Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 81)

Trong hoạt động tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho ngân hàng ra quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Nếu thông tin đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy cao thì ngân hàng sẽ có quyết định nhanh, chính xác và phục vụ khách hàng tốt hơn, do đó nâng cao chất lượng thông tin tín dụng là rất cần thiết.

- Kiểm tra, xác thực tính trung thực, hợp lý các thông tin do khách hàng cung cấp: Các thông tin do khách hàng cung cấp nhiều khi không đầy đủ, không chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, phương án/dự án vay vốn…từ nhiều nguồn khác nhau như: thông tin từ các nguồn có sẵn ở ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các TCTD, phân tích của cán bộ tín dụng…); thông tin từ phía khách hàng (phỏng vấn trực tiếp, báo cáo định kỳ, các dự án sản xuất kinh doanh…); thông từ các cơ quan, tổ chức chuyên cung cấp thông tin tín dụng; hoặc từ các bộ, ngành chủ quản và các nguồn thông tin khác như báo chí…Trên cơ sở tham khảo, so sánh, xác thực tính trung thực, hợp lý các thông tin do khách hàng cung cấp sẽ giúp cho cán bộ tín dụng cũng như các bộ phận có liên quan có được thông tin chất lượng trong việc phân tích, đánh giá khách hàng và thị trường để đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác, phù hợp. Ngoài ra, việc tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học sẽ giúp đánh giá chính xác hơn về khách hàng và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cấp tín dụng.

mô: Một phần rủi ro trong hoạt động tín dụng xảy ra là do thiếu thông tin về thị trường, ngành nghề mà ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Việc thu thập thông tin ngành đôi khi gặp khó khăn vì việc phân tích chủ yếu dựa vào khả năng phán đoán, nhận biết và sự hiểu biết chủ quan của cán bộ tín dụng. Việc thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các biến động kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Bộ phận này dựa trên những nguồn thông tin khác nhau sẽ đưa ra những phân tích, nhận định, dự báo cũng như cảnh báo các rủi ro về kinh tế, ngành, vùng…làm cơ sở định hướng để ngân hàng thực hiện giải pháp mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 81)