Quan điểm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 (Trang 34)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ở Trung Quốc tồn tại hai Đảng: Trung Hoa dân quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai (tính trước năm 1949), Đảng Cộng Sản Trung Quốc còn chưa

nắm được chính quyền và đang phải chiến đấu sống còn với lực lượng của Tưởng Giới Thạch cho nên quan điểm của Trung Quốc được thể hiện qua hai thời kì: thời kì chính phủ Trung Hoa dân quốc và thời kì Chính phủ CHDCND Trung Hoa.

Theo Hội nghị Potsdam, quân Trung Hoa dân quốc được giao cho trọng trách giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương trong phạm vi phía Bắc vĩ tuyến 16, chính phủ Trùng Khánh quyết định nhân cơ hội này ngăn chặn Pháp tái chiếm thuộc địa cũ và giúp cho các nước Đông Dương trở thành những quốc gia độc lập thân Trung Hoa chống cộng sản. Lúc đó, mối quan tâm lớn nhất của chính quyền Tưởng Giới Thạch ngoài cuộc đấu tranh chống Nhật là nguy cơ cộng sản Trung Quốc. Bởi thế, Tưởng Giới Thạch muốn lấy cảm tình của các nước Đông Dương để được yên tâm về biên giới phía Nam. Tuy nhiên, sau khi được Pháp điều đình với ý định trả lại cho Trung Hoa các nhượng địa và sẵn sàng dành cho một số đặc quyền kinh tế ở Việt Nam thì chính phủ Trùng Khánh lập tức đồng ý để cho Pháp trở lại Đông Dương. Ngoài ra, Tưởng Giới Thạch lúc này cũng nghĩ rằng sự hiện diện của Pháp ở vùng này, với sự giúp đỡ của Anh và Mỹ, có thể giúp Trung Hoa ngăn chặn được sự đe dọa của cộng sản.

Với dã tâm chống phá cách mạng Việt Nam và thành lập một chính quyền tay sai chống cộng ở Việt Nam, khi kéo quân vào Việt Nam, quân Trung Hoa lúc đầu không thừa nhận Chính phủ lâm thời của nước VNDCCH. Quân Trung Hoa liên tục gây sức ép với Chính phủ VNDCCH bằng những yêu sách ngang ngược và đe dọa dùng vũ lực nếu không được đáp ứng. Cụ thể là: yêu cầu kiểm soát lực lượng vũ trang và tự vệ của VNDCCH, yêu cầu cho đặt một sĩ quan chuyên môn của Trung Hoa dân quốc tại các Bộ của Chính phủ lâm thời để làm liên lạc mà thực chất là giám sát các hoạt động của Chính phủ; đòi cung cấp lương thực, thực phẩm, nhà ở cho đội quân chiếm đóng; độc đoán định giá đồng Quan kim bắt Chính phủ VNDCCH phải chấp nhận; đòi cho đại diện của Việt Quốc, Việt Cách nhiều chức vụ quan trọng trong thành phần chính phủ.

Như vậy, chính phủ Trung Hoa dân quốc đã lợi dụng cơ hội vào giải giáp quân đội Nhật để thực hiện mục đích riêng của mình. Vì vậy, họ đã không có động thái

nào mang tính thiện chí nhằm ngăn cản hành động tái chiếm Đông Dương của thực dân Pháp. Thậm chí, họ còn tiếp tay cho Thực dân Pháp thông qua hiệp ước Pháp – Hoa ngày 28/2/1946.

Tháng 10 năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, mở ra một thời kì mới trong lịch sử Trung Quốc.

Bước vào những năm 50, hoàn cảnh quốc tế trở nên hết sức khó khăn phức tạp đối với Trung Quốc. Để trả đũa việc Trung Quốc kí kết với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị liên minh Trung – Xô” (2/1950) và đưa quân chí nguyện Trung Quốc vào Triều Tiên, Mỹ đã kí kết với Nhật Bản “Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật” (9/1951) và sau đó thiết lập một hệ thống những liên minh quân sự nhiều nước hoặc tay đôi ở châu Á Thái Bình Dương để bao vây, chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc. Ở phía Bắc, Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên, thúc đẩy Đài Loan chuẩn bị kế hoạch “phản công lục địa” nhằm thực hiện chính sách “đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản” do tổng thống Eisenhower vạch ra. Ở phía Nam, từ năm 1950, Mỹ tăng cường can thiệp vào chiến tranh Đông Dương với âm mưu biến chiến tranh Đông Dương thành một cuộc “chiến tranh cục bộ” như kiểu Triều Tiên.

