Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 52)

Bng 2.6: Ch tiêu tăng trưởng tín dng ca OCB 2008 – 2012

Đơn v tính: Tỷđồng

Năm

Ch tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay 8,597 10,217 10,585 13,846 17,389 Tỷ lệ tăng trưởng 13,8% 18,8% 13,4% 19,5% 25,6%

(Ngun: Báo cáo thường niên ca OCB)

Dựa vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2008 – năm 2012, dư nợ cho vay của OCB đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể dư nợ năm 2008 tăng 13,8%, năm 2009 tăng 18,8%, năm 2010 chỉ tăng 13,4% là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và lãi suất huy động, lãi suất cho vay khá cao, năm 2011 tăng 19,5% và năm 2012 tăng 25,6%. Nhìn chung tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay của OCB tương đối ổn định, đặc biệt là từ năm 2010 trở đi. Với chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015, OCB trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, thì việc tăng trưởng tín dụng là một yêu cầu không thể thiếu. Tuy nhiên, việc tăng trưởng cần có những bước đi thận trọng, phù hợp với tình hình thị trường, tránh việc tăng trưởng quá nóng và nhất là phải đảm bảo chất lượng tín dụng để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn vốn.

2.2.1.2 Ch tiêu n có bo đảm

Bng 2.7: Ch tiêu dư n có tài sn bo đảm ca OCB 2008 – 2012

Đơn v tính: Tỷđồng Năm Hình thc bo đảm 2008 2009 2010 2011 2012 Dư nợ có TSBĐ 7,616 8,970 10,519 13,431 17,215 T trng 89% 88% 91% 97% 99% Dư nợ không có TSBĐ 981 1,247 1,066 415 174 T trng 11% 12% 11% 3% 1% Tng cng 8,597 10,217 11,585 13,846 17,389

(Ngun: Phòng giám sát tín dng ca OCB)

Qua bảng 2.7 có thể thấy phần lớn dư nợ cho vay của OCB đều có tài sản bảo đảm, cụ thể dự nợ có tài sản bảo đảm năm 2009 là 8.970 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 88%);

năm 2010 là 10.519 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 91%); năm 2011 là 13.431 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 97%) và năm 2012 là 17.215 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 99%).

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế có những biến động theo chiều hướng không thuận lợi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, một khách hàng thường có quan hệ vay vốn tại nhiều TCTD dẫn đến hệ số nợ, hệ số đòn bẩy của khách hàng ở mức cao vì vậy tìm ẩn nguy cơ vỡ nợ cao. Ngoài ra, nguồn vốn tự có (khả năng hấp thụ thua lỗ) còn ở mức thấp nên OCB hạn chế cấp tín dụng đối với những khách hàng không có tài sản bảo đảm. Chính vì vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm luôn chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ dư nợ không có tài sản bảo đảm giảm dần trong tổng dư nợ cho vay là phù hợp với tình hình thị trường, quy mô vốn tự có và chính sách tín dụng thận trọng.

2.2.1.3 Ch tiêu n quá hn và n xu

- T l n quá hn, t l n xu

Bng 2.8: Ch tiêu n quá hn, n xu ca OCB 2008 – 2012

Đơn v tính: Tỷđồng

Năm

Nhóm n2008 2009 2010 2011 2012

Nợđủ tiêu chuẩn 7,972 9,726 10,804 11,591 14,789 Nợ cần chú ý 378 221 543 931 1,680 Nợ dưới tiêu chuẩn 148 58 123 154 157

Nợ nghi ngờ 45 50 32 110 45 Nợ có khả năng mất vốn 54 162 83 1,060 727 Tng cng 8,597 10,217 11,585 13,846 17,389 T l n quá hn 7,3% 4,8% 6,7% 16,3% 15% T l n xu 2,9% 2,6% 2,1% 9,6% 5,3% T l tăng n quá hn -21% 59,1% 188,7% 15,7%

(Ngun: Báo cáo thường niên, Phòng giám sát tín dng ca OCB)

Biu đồ 2.7: T l n quá hn, n xu ca OCB 2008 - 2012

Từ bảng số liệu 2.8 và biểu đồ 2.7 có thể thấy từ năm 2008 đến năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2011 trở đi tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng cao. Cụ thể: cuối năm 2011 nợ quá hạn là 2.255 tỷ đồng (chiếm 16,3% tổng dư nợ cho vay), gấp 2,9 lần so với năm 2010, trong đó nợ xấu là 1.324 tỷ đồng (chiếm 58,7% nợ quá hạn và 9,6% tổng dư nợ cho vay), gấp 5,6 lần so với năm 2010; cuối năm 2012 nợ quá hạn là 2.609 tỷ đồng (chiếm 15% tổng dư nợ cho vay), tăng 15,7% so với năm 2011, trong đó nợ xấu là 929 tỷ đồng (chiếm 35,6% nợ quá hạn và 5,3% tổng dư nợ cho vay), giảm 29,8% so với năm 2011. Bên cạnh đó, từ năm 2010 trở đi nợ quá hạn có tốc độ tăng đáng kể so với tốc độ tăng dư nợ (năm 2010: 59,1%/13,4%; năm 2011: 188,7%/19,5% và năm 2012: 15,7%/25,6%), trong đó tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao trong nợ quá hạn. Mặc dù phần lớn dư nợ của OCB được đảm bảo bằng tài sản, tuy nhiên với tỷ lệ nợ xấu khá cao, tình hình thị trường bất lợi như hiện nay thì việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi

nợ sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro mất vốn cũng như ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu khá cao như trên là dấu hiệu cho thấy chất lượng cho vay và hiệu quả kinh doanh của OCB đang có chiều hướng giảm sút. Vì vậy, OCB cần có chiến lược tăng trưởng, quản lý, kiểm soát tín dụng một cách hợp lý để từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn vốn.

