Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của OCB 2008 - 2012
Năm
Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác 5,254 4,013 4,112 5,138 5,028 Công nghiệp chế biến, chế tạo 415 1,105 1,637 2,471 3,276 Xây dựng 421 1,045 1,211 883 1,196 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 61 323 896 422 365 Vận tải, kho bãi 172 1,040 764 970 1,190 Các ngành khác 2,275 2,691 2,965 3,962 6,343 Tổng cộng 8,598 10,217 11,585 13,846 17,398
(Nguồn: Báo cáo thường niên của OCB)
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế của OCB 2008-2012
Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy dư nợ cho vay của OCB tập trung vào 3 ngành lớn: ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác: năm
2012 dư nợ 5.028 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2011; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: năm 2012 dư nợ 3.276 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2011 và tăng 196% so với năm 2009; ngành xây dựng: năm 2012 dư nợ 1.196 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2011 và tăng 14% so với năm 2009. Qua cơ cấu dự nợ cho vay theo ngành, có thể thấy OCB ưu tiên tài trợ vốn đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và có sự thay đổi cơ cấu giữa các ngành (biểu đồ 2.4). Cụ thể, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đã giảm tỷ trọng từ 61% (năm 2008) xuống còn 29% (năm 2012); ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng tỷ trọng từ 5% (năm 2008) lên 19% (năm 2012); từ năm 2009 do tình hình thị trường bất động sản đóng băng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và nguồn trả nợ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này nên ngân hàng đã hạn chế cấp tín dụng dẫn đến dư nợ ngành này đã giảm tỷ trọng từ 10% (năm 2009) xuống còn 7% (năm 2012).
Nhìn chung dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của OCB không có sự biến động lớn giữa các ngành, cơ cấu dư nợ dịch chuyển theo hướng phân tán và phù hợp với tình hình thị trường. Tuy nhiên, việc phân chia ngành chưa chi tiết và dư nợ tập trung chủ yếu vào 3 ngành chính như đã nêu trên sẽ gây khó khăn trong quá trình theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như rủi ro theo ngành để có biện pháp xử lý thích hợp.