Như vậy, từ năm 1950, Trung Quốc ở vào thế bị bao vây cô lập và nền an ninh Trung Quốc bị đe dọa từ nhiều phía nhất là từ phía Bắc và phía Nam Việt Nam do những biến động của tình hình Triều Tiên và cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.

Ở trong nước, cũng trong thời gian này, Trung Quốc đẩy mạnh phục hồi kinh tế sau chiến tranh và chuẩn bị bước vào xây dựng đất nước theo những kế hoạch kinh tế dài hạn. Tuy nhiên, tình hình xây dựng kinh tế của Trung Quốc lúc này gặp nhiều khó khăn về vốn, kĩ thuật, nhất là những mâu thuẫn tranh chấp quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngoài ra, với mưu đồ nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành “phú quốc, cường binh”, những người lãnh đạo Trung Quốc thấy rằng chỉ dựa vào một mình Liên Xô thì không đủ, mà muốn công nghiệp hóa đất nước, giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính thì chỉ có thể là đi theo

con đường “mở cửa” sang phương Tây, buôn bán và dựa vào sự giúp đỡ vốn, kĩ thuật của các nước phương Tây, nhất là sự giúp đỡ của Mỹ.

Tóm lại, phá vỡ thế bao vây cô lập và thiết lập các mối quan hệ bình thường với các nước phương Tây, giành lại địa vị cường quốc thứ năm trên trường quốc tế, thiết lập vành đai an toàn cho Trung Quốc và tạo cho Trung Quốc một vị thế hòa hoãn, ổn định, để tập trung sức lực vào xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng là mục tiêu, đường lối đối ngoại của Trung Quốc lúc này.

Cho nên khi Mỹ tấn công Triều Tiên, việc Trung Quốc đưa người sang tham chiến ở Triều Tiên là điều vạn bất đắc dĩ chỉ nhằm bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc. Điều này trái với ý đồ “bắt tay” với Mỹ từ lâu năm của Trung Quốc.

Ở phía Nam, Trung Quốc chủ trương không đưa quân sang tham chiến trực tiếp ở Việt Nam (vì biên giới phía Nam Trung Quốc lúc này chưa bị đe dọa trực tiếp và Pháp lúc này không phải là kẻ thù của họ) mà chỉ tiến hành giúp vũ khí, trang bị quân sự cho Việt Nam nhưng chỉ trong một khuôn khổ hạn chế vì theo các nhà nghiên cứu quân sự Mỹ “Bắc Kinh có vẻ sợ Mỹ có thể trả đũa nếu viện trợ của Trung Quốc trở nên có hiệu lực và thực ra Bắc Kinh không bao giờ toàn tâm, toàn ý giúp đỡ Việt Nam cả”[91;tr.29]. Trước tình hình Mỹ lăm le trực tiếp nhảy vào Đông Dương nhằm “Mỹ hóa” cuộc chiến tranh Đông Dương, khép chặt thêm vòng vây đối với Trung Quốc, yêu cầu chiến lược của giới cầm quyền Bắc Kinh lúc đó là thông qua viện trợ cho Việt Nam để đẩy lùi nguy cơ đế quốc Mỹ ra xa biên giới phía Nam Trung Quốc và nắm lấy vấn đề Việt Nam để khi có điều kiện sẽ hướng giải quyết vấn đề này có lợi cho Trung Quốc, chuẩn bị điều kiện nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường tiến xuống Đông Nam Á sau này.

Bước vào Đông – Xuân 1953-1954, cục diện chiến tranh ở Đông Dương đã đi vào giai đoạn quyết định. Tình hình so sánh lực lượng trên chiến trường ngày càng trở nên bất lợi cho Pháp, những khó khăn nghiêm trọng ở trong nước về kinh tế, chính trị, xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp chống lại “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” ở Đông Dương đã buộc Chính phủ Pháp phải tính đến một giải pháp thương lượng để cứu vãn đội quân viễn chinh Pháp thoát khỏi nguy cơ bị tiêu diệt