- T l khách hàng có n quá hn

Bng 2.9: Ch tiêu t l khách hàng có n quá hn ca OCB 2008 – 2012

Năm Ch tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Số khách hàng quá hạn 1,411 1,616 1,789 1,897 1,920 Tổng khách hàng có dư nợ 16,423 17,296 18,225 19,530 20,042 T l khách hàng có NQH 8,6% 9,3% 9,8% 9,7% 9,6% Tc độ tăng dư n13,8% 18,8% 13,4% 19,5% 25,6% Tc độ tăng khách hàng 6,2% 5,3% 5,4% 7,2% 2,6% Tc độ tăng khách hàng có NQH 13,1% 14,5% 10,7% 6% 1,2%

(Ngun:Báo cáo thường niên, Phòng giám sát tín dng ca OCB)

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn của OCB qua các năm có xu hướng tăng và ổn định, cụ thể năm 2008 là 8,6%, năm 2010 là 9,8% và năm 2012 là 9,6%. Tỷ lệ này duy trì ở mức 8,6%-9,8%, cho thấy trong 100 khách hàng có dư nợ vay vốn thì có từ 9-10 khách hàng có nợ quá hạn, đây là một tỷ lệ tương đối cao và cho thấy chính sách tín dụng của ngân chưa đạt hiệu quả trong việc sàn lọc và lựa chọn khách hàng để cho vay. Nếu so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn nêu trên thì từ năm 2008 đến năm 2010, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn, cho thấy nợ quá hạn phân tán ở

nhiều khách hàng có dư nợ nhỏ. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến năm 2012, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn, điều này cho thấy nợ quá hạn của OCB đang tập trung vào một số ít khách hàng có dư nợ lớn.

Biu đồ 2.8: Tc độ tăng khách hàng có n quá hn ca OCB 2008 – 2012

Ngoài ra, biểu đồ 2.8 cho thấy tốc độ tăng khách hàng khá thấp so với tốc độ tăng trưởng dư nợ, điều này chứng minh OCB có xu hướng cho vay lớn đối với một khách hàng mới và gia tăng dư nợ đối với các khách hàng cũ, chính vì vậy đã làm cho nợ quá hạn tập trung vào một số khách hàng có dư nợ lớn như đã nêu trên và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc thu hồi nợ.

Do đó để phân tán rủi ro và cải thiện chất lượng tín dụng OCB cần xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp để lựa chọn phát triển khách hàng và tăng trưởng dư nợ, trong đó cần chú trọng đến các điều kiện để xem xét cho vay các khoản tín dụng lớn, ngoài ra cũng cần phát triển các khách hàng có dư nợ nhỏ và vừa để đa dạng danh mục khách hàng, phân tán rủi ro và gia tăng khả năng thu hồi nợ.

Bng 2.10: Ch tiêu hiu sut s dng vn ca OCB 2008 – 2012 Đơn v tính: Tỷđồng Năm Ch tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ cho vay 8,597 10,217 11,585 13,846 17,389 Tổng vốn huy động 8,262 10,046 15,236 20,306 22,400 Tổng tài sản 10,095 12,686 19,690 25,424 27,424 Hiu sut s dng vn (H1) 104% 102% 76% 68% 78% Hiu sut s dng vn (H2) 85% 81% 59% 54% 63%

(Ngun: Báo cáo thường niên ca OCB)

Hiệu suất sử dụng vốn H1 trong năm 2008 và năm 2009 lần lượt là 104% và 102% cho thấy dư nợ cho vay lớn hơn so với nguồn vốn huy động (khả năng sử dụng vốn) của OCB tương đối cao, vì vậy ngân hàng cần phải tìm kiếm thêm nguồn vốn khác để đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Từ năm 2010 trở đi, chỉ tiêu này dao động từ 68% -78%, cho thấy ngân hàng đang thừa vốn và chưa khai thác tốt nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở đi tình hình thị trường ngân hàng có nhiều biến động như lãi suất tăng cao, nợ xấu các ngân hàng tăng cao, tình hình thanh khoản kém…cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay nhằm đảm bảo cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro.

