Tiểu kết chương
2.3. Quan hệ Mỹ Trung
Trước chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mỹ xác định nguồn gốc chủ yếu đe dọa vị trí của Mỹ ở châu Á là Trung Quốc.
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Mỹ đưa quân can thiệp; quân chí nguyện Trung Quốc viện Triều, kháng Mỹ. Từ đây, Mỹ xác định ba vấn đề (Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam) liên quan với nhau, tác động đến an ninh của Mỹ ở vùng Đông Á – Thái Bình Dương. Do đó, Mỹ coi Trung Quốc là nguồn gốc chủ yếu của mối đe dọa của cộng sản ở Đông Nam Á. Vì vậy Mỹ phong tỏa, bao vây, cấm vận Trung Quốc, khôi phục Nhật Bản, biến nước này thành đồng minh lớn của Mỹ ở khu vực. Mỹ trở thành kẻ thù lớn của Trung Quốc. Vì vậy từ khi nước CHND Trung Hoa được thành lập cho đến suốt thời kì Mỹ leo thang chiến tranh (1965-1966), giữa hai nước Mỹ - Trung không có quan hệ và giao dịch gì với nhau, thậm chí còn là kẻ thù lớn của nhau. Tuy nhiên đối với việc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, Trung Quốc không phản đối mà trái lại còn bật đèn xanh cho Mỹ. Tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tuyên bố với nhà báo Mỹ Etgaxnau rằng: "Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng. Chỉ khi nào Mỹ tiến công (vào đất Trung Quốc) người Trung Quốc mới chiến đấu" [17;tr.44-45]- nói cách khác: "Người (Mỹ) không đụng đến ta (Trung Quốc) thì ta không đụng đến người'' [17;tr.45]. Trung Quốc muốn lợi dụng chiến tranh Việt Nam để làmsuy yếu cả Việt Nam và Mỹ, lấy Việt Nam là khu vực đệm tạo an toàn cho biên giới phía Nam Trung Quốc nhằm thực hiện ý đồ bành trướng, bá quyền nước lớn của họ. Do đó, khi Mỹ tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam, họ
khuyên chúng ta “trường kì mai phục” “tích trữ lực lượng đợi thời cơ” và khi chiến tranh xảy ra và ngày càng mở rộng, Trung Quốc đẩy mạnh ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam một cách có kế hoạch. Sự viện trợ của Trung Quốc không đều qua các năm kháng chiến chống Mỹ. Khi cần thì Trung Quốc tăng viện trợ, khi không phục vụ lợi ích chiến lược của Trung Quốc thì trung quốc giảm viện trợ, thậm chí cắt viện trợ gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam. Ví như, cuối năm 1959 đến những năm đầu 1960, khi miền Nam Việt Nam chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công cách mạng thì lại là thời điểm Việt Nam nhận được viện trợ ít nhất từ Trung Quốc. Đặc biệt, các loại vũ khí và các phương tiện cần thiết cho chiến trường thì Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam nhỏ giọt, có xu hướng giảm dần. Ví dụ, nếu năm 1959 Việt Nam nhận được 429 tấn vũ khí, thì một năm sau (1960) chỉ còn 229 tấn, năm tiếp theo (1961) giảm xuống còn 188 tấn, năm 1962 là 162 tấn, năm 1963 chỉ còn 79 tấn, đến năm 1964 lại tăng lên 753 tấn. Hay như nếu năm 1968 vì phản đối Việt Nam đàm phán với Mỹ, Trung Quốc đã giảm viện trợ cho Việt Nam thì đến năm 1971, 1972, để lôi kéo Việt Nam đi vào chiều hướng thỏa hiệp với Mỹ và cũng để che đậy hành động đi đêm với Mỹ của mình lúc bấy giờ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam sự viện trợ cao nhất so với những năm trước đó…[62;tr.182]
Khác với Johnson, Nixon từ khi chuẩn bị vào nhà Trắng đã tính tới Trung Quốc. Nixon tuyên bố rõ: “chúng ta không thể quên Trung Quốc. Chúng ta phải nắm mọi cơ hội để nói chuyện với Trung Quốc cũng như với Liên Xô”[53;tr.85]. Khi vào Nhà Trắng, Nixon có điều kiện đánh tín hiệu dồn dập và rõ ràng. Nixon hi vọng Rumani (bạn hữu hảo với Trung Quốc) làm cầu nối giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thời kì xuân – hè năm 1969, quan hệ Xô – Trung căng thẳng đến đỉnh điểm. Mâu thuẫn và xung đột Xô – Trung đặt ra cho chính quyền Nixon những suy nghĩ và tính toán về chiến lược. Từ đó, trong nội bộ chính quyền Mỹ hình thành những tư tưởng chiến lược lợi dụng mâu thuẫn Xô – Trung trong tình hình mới, thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, sớm hình thành tam giác chiến lược thay cho hai cực hiện tại. Tuy nhiên, Mỹ cũng thấy rằng Trung Quốc vừa căng thẳng vừa nối lại
