Mục tiêu, chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP Phương Đông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 75)

Sau 17 năm hình thành và phát triển, OCB đã từng bước lớn mạnh và đạt được những kết quả nhất định. Trên nền tảng đó, OCB đặt ra mục tiêu trở thành 1 trong 15 ngân hàng dẫn đầu thị trường Việt nam vào 2015, với mạng lưới 200 điểm giao dịch, hệ thống eBanking, Mobile Banking hiện đại, an toàn và bảo mật; chiếm 5% thị phần của ngành và khẳng định vị thế ở phân khúc dân cư có thu nhập khá và các khách hàng doanh nghiệp, phục vụ trên 1 triệu khách hàng; ROA trung bình 2%; ROE trung bình 15%. Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 2011 OCB đã triển khai nhiều dự án quan trọng về thương hiệu, phát triển kinh doanh, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ cũng như chiến lược nhân sự. Đánh dấu bước ngoặc quan trọng là sự kiện công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới của OCB vào tháng 5 năm 2013.

Căn cứ vào tình hình kinh tế vĩ mô và chiến lược kinh doanh hướng tới khách hàng, với tầm nhìn phát triển bền vững, với vai trò là đối tác tin cậy của khách hàng, chất lượng quản lý tài sản vượt trội. OCB đã đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2013 với chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng đi đôi với đẩy mạnh huy động vốn thị trường 1, bao gồm các chỉ tiêu cơ bản:

STT Ch tiêu Kế hoch 2013 Tăng so vi 2012 1 Tổng tài sản 28.756 4,86% 2 Tổng vốn huy động 24.045 7,34% Trong đó huy động TT1 19.245 20% 3 Dư nợ tín dụng 18.954 9% 4 Nợ xấu < 3%

5 Lợi nhuận trước thuế 320 5,26%

7 Mạng lưới hoạt động 99 4,21% Các định hướng kinh doanh chính của OCB năm 2013

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chiến lược mới hướng trọng tâm vào hoạt động thực tiễn của từng khối, đặc biệt là các khối kinh doanh. Để thực thi chiến lược, trong năm 2013 OCB sẽ khiển khai một loạt các dự án liên quan đến phân khúc khách hàng, phát triển khách hàng mục tiêu, xây dựng và phát triển sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu, nâng cấp và tái cấu trúc chi nhánh/phòng giao dịch, củng cố đội ngũ bán hàng tại các đơn vị kinh doanh, nâng cấp dịch vụ ngân hàng điện tử e- banking…

- Thực hiện dự án “Tái định vị thương hiệu”, xây dựng và ứng dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới đi kèm đẩy mạnh truyền thông thương hiệu mới đến với công chúng và truyền thông nội bộ.

- Quản lý hiệu quả, nâng cao hiệu suất làm việc, tiếp tục hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế, chính sách, quy trình, quy chế. Triển khai và tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ nhằm nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Hoàn thiện cơ chế đánh giá nhân sự trên cơ sở năng suất lao động, tạo cơ chế công bằng, minh bạch, tạo động lực cho cán bộ nhân viên phát huy khả năng, nâng cao hiệu suất làm việc.

- Tiếp tục duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, tập trung cho vay vào các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích và nhóm khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược. Đẩy mạnh tăng trưởng huy động thị trường 1 nhằm cải thiện tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, từ đó đảm bảo an tòan hoạt động hệ thống.

- Tập trung các giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ xấu, lãi treo từ đó cải thiện kết quả kinh doanh. Song song đó, OCB tiếp tục kiện toàn mô hình quản lý rủi ro, hoàn thiện mô hình tổ chức của các khối kinh doanh và quản lý rủi ro đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đi kèm với an toàn và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 75)