Nguyên nhân từ OCB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 65)

- Chính sách tín dng chưa rõ ràng, chưa phù hp vi chiến lược phát trin ca ngân hàng: Chất lượng tín dụng mà trọng tâm là nợ quá hạn, nợ xấu luôn được OCB quan tâm hàng đầu để kiểm soát chặt chẽ và hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hiện tại ngoài các quy định mang tính định hướng chung gồm Quy chế cho vay khách hàng và Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng, OCB chưa có chính sách tính dụng cụ thể để định hướng, hoạch định tín dụng về: Thị trường mục tiêu; nhóm sản phẩm tín dụng chủ yếu; đối tượng khách hàng ưu tiên; ngành hàng kinh doanh khuyến khích; cơ cấu, quy mô danh mục tín dụng và phương thức quản lý, cũng như các điều kiện cần thiết kèm theo. Ngoài ra, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của OCB đã hoàn tất vào

cuối năm 2010, tuy nhiên đến nay vẫn chưa triển khai thống nhất trên toàn hệ thống và bắt buộc phải có khi đánh giá cấp tín dụng cho khách hàng, do đó hiệu quả mang lại còn khá thấp. Chính vì vậy, OCB có thể phát triển dư nợ ở tất cả các khách hàng, ngành hàng, điều này dẫn đến dư nợ sẽ tập trung vào một vài ngành hàng, nhóm khách hàng hoặc một vài sản phẩm… vì vậy không phân tán được rủi ro và rất khó kiểm soát chặt chẽ được chất lượng tín dụng, cũng như tìm ra nguyên nhân chính yếu để có biện pháp khắc phục hợp lý.

- Thiếu các thông tin cn thiết, chính xác v khách hàng trong quá trình xem xét cp tín dng: Việc thu thập, khai thác và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau trong quá trình thẩm định khách hàng còn hạn chế. Phần lớn các thông tin trong hồ sơ tín dụng đều do khách hàng cung cấp, các chi nhánh chưa thật sự quan tâm đến việc tìm hiểu, đối chiếu, kiểm tra, xác thực lại thông tin khách hàng đã cung cấp bằng các nguồn khác để có phân tích, đánh giá chính xác về khách hàng. Ngoài ra, OCB chưa có quy trình tín dụng chi tiết cho từng loại khách hàng, ngành hàng nên các thông tin này giống nhau giữa các khách hàng, ngành hàng dẫn đến chưa đánh giá được tính cần thiết và mức độ quan trọng của từng loại thông tin cần thu thập. Bên cạnh đó, do áp lực kinh doanh cũng như cạnh tranh với các TCTD khác, cán bộ tín dụng thường chỉ thu thập thông tin mang tính chiếu lệ, đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng và trả nợ tốt cán bộ tín dụng thường chủ quan trong việc thu thập thông tin đánh giá lại khách hàng. Vì ngân hàng luôn có ít thông tin hơn khách hàng về mục đích sử dụng vốn, hiệu quả phương án/dự án vay vốn, tình hình tài chính.... Nếu các thông tin này không chính xác, phản ánh không đúng bản chất của khách hàng sẽ dẫn đến quyết định cấp tín dụng sai và chất lượng tín dụng không đảm bảo là điều tất yếu.

- Công tác thm định, quyết định cho vay sơ sài, điu kin cp tín dng chưa cht ch, ch yếu da vào TSBĐ: Hiện tại mô hình phê duyệt của OCB chia thành 2 cấp cơ bản: Thẩm quyền phê duyệt của giám đốc chi nhánh tối đa 2 tỷ đồng, các khoản tín dụng cao hơn thuộc thẩm quyền phê duyệt tại hội sở. Theo thống kê sơ bộ của

Phòng chính sách tín dụng của OCB, hiện tại 70% hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh chiếm 60% dư nợ và 30% hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của hội sở chiếm 40% dư nợ. Đối với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền của chi nhánh thì quyền quyết định phụ thuộc phần lớn vào ý kiến, đánh giá của người được giao thẩm quyền. Với áp lực về kế hoạch kinh doanh, đáp ứng yêu cầu khách hàng thì công tác thẩm định, quyết định cho vay thường thực hiện sơ sài, các điều kiện cấp tín dụng cũng như biện pháp quản lý thiếu chặt chẽ và phần lớn các quyết định cho vay đều dựa trên tài sản bảo đảm hơn là các thông tin khác, nhất là trong điều kiện các thông tin về tình hình tài chính của khách hàng rất khó kiểm chứng. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại OCB.

- Trong quá trình cp tín dng chưa tuân th quy trình, quy chế, chính sách tín dng ca ngân hàng ti tng thi k: Quy trình, quy chế, chính sách trong hoạt động tín dụng được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên… nhằm định hướng tín dụng và thực hiện các mục tiêu, kế hoạch và khẩu vị rủi ro của ngân hàng tại từng thời kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều nhân viên, bộ phận chưa thực hiện đúng các quy trình, quy định như: quyết định cho vay không đúng thẩm quyền, cung cấp thông tin sai sự thật về khách hàng, giải ngân khi chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thiếu kiểm tra sau khi cho vay, không giám sát chặt chẽ nguồn thu nợ, không theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ…. Nguyên nhân của vấn đề này một phần cũng do việc giám sát thực hiện đúng quy trình, quy định chưa được chú trọng đúng mức và chưa phân định trách nhiệm cụ thể rõ ràng giữa các bộ phận, cá nhân để có chế tài phù hợp. Ngoài ra, do hạn chế của hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên diễn biến của quá trình cấp tín dụng, vì vậy cũng làm giảm hiệu quả của việc phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các sai phạm.

- Trình độ chuyên môn nghip vđạo đức ngh nghip ca cán b tín dng và các b phn có liên quan còn thp: Hiện nay OCB đang tiến hành trẻ hóa đội ngũ

nhân viên, bao gồm cả cán bộ tín dụng để đáp ứng yêu cầu trong quá trình đổi mới và phát triển. Với đội ngũ nhân viên trẻ, bênh cạnh sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc thì vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định tín dụng, khả năng nắm vững các quy định, chính sách trong hoạt động tín dụng và các ngành có liên quan cũng như khả năng xem xét, đánh giá vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện và khách quan. Chính điều này đã dẫn đến việc hướng dẫn, tư vấn, thu thập thông tin và thẩm định khách hàng, phân tích đánh giá hồ sơ tín dụng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với các hồ sơ lớn, phức tạp, thẩm định dự án đầu tư (cầu đường, thủy điện, xây dựng, khai khoáng…), trong điều kiện ngân hàng chưa có sự tư vấn từ các chuyên gia đã dẫn đến những quyết định cho vay không đúng, quyết định đầu tư vào những phương án/dự án kinh doanh kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, do thu nhập của cán bộ tín dụng và các bộ phận có liên quan còn thấp và phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch; môi trường làm việc tiếp xúc thường xuyên với tiền; hệ thống kiểm soát chưa chặt chẽ… đã không ít cán bộ nhân viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp (lập hồ sơ khống, đánh giá sai lệch bản chất khách hàng, vay ké, tín dụng đen, biển thủ, cấu kết với khách hàng làm thiệt hại quyền lợi của ngân hàng…) làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng và uy tín của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)