Hiệu suất sử dụng vốn H2 của OCB có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2008 đạt 85%, năm 2009 đạt 81% và năm 2012 đạt 63%. Như vậy đến cuối năm 2012, trong 100 đồng thuộc tài sản có thì có 63 đồng được sử dụng để cho vay trực tiếp khách hàng. Theo các chuyên gia thì trong điều kiện bình thường chỉ tiêu này thường từ 70% - 80%. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, do tình hình thị trường trong những năm gần đây biến động theo chiều hướng không thuận lợi, vì vậy ngân hàng cũng đã thay đổi cơ cấu tài

sản có của mình (giảm tỷ trọng dư nợ cho vay và chuyển sang các khoản mục đầu tư khác) để đảm bảo tính thanh khoản và hạn chế rủi ro.

2.2.1.5 Ch tiêu v trích lp d phòng ri ro tín dng, t l xóa nBng 2.11: T l trích lp d phòng ri ro tín dng, t l xóa n OCB 2008 – 2012 Đơn v tính: Tỷđồng Năm Ch tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Dự phòng rủi ro tín dụng 71 107 107 176 322 Xóa nợ 8 2 19 7 0 Tổng dư nợ bình quân 8,077 9,407 10,902 12,716 15,616 T l trích lp d phòng 0.88% 1.14% 0.98% 1.38% 2.06% T l xóa n0.10% 0.02% 0.17% 0.06% 0.00%

(Ngun: Báo cáo thường niên ca OCB)

Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng, OCB phải đối mặt với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao như đã phân tích ở phần trên. Việc trích lập dự phòng rủi ro tính dụng là một yêu cầu bắt buộc để lượng hóa, quản lý, hạn chế và xử lý khi rủi ro xảy ra. Giúp ngân hàng có thể chủ động được tình hình tài chính và đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của OCB đang có xu hướng tăng cao, tuy nhiên hầu hết dư nợ đều có tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay tối đa 70% nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất qua các năm là 2,06% là có thể chấp nhận được so với tỷ lệ thông thường từ 0% đến 5% và tỷ lệ xóa nợ là khá thấp. Với bảng số liệu trên, cho thấy phần lớn dư nợ của OCB có khả năng thu hồi do có nguồn thu bổ sung từ tài sản bảo đảm, vì vậy đã làm giảm chi phí trích lập dự phòng góp phần làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên để đánh giá chính xác mức độ rủi ro, khả năng thu hồi nợ và tổn thất nếu có để trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, ngân hàng cần xem

xét trên nhiều khía cạnh như: tình hình tài chính, nguồn thu từ phương án/dự án vay vốn…, trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì cần phải xác định lại giá trị phù hợp với thị trường và các chi phí phát sinh có liên quan trong quá trình xử lý tài sản. 2.2.1.6 Ch tiêu v li nhun t hot động tín dng Bng 2.12: Li nhun t hot động tín dng ca OCB 2008 – 2012 Đơn v tính: Tỷđồng Năm Ch tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập từ tín dụng 1,248 1,176 1,539 2,444 2,293 Tổng thu nhập 1,500 1,347 2,044 4,067 3,579 Lãi thuần từ tín dụng 260 474 629 898 1,185 Tổng lãi thuần 324 536 702 904 1,066 Tổng dư nợ bình quân 8,077 9,407 10,902 12,716 15,616 T l trên tng thu nhp 83.2% 87.3% 75.3% 60% 64% T l trên tng lãi thun 80.2% 88.4% 89.6% 99.3% 111% T l thu nhp trên dư n15.45% 12.50% 14.12% 19.22% 14.68% T l lãi thun trên dư n3.22% 5.04% 5.77% 7.06% 7.59%

(Ngun: Báo cáo thường niên ca OCB)

Hoạt động tín dụng mà chủ yếu là cho vay là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập của OCB, cụ thể trong năm 2008 và năm 2009, tỷ lệ thu nhập từ tín dụng chiếm lần lượt là 83,2% và 87,3% tổng thu nhập. Từ năm 2010 trở đi do phải cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản, ngân hàng đã điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay trong tổng tài sản (hiệu suất sử dụng vốn H1, H2 giảm) đã làm cho tỷ lệ thu nhập từ tín dụng chỉ chiếm từ 60%-70% tổng thu nhập. Ngoài ra, mặc dù cơ cấu hoạt động cho vay có xu

hướng giảm trong tổng tài sản nhưng tỷ lệ lãi thuần từ tín dụng chiếm 80%-90% tổng lãi thuần (trước chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng), riêng trong năm 2012 và quý 1 năm 2013 tỷ lệ này > 100% là do các hoạt động đầu tư khác (kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoán) bị thua lỗ. Nếu xem xét thu nhập và lãi thuần so với dư nợ cho vay thì tỷ lệ thu nhập trên dư nợ dao động bình quân 12,5% - 19,2% và tỷ lệ lãi thuần (trước chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng) trên dư nợ dao động bình quân 3,2% - 7,5%. Các tỷ lệ này thường không ổn định vì chịu ảnh hưởng theo tình hình biến động của lãi suất trên thị trường.

Nhìn chung hoạt động tín dụng của OCB có hiệu quả và đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến kết quả kinh doanh chung của ngân hàng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay là hết sức cần thiết, mang lại thu nhập và lợi nhuận cao, đồng thời nâng cao khả năng thu hồi vốn đầy đủ, đúng hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)