Nguyên nhân từ khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 68)

- Kh năng qun lý kinh doanh kém: Với quy định ngày càng đơn giản nên việc thành lập mới doanh nghiệp ngày càng nhiều để các tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, chính sự ra đời ngày càng nhiều các doanh nghiệp đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt vì cơ hội thật sự chỉ dành cho ai có năng lực và trình độ, có tầm nhìn chiến lược. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng có rất nhiều thách thức đòi hỏi khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp phải nhạy bén với sự biến động của thị trường. Khả năng quản lý kinh doanh kém có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản vay nhưng với tốc độ chậm hơn, tuy nhiên nếu cán bộ tín dụng không sâu sát, không

nhận diện được sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. Doanh nghiệp không quản lý tốt chi phí hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp kinh doanh theo hướng “hợp đồng lớn”, không đa dạng hóa sản phẩm, bỏ qua các hợp đồng nhỏ có tỷ suất lợi nhuận cao, cắt giảm lợi nhuận để tìm kiếm các hợp đồng lớn. Nếu khả năng quản lý, tìm hiểu thị trường của doanh nghiệp không tốt, không sâu sát sẽ dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn, thậm chí mất vốn kinh doanh trong đó có vốn vay ngân hàng. Theo số liệu từ VCCI thì trong năm 2012 có 58.128 doanh nghiệp bị phá sản và theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 8 tháng đầu năm 2013 có 39.400 doanh nghiệp bị phá sản. Tình hình trên cho thấy chất lượng các doanh nghiệp chưa cao và không được kiểm chứng chặt chẽ về năng lực thật sự khi thành lập, điều này dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp này không đủ năng lực hoạt động và tất yếu sẽ không thể tồn tại lâu trong môi trường cạnh tranh. Sự yếu kém của các doanh nghiệp về khả năng quản lý điều hành kinh doanh, tầm nhìn chiến lược…dẫn đến thua lỗ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

- Uy tín, đạo đức, thin chí ca khách hàng không tt: Sự thiếu trung thực hoặc cố tình lừa đảo của khách hàng vay vốn thể hiện phổ biến là việc cung cấp thông tin, số liệu không đúng về phương án/dự án vay vốn, tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản bảo đảm… Đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp, do luật pháp hiện nay không bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định, chính vì vậy trên thực tế một số doanh nghiệp nằm ngoài quy định này thường tự tạo cho mình một báo cáo tài chính tương đối hoàn hảo khi cung cấp cho ngân hàng để được vay vốn, đương nhiên các báo cáo này không được một cơ quan pháp luật nào kiểm chứng và chứng nhận về độ chính xác, trong khi ngân hàng rất khó kiểm soát được chất lượng của các báo cáo này. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Báo cáo

tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức, vì vậy ngân hàng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu này thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đã có không ít trường hợp khách hàng vay vốn gặp khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh toán dẫn đến phát sinh nợ xấu cho ngân hàng chỉ trong thời gian ngắn sau khi vay vốn nhưng trên các báo cáo tài chính gửi cho ngân hàng trước đó vẫn rất tốt, tình hình tài chính lành mạnh… Bên cạnh đó, không ít khách hàng đã sử dụng vốn vay sai mục đích.Nguồn thu từ phương án/dự án vay vốn là nguồn trả nợ đầu tiên cho ngân hàng. Vì vậy, nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, ngân hàng sẽ không kiểm tra giám sát được nguồn trả nợ dẫn đến nợ không được hoàn trả đúng hạn hoặc quá hạn (dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn)... Mặt khác, một số khách hàng có ý thức trách nhiệm trả nợ kém, thiếu thiện chí trong việc trả nợ cho ngân hàng, chấp nhận nợ quá hạn cũng như không hợp tác với ngân hàng trong việc thực hiện các biện pháp để trả nợ… đã làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của khoản vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)