Tiểu kết chương
2.1. Quan hệ Mỹ Anh – Pháp
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước có những chuyển biến to lớn, tác động tới quan hệ quốc tế, tác động tới từng nước, từng khu vực. So sánh tương quan lực lượng giữa các nước có sự thay đổi lớn. Các nước phát xít hùng mạnh trước kia như Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại hoàn toàn. Anh và Pháp, tuy là nước thắng trận, nhưng đã bị tổn thất nghiêm trọng trong chiến tranh, trên thực tế, sau chiến tranh đã bị tụt xuống hàng ngũ các nước “hạng hai”. Sau chiến tranh chỉ có Mỹ là giầu lên nhanh chóng, không một nước nào khác có thể sánh được. Mỹ chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4% năm 1948). Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế giới (riêng về vũ khí, các nước đồng minh châu Âu đã nợ Mỹ 41,751 tỉ USD) và nắm trong tay một lợi thế khiến các nước phải kiêng nể, e dè: độc quyền về bom nguyên tử. Với thực lực quân sự và kinh tế hùng mạnh, sau chiến tranh, Mỹ vượt lên vị trí bá chủ trong thế giới tư bản. Vì vậy, để khôi phục kinh tế, các nước tư bản châu Âu nói chung và Anh, Pháp nói riêng ngày càng phụ thuộc vào Mỹ. Các nước này phải nhận viện trợ từ Mỹ tham gia vào kế hoạch “phục hưng châu Âu” do ngoại trưởng Mỹ Macsan đề ra ngày 5/6/1947 và thông qua “Đạo luật viện trợ nước ngoài” với những quy định: nước nhận viện trợ phải kí với Mỹ hiệp ước tay đôi có lợi cho Mỹ, phải thi hành chính sách kinh tế, tài chính do Mỹ yêu cầu, phải cung cấp nguyên liệu cho Mỹ, phải ngừng buôn bán với Liên Xô và các nước XHCN, hủy bỏ kế hoạch quốc hữu hóa và gạt bỏ các lực lượng tiến bộ ra khỏi chính phủ…
Vì vậy, trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Anh, Pháp là đồng minh tin cậy của Mỹ. Cả Anh, Pháp đều ủng hộ mọi chính sách của Mỹ trong các vấn đề quốc tế lớn trong đó có vấn đề chiến tranh Đông Dương. Thời gian này, quan hệ giữa ba nước Mỹ - Anh – Pháp là quan hệ cộng tác dựa trên cùng lợi ích chiến lược về kinh tế và chính trị. Song Anh, Pháp vẫn luôn chú ý đến vấn
đề kìm hãm sự mở rộng ảnh hưởng của Mỹ. Cả Anh và Pháp lúc đầu đều không muốn Mỹ thế chân Pháp tiến hành chiến tranh ở Việt Nam vì điều này đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Anh, Pháp ở những vùng thuộc địa ở khu vực này, nhưng do bị phụ thuộc về kinh tế nên đành chấp nhận. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự vươn lên cạnh tranh của Pháp với Mỹ ở giai đoạn sau.
Tuy nhiên, sức mạnh và ưu thế của Mỹ không kéo dài được mãi, nó đã bị giảm sút tương đối lớn từ những năm 60 của thế kỉ XX trở đi, đặc biệt từ những năm 70 khi các nước tư bản phục hồi và vươn lên nhanh chóng, trước hết là Tây Âu và Nhật Bản. Cùng với sự thay đổi lực lượng là sự rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ đồng minh các nước lớn Mỹ - Anh – Pháp. Trong đó mạnh mẽ nhất là Pháp khi tướng De Gaulle lên cầm quyền.
Từ cuối những năm 50, nhờ áp dụng những thành tựu của khoa học và kĩ thuật cùng với những khoản viện trợ từ Mỹ, kinh tế các nước tư bản Tây Âu nhanh chóng được khôi phục và vươn lên cạnh tranh với Mỹ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của Mỹ từ năm 1956 đến năm 1964 là 3,6 % trong lúc toàn thế giới tư bản là 5,25 %, trong đó Tây Đức là 7,3%, Pháp 6,2%, Italia 8,2%, đặc biệt Nhật Bản 15,8%. Nếu như tỉ trọng công nghiệp của Mỹ trong thế giới tư bản năm 1948 là 53,4 % thì năm 1958 còn 46,6% và đến năm 1970 chỉ còn 40,9%, trong khi đó Tây Âu và Nhật Bản năm 1970 đã tăng lên 43,7%. Khoảng cách giữa Mỹ với Tây Âu và Nhật Bản ngày càng thu hẹp lại, do tình trạng cạnh tranh trong buôn bán quốc tế ngày càng không có lợi cho Mỹ, bên cạnh đó Mỹ lại tiêu tốn quá nhiều tiền cho cuộc trạnh đua vũ trang, và các cuộc chiến tranh khu vực. Trong khi đó, các nước Tây Âu, Nhật Bản tranh thủ lúc Mỹ sa lầy trong các cuộc chiến tranh để vươn lên thế cân bằng với Mỹ, dần thoát ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt là Pháp. Bởi vì, Pháp vốn là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, lại trở thành lực lượng hùng cường nhất châu Âu lục địa sau chiến tranh thế giới thứ II (vì Tây Đức tuy giàu về kinh tế nhưng bị triệt tiêu sức mạnh quân sự, Anh tuy mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự nhưng theo đuôi Mỹ, không đưa ra được chính sách riêng, luôn ủng hộ các chính sách của Mỹ).
đổi theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ, các nước Tây Âu tập hợp nhau lại nhằm giành lấy vị trí bị Mỹ tước đoạt từ sau chiến tranh, nhất là khi tướng De Gaulle trở lại làm tổng thống Pháp cuối năm 1958. De Gaulle từ lâu đã muốn thực hiện chính sách đối ngoại độc lập nhằm gạt bớt ảnh hưởng của Mỹ và mang lại cho Pháp một vai trò quan trọng trên vũ đài quốc tế, trước hết là ở châu Âu. Ông ta tham vọng tập hợp các nước Tây Âu về kinh tế và chính trị, xoa dịu những tình cảm chống Đức trong nhân dân Pháp, tiến hành liên minh với Tây Đức, hạn chế vai trò của Anh vốn là đồng minh được ưu đãi và có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. De Gaulle khởi xướng việc tập hợp các nước châu Âu để đấu tranh với Mỹ, giành lại địa vị họ đã bị Mỹ lấn áp. Vấn đề hợp tác kinh tế, quân sự được các nước Tây Âu đặt ưu tiên nhằm thúc đẩy việc tập hợp lực lượng và thống nhất châu Âu. Ngày 25/3/1957, tại Roma, với sự tham gia của 6 nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua, các hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu hay còn gọi là “Thị trường chung châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng nguyên tử” (EAEC) đã được kí kết.
Nước Anh bị gạt ra ngoài. Trong tình hình đó, được Mỹ khuyến khích, Anh đối phó bằng cách lập một khu vực trao đổi mậu dịch khác nhỏ hơn vào ngày 4-1- 1960 gồm 7 nước (Anh, Thụy sĩ, Áo, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và sau đó cả Phần Lan) gọi tên là “Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu”. Như vậy ở Tây Âu đã hình thành hai khối kinh tế cạnh tranh nhau gay gắt. Tuy nhiên, khối Thị trường chung có tiềm lực hơn, tổ chức chặt chẽ hơn nên giành được nhiều ưu thế cạnh tranh, đã đặt nước Anh trong nguy cơ bị loại khỏi thị trường các nước châu Âu khác. Chỉ hơn một năm sau, Chính phủ Anh buộc phải tuyên bố mong muốn gia nhập Thị trường chung châu Âu. Việc Anh xin gia nhập đã bị Pháp chống đối quyết liệt vì Pháp còn phải lo đối phó với Đức, không muốn có thêm một đối thủ nữa trong nội bộ khối, hơn nữa Anh quá lệ thuộc Mỹ nên nhiều lần Pháp phủ quyết việc Anh xin gia nhập. Mãi tới năm 1972, khi Tổng thống Pompidou lên thay De Gaulle có chính sách cởi mở hơn, Anh mới gia nhập khối EEC. Trước tình hình đó, vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Tây Âu bị đe dọa. Để bảo vệ lợi ích của mình, Mỹ dùng thủ đoạn và biện pháp tuy không thô bạo nhưng hết sức thâm hiểm là ra sức lợi dụng
mâu thuẫn trong nội bộ Tây Âu, khuyến khích Anh gia nhập Thị trường chung để giảm bớt thế lực của Pháp và hướng chính sách của Thị trường chung châu Âu đi theo chiều hướng có lợi cho Mỹ.