đàm phán với Liên Xô đã mời Kossygin sau lễ tang Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai. Mỹ cho rằng Trung Quốc lo ngại sự tấn công toàn diện của Liên Xô, nên càng sẵn sàng điều chỉnh quan hệ với Mỹ. Phía Trung Quốc dần dần phát tín hiệu từ cuối năm 1969. Cuối tháng 12 năm 1969, đại diện lâm thời Trung Quốc Lei Yang đã chủ động gặp gỡ đại sứ Mỹ Walter J.Stoessel ở Warszawa đề nghị mở lại Hội nghị cấp đại sứ giữa hai nước bắt đầu từ tháng 1 năm 1970. Sau nhiều lần gặp gỡ, trao đổi các vấn đề có liên quan ở cấp đại sứ, trao đổi công hàm, thư tín,... đến mùa xuân 1971, Trung Quốc đã chính thức đặt vấn đề mời phái viên cấp cao Nhà nước Mỹ sang trực tiếp đàm phán. Theo đề xuất của Trung Quốc, Kissinger đã được Nixon cử sang Bắc Kinh đảm nhận công việc này. Do có sự chủ động chuẩn bị, những nội dung cần bàn bạc đã được tiến hành qua nhiều lần gặp gỡ trước đó giữa đại diện của hai nước, nên các vấn đề được đặt ra đã nhanh chóng được thỏa thuận. Trong số những vấn đề được cả hai bên quan tâm thì cuộc chiến tranh ở Việt Nam được đặt ra như một điều kiện để đàm phán. Để thúc đẩy tốc độ "mở cửa" của Trung Quốc nhanh hơn nữa, nửa cuối năm 1971, Nhà Trắng đã công bố quyết định nới rộng một số quyền lợi trên trường quốc tế cho Trung Quốc: giảm cấm vận về mậu dịch buôn bán và bao vây kinh tế (đã được tiến hành sau 21 năm kể từ năm 1971 trở về trước); cấp thị thực nhập cảnh cho người Trung Quốc muốn đến Hoa Kỳ tham quan hay làm ăn; cho phép Trung Quốc được dùng dola để nhập hàng hóa...
Ngày 10 tháng 7 năm 1971, trong cuộc đàm thoại giữa cố vấn đặc biệt Kissinger và Thủ tướng Chu Ân Lai, sau khi thống nhất lần cuối cùng, những nội dung văn bản sẽ đưa ra trong cuộc hội đàm chính thức ở cấp cao nhất hai Nhà nước: chính sách đối với Đài Loan; Trung Quốc vào Liên hợp quốc; việc rút quân chiến đấu Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam,... Chu Ân Lai đã chính thức mời Nixon sang thăm Trung Quốc. Để nhấn mạnh thêm quan điểm của mình, Chu Ân Lai tuyên bố: "Việt Nam chứ không phải Đài Loan” là trở ngại lớn nhất trên con đường cải thiện nhiều quan hệ Trung - Mỹ [98;tr.90]. Còn Kissinger thì yêu cầu:Trung Quốc phải bằng cách nào đó để Hà Nội không có khả năng chiếm toàn bộ Nam Việt
Nam và bán đảo Đông Dương - tức là phải làm ngưng trệ Việt Nam. Khi kết quả của các lần đàm phán đã thỏa mãn những vấn đề lợi ích của hai bên, thì ngày 2 tháng 8 năm 1971, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Roger đã công khai tuyên bố rằng: Mỹ sẽ hoàn toàn ủng hộ việc đưa Trung Quốc vào Liên hợp quốc và đến ngày 25 tháng 10 năm 1971, Liên hợp quốc đã bỏ phiếu chính thức công nhận Trung Quốc là một thành viên, đồng thời trở thành một trong năm nước là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Sau khi đưa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào được Liên hiệp quốc, ngày 30 tháng 11năm 1971, Bộ Ngoại giao Mỹ công khai thông báo trên các phương tiện thông tin: Theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc, từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 2 năm 1972, Tổng thống Nixon sẽ chính thức viếng thăm nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.Thời điểm Nixon sang thăm Trung Quốc cũng là lúc quân và dân miền Nam Việt Nam chuẩn bị mở cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972. Sau một tuần lễ đàm phán vừa công khai, vừa bí mật, cuối cùng Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ra bản Thông cáo chung Thượng Hải. Nội dung bản Thông cáo đề cập tới nhiều vấn đề, nhưng điều kiện được đặt ra có liên quan trực tiếp đòi hỏi hai bên phải thực hiện ngay là: "Nếu Trung Quốc muốn Hoa Kỳ rút quân chiến đấu ra khỏi Đài Loan thìTrung Quốc phải ép Hà Nội đi vào một giải pháp thỏa hiệp để tạo điều kiện cho Mỹ thực hiện việc rút quân khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự" [73;tr.69]. Vấn đề đặt ra là tại sao Mỹ - Trung lại chọn thời điểm này để hòa hoãn với nhau? Chúng ta cần chú ý khía cạnh Việt Nam. Liên Xô là đối trọng với Mỹ và đang ở thế cân bằng với Mỹ. Trung Quốc đang thù địch với Mỹ và ủng hộ đắc lực trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thành ra Mỹ có hai kẻ thù lớn. Cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Mỹ thêm bạn bớt thù, giảm nguy cơ thất bại trong chiến tranh Việt Nam, dùng Trung Quốc tạo sức ép tới Việt Nam, hơn nữa, trong lúc này Trung Quốc – Liên Xô thù địch nhau thì Mỹ hòa hoãn tác động cả hai bên. Điều đó tạo cho Mỹ một vị thế cao trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Về phía Trung Quốc, là nước đông dân nhất thế giới, hơn hai thập kỉ qua Trung Quốc bị cô lập. Bắt tay với Mỹ, Trung Quốc hòa nhập dần vào thế giới, gỡ
thế cô lập, tranh thủ khoa học kĩ thuật phương Tây để khôi phục kinh tế sau những tổn thất nghiêm trọng do cuộc “Đại cách mạng văn hóa” gây ra, lấy Mỹ làm đối trọng chống Liên Xô, phá thế hai cực, tạo thế tam giác ba nước lớn. Về lâu dài, Trung Quốc sẽ mở rộng quan hệ với Mỹ và phương Tây để tranh thủ hơn nữa vốn và kĩ thuật xây dựng nước Trung Hoa hùng cường. Mặt khác thời gian này, hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam đang dần đi đến hồi kết theo chiều hướng có lợi cho Việt Nam, vì vậy Trung Quốc không còn lợi dụng được chiêu bài Việt Nam trong ý đồ chiến lược của mình được nữa nên dần tìm đường lối mới cho chiến lược nước lớn – con đường cải thiện quan hệ với Mỹ, buộc Mỹ trả lại ghế của Trung Quốc tại Liên hợp quốc. Từ đây Trung Quốc phá được thế hai cực, tạo thành thế ba cực, trở thành một trong ba nước lớn chi phối thế giới.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 1972, vấn đề Mỹ quan tâm nhất là vấn đề Việt Nam. Mỹ muốn ép Trung Quốc tìm giải pháp và dùng vấn đề Đài Loan để trao đổi với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc tỏ ra thận trọng. Đầu tháng 3 năm 1972, khi thông báo cho phía Việt Nam về cuộc hội đàm với Nixon, đại diện người lãnh đạo Trung Quốc đã giải thích về nội dung của bản Thông cáo Thượng Hải như sau:
“Muốn bình thường hóa quan hệ Trung – Mỹ, muốn làm dịu tình hình ở Viễn Đông thì trước hết phải giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Chúng tôi không đòi giải quyết vấn đề Đài Loan trước. Vấn đề Đài Loan là bước sau”[17;tr.58]. Trung Quốc lúc này phải nắm ngọn cờ ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, không để Liên Xô giành mất ngọn cờ đó, Trung Quốc biết Việt Nam có ý thức tự chủ cao. Hơn nữa, mấy chục năm thù địch với Mỹ, cho nên, Ban lãnh đạo Trung Quốc cũng cần tính toán tới tâm lý chống Mỹ của người dân Trung Quốc. Nhưng thâm tâm của Bắc Kinh vẫn muốn lợi dụng vấn đề Việt Nam để giải quyết trước vấn đề Đài Loan. Do đó những người lãnh đạo Trung Quốc và Tổng thống Nixon mới thoả thuận: “Trong khi chờ đợi, tuỳ theo tình hình căng thẳng trong khu vực này giảm đi…” [17;tr.58]. Điều đó có nghĩa là nếu Bắc Kinh muốn thúc đẩy việc rút lực lượng và các cơ sở quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan thì họ cần ép Hà Nội đi vào một giải pháp thoả hiệp với Mỹ. Để thực hiện ý đồ của mình, Trung Quốc dùng “củ cà rốt” viện trợ:
