu hướng hòa hoãn, tránh đối đầu trực tiếp bằng quân sự trên chiến trường chính châu Âu. Chỉ xảy ra một số cuộc chiến tranh cục bộ rải rác ở khắp các châu lục, nhưng tập trung ở hai điểm nóng Trung Đông và Đông Nam Á. Nhưng cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất là chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên và chiến tranh giữa A-rập và Ixaren, trong đó chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất, tốn kém nhất, dài ngày nhất. Ngay trong cuộc chiến tranh Việt Nam ác liệt như vậy, cả hai nước đều rè chừng, xem động thái của nhau để thi hành những bước tiếp theo, tránh đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh cao gây ra cuộc chiến tranh trực tiếp. Chính điều này lí giải tại sao Liên Xô thi hành chính sách hòa hoãn với Mỹ, muốn duy trì nguyên trạng hai miền NamViệt Nam để xoa dịu tình hình ở châu Âu, giữ châu Âu – vùng ảnh hưởng trực tiếp của Liên Xô được nguyên hiện trạng. Và Mỹ luôn lợi dụng vấn đề này để gây sức ép với Liên Xô giải quyết vấn đề Việt Nam theo chiều hướng Mỹ đưa ra, muốn Liên Xô là trung gian trong các cuộc đàm phán với Việt Nam. Khi chiến tranh Việt Nam ngày càng ác liệt, Liên Xô vừa ủng hộ Việt Nam kháng chiến

nhưng đồng thời cũng tạo mọi điều kiện để Việt Nam và Mỹ đi đến đàm phán, nhanh chóng kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hòa bình. Tình hình căng thẳng trên trường quốc tế giảm bớt, vai trò ảnh hưởng của Liên Xô trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng được nâng cao.

Như vậy có thể thấy, quan hệ giữa các nước lớn thường xuyên có sự thay đổi phức tạp, vừa mâu thuẫn xung đột, lại vừa hòa hoãn. Vừa là đồng minh nhưng đồng thời vừa là đối thủ, tùy vào từng giai đoạn, và ý đồ chiến lược của từng nước. Việt Nam trở thành nơi biểu hiện cụ thể nhất của các mối quan hệ đó.

Thứ hai, quan hệ giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam được quyết định bởi yếu tố lợi ích quốc gia dân tộc là chủ yếu, yếu tố ý thức hệ trở thành thứ yếu.

Như trên đã phân tích, quan hệ giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam thường xuyên có sự thay đổi. Quan hệ đó có khi là hợp tác, cũng có khi đối đầu tùy từng thời điểm khác nhau. Vậy tại sao lại có sự thay đổi và khác nhau như vậy? Đang là bạn thì trở thành kẻ thù? Đang là kẻ thù lại trở thành đối tác? Tất cả những câu hỏi đó chỉ có thể được lý giải bằng một cụm từ duy nhất đó là vì “lợi ích quốc gia dân tộc”. Nếu như trước kia, yếu tố ý thức hệ chính trị luôn được chú ý, coi trọng đặt lên hàng đầu thì từ cuối thập kỉ 50, yếu tố ý thức hệ ngày càng trở nên mờ nhạt.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới hình thành hai phe đối lập nhau về ý thức hệ. Liên Xô và Mỹ, một là nước XHCN lớn nhất, một là nước tư bản chủ nghĩa lớn nhất. Chịu sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ, hai nước dựa vào tiến triển của chiến tranh thế giới thứ hai và cục diện sau chiến tranh thế giới để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân, ở những khu vực mà khả năng cho phép, đều xây dựng và duy trì nguyên chế độ giống như mình.

Liên Xô ra sức giúp đỡ các nước Đông Âu giành độc lập, thành lập chính quyền. Việc tái thiết, cải cách ruộng đất, xây dựng và củng cố chính quyền của từng nước dân chủ nhân dân Đông Âu đều nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô. Sự giúp đỡ này đương nhiên, trên một mức độ rất lớn là tính đến đến lợi ích dân tộc

của bản thân, nhưng không loại trừ trong đó có động cơ của chủ nghĩa quốc tế vô sản. Với Trung Quốc cũng vậy, Liên Xô giúp đỡ lớn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc đấu tranh với Quốc dân Đảng. Khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thiết lập, hai nước cũng tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ này trong những năm đầu diễn ra rất tốt đẹp, nhiều hiệp ước hữu nghị giữa hai Đảng được kí kết. Trung Quốc nhận được nhiều ưu đãi, viện trợ từ phía Liên Xô khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, đi lên xây dựng CNXH. Mục đích của Liên Xô là mở rộng phạm vi của hệ thống XHCN, lúc này lợi ích nhóm vẫn được đặt lên hàng đầu. Trung Quốc đang trong thời kì khó khăn sau chiến tranh nên tranh thủ sự

Một phần của tài liệu Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w