Từ năm 1963, Mỹ ngày càng sa lầy trong chiến tranh Việt Nam. Lợi dụng tình hình đó, chính sách chống Mỹ của Pháp ngày càng gay gắt và được thể hiện qua một loạt những hành động. Tháng 1/1964, Pháp công nhận CHND Trung Hoa và cắt quan hệ với Đài Loan; tháng 3/1964, De Gaulle đi thăm México (là bị Mỹ xem như một hành động để Pháp thâm nhập vào sân sau của Mỹ) và đến tháng 4/1964, tại cuộc họp Hội đồng SEATO, Pháp đề nghị trung lập hóa Nam Việt Nam, trái với ý của Mỹ và sau đó Pháp không tham gia Hội đồng SEATO. Tháng 3/1966, Pháp quyết định rút quân ra khỏi tổ chức NATO; yêu cầu rút các căn cứ quân sự Mỹ và Ca-na-đa trên lãnh thổ Pháp; máy bay NATO không được bay trên lãnh thổ Pháp.
Như vậy quan hệ giữa Pháp và Mỹ ngày càng xấu đi, trong khi Pháp lại tăng cường quan hệ với các nước XHCN. Tháng 9/1966, trong chuyến viếng thăm Campuchia, De Gaulle đã có tuyên bố về tình hình Đông Dương, quy trách nhiệm cho sự can thiệp của Mỹ và đề nghị “trung lập hóa Việt Nam theo kiểu Campuchia”; Pháp cũng tìm cách nối lại quan hệ kinh tế, chính trị với Việt Nam, tìm lại vị trí ảnh hưởng cũ của mình ở Đông Dương. Trước cuộc leo thang của Mỹ ở Việt Nam, Pháp vận động một số nước triệu tập Hội nghị Genève để đạt được một số thỏa thuận quốc tế mở đường cho hòa bình nhưng không thành công. Năm 1968, Chính phủ Pháp đồng ý cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lập Phòng Thông tin tại Paris. Pháp cũng tạo điều kiện cho cuộc đàm phán giữa VNDCCH và Mỹ từ năm 1968 đến năm 1973…
Tóm lại, quan hệ Mỹ - Pháp trong vấn đề Việt Nam từ sau năm 1954 đến trước năm 1972 là hoàn toàn trái chiều nhau. Để đòi lại những gì mà Pháp coi là bị Mỹ cướp mất sau chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp thi hành một loạt các chính sách đối đầu với Mỹ. Nhưng từ khi Tổng thống Pompidou lên thay De Gaulle đã có thái độ cởi mở hơn với Mỹ, quan hệ giữa Pháp và Mỹ dần dần được cải thiện theo chiều hướng gắn bó và hữu nghị hơn.
mục tiêu chống CNXH, chống phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chạy đua vũ trang, gây tình hình thế giới căng thẳng. Anh tích cực tham gia “Kế hoạch Macsan”, khối quân sự NATO, SEATO. Anh cùng Mỹ phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức, tích cực tham gia thành lập NATO, tham gia chiến tranh Triều Tiên, ủng hộ Pháp – Mỹ trong chiến tranh Đông Dương và sau này là ủng hộ Mỹ, sát cánh cùng Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Anh cùng Mỹ còn theo đuổi chính sách chống Liên Xô, cùng chịu gánh nặng của cuộc chiến này. Do Anh quan hệ mật thiết với Mỹ nên Pháp cũng luôn coi Anh là đối thủ của mình. Biểu hiện rõ nhất là việc Pháp nhiều lần phản đối Anh gia nhập khối Thị trường chung châu Âu.
Nhìn chung, quan hệ Mỹ - Anh – Pháp là đồng minh với nhau, cùng chung ý thức hệ, chung mục tiêu chống chủ nghĩa cộng sản. Song vì ý đồ và lợi ích riêng của từng nước nên trong quan hệ đồng minh này luôn xảy ra những xung đột, mâu thuẫn. Đặc biệt giữa Pháp với Mỹ và Anh. Vấn đề Việt Nam luôn là vấn đề để quan hệ giữa các nước này thể hiện sự cộng tác hay xung đột. Khi mâu thuẫn chưa ở mức độ cao thì họ có sự đồng thuận trong vấn đề Việt Nam, nhưng khi mâu thuẫn xảy ra thì vấn đề Việt Nam cũng là vấn đề quan trọng để bộc lộ những rạn nứt trong quan hệ đồng minh này.