nếu như năm 1968 vì phản đối Việt Nam đàm phán với Mỹ, họ đã giảm kim ngạch viện trợ cho Việt Nam thì năm 1971 và năm 1972, để lôi kéo Việt Nam đi vào chiều hướng của Bắc Kinh thỏa hiệp với Mỹ, lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô, họ đã dành cho Việt Nam viện trợ cao nhất của họ so với những năm trước đó. Đi đôi với viện trợ là sự thúc ép liên tục để Việt Nam chấp nhận giải pháp của Mỹ. Tháng 7- 1971, phía Trung Quốc thông báo cho phía Việt Nam phương án 4 điểm của Mỹ: rút quân và thả tù binh Mỹ trong 12 tháng, ngừng bắn toàn Đông Dương và giải pháp theo kiểu Genève năm 1954. Trong cuộc hội đàm với Việt Nam năm 1971, họ nói: “Việt Nam nên tranh thủ thời cơ giải quyết vấn đề tù binh Mỹ; việc đánh đổ ngụy quyền Sài Gòn là lâu dài”[17; tr.59]
Sau khi Nixon kết thúc chuyến đi thăm Trung Quốc, Kissinger nói với các nhà báo ngày 1 tháng 3 năm 1972 rằng từ nay Nixon và bản thân y “chỉ còn việc nhìn về Moscow và nghiền nát Việt Nam”[74;tr.283].
Từ tháng 4 năm 1972, Mỹ ném bom lại và thả mìn phong toả các cảng miền Bắc Việt Nam và đánh phá ác liệt miền Nam Việt Nam nhằm đối phó với cuộc tiến công chiến lược mùa xuân năm 1972 của nhân dân Việt Nam, cứu vãn sự sụp đổ của chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Bước phiêu lưu quân sự này chính là hậu quả rõ ràng của sự đồng loã giữa những người cầm quyền Trung Quốc và Nixon.Việc Hiệp định Paris không được ký kết vào cuối tháng 10 năm 1972, ai cũng rõ đó là do sự lật lọng của Nixon - Kissinger. Nhưng những người cầm quyền Trung Quốc lại đứng trên quan điểm của Mỹ để gây sức ép với Việt Nam. Ngày 1 tháng 11 năm 1972, họ yêu cầu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VNDCCH báo cáo với lãnh đạo Việt Nam: Việt Nam nên nhân nhượng về hai vấn đề rút quân miền Bắc và miền Bắc Việt Nam không nhận viện trợ quân sự để có thể ký kết được hiệp định. Ngày 5 tháng 12 năm 1972, đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn chuyển tới phía Việt Nam lời đe doạ của Kissinger: “Đàm phán đã đến lúc có hậu quả nghiêm trọng: Bắc Việt Nam đòi Mỹ hoặc trở lại hiệp định cũ, hoặc nhận một hiệp định xấu hơn: Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Việt Nam cứ giữ lập trường đó thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình” [17;tr.61]. Đó
chính là giọng lưỡi chuẩn bị cho cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 những ngày cuối năm 1972 nhằm huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam chấp nhận giải pháp do đế quốc Mỹ áp đặt. Trước sự câu kết của Bắc Kinh với Oasinhtơn nhằm phản bội Việt Nam , nhân dân Việt Nam vẫn kiên cường đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ và tin tưởng vào thắng lợi của mình.
Khi phía Trung Quốc thông báo với phía Việt Nam rằng trong chuyến thăm Trung Quốc, Nixon cũng sẽ cùng những người lãnh đạo Trung Quốc bàn về vấn đề Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam đã thẳng thắn nói: “Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam . Các đồng chí đã nhận sai lầm năm 1954 rồi, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa”[17; tr.62]. Khi phía Trung Quốc thông báo chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon, những người lãnh đạo Việt Nam nói: “Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, nhân dân Việt Nam phải thắng. Tới đây, đế quốc Mỹ có thể đánh phá trở lại miền bắc ác liệt hơn nữa, nhưng nhân dân Việt Nam không sợ, nhân dân Việt Nam nhất định thắng”[17;tr.62].
Bất chấp mọi sức ép của Bắc Kinh và Oasinhtơn, nhân dân Việt Nam không những không nhân nhượng về những vấn đề có tính nguyên tắc, mà còn trừng trị đích đáng đế quốc Mỹ về những tội ác của chúng và cuối cùng buộc Mỹ phải ký