Quan điểm của Anh

Một phần của tài liệu Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 (Trang 33)

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Anh là nước có nền kinh tế rất mạnh, nhưng vào những năm đầu sau chiến tranh không còn giữ được vai trò quốc tế của mình như trước nữa. Hệ thống thuộc địa của Anh bị tan rã không cứu vãn được. Mặc dù Anh còn giữ được mức sản xuất công nghiệp trước chiến tranh, nhưng nền kinh tế tài chính bị khủng hoảng nghiêm trọng. Vì vậy, họ giống như các nước Tây Âu lúc đó cần phải nhận viện trợ từ phía Mỹ qua kế hoạch phục hưng châu Âu”.

Đối với Anh, họ có quan niệm giống như Pháp, vì vào thời điểm này (1945) chính họ cũng muốn phục hồi quyền lực của họ tại các thuộc địa ở Á châu như Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, Singgapo, Hồng Kông, v.v…Họ sợ rằng nếu để Việt Nam được độc lập, thì các thuộc địa này của họ ở châu Á cũng sẽ theo gương Việt Nam vùng lên đòi độc lập, đe dọa nghiêm trọng tới quyền lợi của Anh. Vì vậy Anh ủng

hộ Pháp trong cuộc tái chiếm Đông Dương và ngấm ngầm giúp đỡ Pháp tái chiếm Đông Dương dựa vào vai trò là người giải giáp quân đội Nhật ở Nam vĩ tuyến 16. Đó chính là ý đồ của Anh. Trong khi đó vấn đề lo duy trì quyền lợi của mình ở Hồng Kông và Trung Hoa lục địa cũng được Anh khá quan tâm trong giai đoạn này nên Anh đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngay từ 6/1/1950. Tuy nhiên, 4 năm sau quy chế đại diện Anh tại Trung Quốc vẫn chưa được quy định. Xa hơn nữa, lợi ích của Anh còn là vấn đề “Khối thịnh vượng chung” ở châu Á.

Vì vậy, mục tiêu của Anh trong Hội nghị Genève là ra sức ủng hộ Pháp trong khả năng có thể nhằm ngăn chặn âm mưu mở rộng tầm ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực Viễn Đông. Việc Anh chấp nhận Trung Quốc tham dự Hội nghị xuất phát từ lo ngại trong việc duy trì quyền lợi của Anh tại Hồng Kông, Trung Quốc lục địa và xa hơn nữa là “Khối thịnh vượng chung” châu Á. Anh nhận thấy đó là phương thức cần thiết để làm dịu tình hình Viễn Đông, bảo vệ lợi ích của mình trong vùng này và giúp Anh tập trung sức mạnh để đối phó các phong trào cộng sản tại các nước thuộc địa châu Á.

Tuy nhiên, trong trật tự thế giới hai cực và khuôn khổ của cuộc Chiến tranh lạnh, một trong những nền tảng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Anh là liên minh và phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ trong nhiều vấn đề: mục tiêu chống CNXH, chống phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chạy đua vũ trang, gây tình hình thế giới căng thẳng. Anh tích cực tham gia kế hoạch Macsan, khối quân sự NATO, SEATO,… Mặc dù bị Mỹ chèn ép về quyền lợi ở Trung Đông, châu Á nhưng lợi ích chiến lược của Anh về cơ bản gắn liền với lợi ích của Mỹ nên Anh luôn đứng về phía Mỹ trong mọi hành động, trong đó có việc ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương, tham gia chiến tranh Triều Tiên.

Một phần của tài liệu Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w