Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 43)

Những kết quảđạt được

+ Nguồn vốn huy động năm sau tăng trưởng so với năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho OCB mở rộng hoạt động cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

+ Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng tăng đã góp phần làm giảm chi phí huy động và mở rộng hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.

+ Để gia tăng nguồn vốn huy động và cạnh tranh với các ngân hàng khác, OCB đã đưa ra nhiều sản phẩm, chính sách lãi suất huy động mang tính cạnh tranh, phù hợp với tình hình thị trường và yêu cầu của khách hàng, cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Từ đó đã tạo điều kiện OCB thu hút nhiều khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động.

Nhng tn ti và các yếu t khách quan nh hưởng đến công tác huy

động vn:

+ Nguồn vốn huy động trung và dài hạn không có sự tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động đã hạn chế hoạt động cho vay, đầu tư trung dài hạn và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

+ Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trong huy động vốn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động và khả năng huy động vốn của OCB do phải buộc tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất huy động ngầm làm tăng chi phí huy động vốn từ đó đẩy lãi suất cho vay tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng.

+ Bênh cạnh đó, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, các định chế tài chính phi ngân hàng, các công cụ đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao trên thị trường tài chính đã làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng có thể bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 43)