và rút nước Pháp ra khỏi cuộc sa lầy ở Đông Dương một cách có danh dự. Lợi dụng cơ hội này, tháng 6-1953, Trung Quốc gợi ý với phái đoàn Pháp do Bernard De Blas dẫn đầu đến thăm Bắc Kinh là cần phải tìm một giải pháp cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương để “trước hết bảo vệ tình hữu nghị Trung – Pháp”[22;tr.19]. Ngay sau khi Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được kí kết (27/7/1953), để bật tín hiệu cho Pháp, Mỹ, xã luận Nhân dân Nhật báo Trung Quốc viết: “không có cuộc xung đột quốc tế nào không thể giải quyết được bằng thương lượng”. Ngày 24/8/1953, thủ tướng Chu Ân Lai công khai tuyên bố “Các vấn đề khác có thể thảo luận tiếp sau việc giải quyết vấn đề Triều Tiên”. Từ đó cho đến cuối năm 1953, trên đài phát thanh, báo chí Trung Quốc, cũng như trong tất cả các hội nghị quốc tế, giới lãnh đạo Trung Quốc đã dấy lên một chiến dịch tuyên truyền kêu gọi thương lượng giải quyết hòa bình ở Đông Dương và cũng qua đó tự “khẳng định” lấy vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề này. Trung Quốc công khai những ý đồ của họ: “không có sự tham gia của CHND Trung Hoa thì không thể dàn xếp được những vấn đề quốc tế quan trọng nhất là những vấn đề của châu Á. Do đó, Liên hợp quốc trước hết phải trả lại các quyền lợi chính đáng của CHND Trung Hoa luôn luôn tìm kiếm cách thức khiến cho các căng thẳng quốc tế được giảm bớt nhằm củng cố hòa bình ở viễn Đông và trên thế giới” [91;tr.30]. Thừa dịp này Thủ tướng Pháp Laniel tuyên bố sẵn sàng nắm mọi cơ hội đi đến hòa bình ở Đông Dương và Quốc hội Pháp đã biểu quyết ủng hộ Chính phủ trong việc đi tìm giải pháp thương lượng.

Được sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên Xô, Pháp, Trung Quốc được mời tới Hội nghị Genève để bàn về một giải pháp cho chiến tranh Đông Dương, mặc dù chưa chính thức nhưng đã ngang hàng với các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp trên cương vị là một cường quốc. Tới đây, Trung Quốc đã từng bước thực hiện được ý đồ của mình – giành lại vị trí trên trường quốc tế. Để củng cố địa vị của mình, cách tốt nhất là tăng cường viện trợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam chiến thắng đế quốc Pháp ở Điện Biên Phủ trước khi bước vào Hội nghị Genève với mưu đồ lợi dụng Việt Nam như một “con bài” để mặc cả với chủ nghĩa đế quốc, phục vụ cho

những quyền lợi ích kỉ của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền đại dân tộc có truyền thống từ lâu đời của họ.

Như vậy, mục tiêu trước hết của Trung Quốc ở Hội nghị Genève là giành lại địa vị cường quốc thứ năm mà quốc tế đã thừa nhận Trung Quốc từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thứ hai, điều quan tâm hàng đầu khác nữa của Trung Quốc lúc này là trong thế bị bao vây cô lập, làm thế nào để có thể “mở cửa” sang các nước phương Tây, phá vỡ bức tường “thù nghịch” với các nước phương Tây do việc đưa quân chí nguyện sang Triều Tiên gây nên và tiến tới thiết lập các mối quan hệ bình thường với các nước phương Tây như quan hệ Trung – Pháp, Trung – Mỹ, Trung – Anh.

Thứ ba, thiết lập vành đai “an toàn” bao quanh Trung Quốc để Trung Quốc yên tâm xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng là một mục tiêu chiến lược quan trọng của giới cầm quyền Bắc Kinh lúc này. Ở phía Bắc, với việc kí kết Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên năm 1953, Trung Quốc đã có một khu đệm an toàn là Bắc Triều Tiên. Ở phía Nam, Trung Quốc cũng muốn giải quyết vấn đề Việt Nam theo kiểu Triều Tiên, chia cắt Việt Nam làm hai miền, muốn giữ chân Pháp ở miền Nam, tránh đụng đầu trực tiếp với Mỹ như ở Triều Tiên gây tổn thất lớn, đồng thời tạo khu đệm an toàn ở phía Nam.

Thứ tư, Trung Quốc đã bước đầu thực hiện được âm mưu bành trướng đối với ba nước Đông Dương bằng cách qua các điều khoản của Hiệp định Genève, chia rẽ ba nước Đông Dương, làm suy yếu rồi tiến tới thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w