CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIB KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 28)

3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Mọi hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý và chỉ đạo của Hội sở chính tại Hà Nội với lực lƣợng cán bộ nhân viên gồm 40 ngƣời:

 Giám đốc chi nhánh: 1 ngƣời

 Phòng giao dịch tín dụng: 4 ngƣời

 Phòng hành chính nhân sự: 9 ngƣời

 Phòng dịch vụ khách hàng: 8 ngƣời

 Phòng khách hàng cá nhân: 4 ngƣời

 Phòng khách hàng doanh nghiệp: 2 ngƣời

19

Nguồn: Phòng giao dịch tín dụng, VIB Kiên Giang

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng

3.3.2 Chức năng của các phòng ban

Giám đốc chi nhánh

Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cung cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi đƣợc ủy quyền. Các phòng còn lại, mỗi phòng có một chức năng riêng, nhƣng tất cả là vì mục tiêu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhanh nhất và an toàn nhất.

Phòng giao dịch tín dụng

Với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu hỗ trợ cho phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp, bộ phận giao dịch tín dụng có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu làm hồ sơ tín dụng, tính toán dƣ nợ khách hàng, tiền lãi và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng tín dụng.

Phòng hành chính nhân sự

 Tổ chức thực hiện công tác phục vụ và sắp xếp bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, tổ chức thực hiện công tác phục vụ.

 Cung cấp văn phòng phẩm cho hoạt động của các bộ phận trong ngân hàng, bố trí nhân viên trực bảo vệ, giải quyết các vấn đề liên quan đến lƣơng, thƣởng.

Phòng dịch vụ khách hàng

 Tổ chức hạch toán, theo dõi, cân đối thu chi và các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc.

 Lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán hàng năm. Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Giao Dịch Tín Dụng Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Phòng Khách Hàng Cá Nhân Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp Phòng Giao Dịch Cà Mau GIÁM ĐỐC CHINHÁNH

20

 Kết hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm.

 Thực hiện tốt vai trò quản lý, giám sát tài sản của ngân hàng.

 Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, chi, vận chuyển tiền.

 Quản lý kho và bảo quản tài sản trong kho theo quy định.  Phòng khách hàng cá nhân

 Về chức năng:

+ Tiếp thị cá nhân: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể; tiếp thị và quản lý khách hàng; chăm sóc khách hàng cá nhân và các khách hàng khác.

+ Thẩm định cá nhân: thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy định của ngân hàng) và các chức năng khác.

 Về nhiệm vụ:

+ Thẩm định cá nhân: thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy định của ngân hàng).

+ Phối hợp với bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý khách hàng.

+ Nghiên cứu hồ sơ, phƣơng án vay vốn, tài sản đảm bảo của khách hàng, phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng. + Báo cáo, đánh giá chất lƣợng thẩm định tại ngân hàng và đơn vị trực thuộc ngân hàng.

+ Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thị cá nhân và chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay.

+ Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo ngân hàng các biện pháp cải tiến, tăng cƣờng chất lƣợng thẩm định.

Phòng khách hàng doanh nghiệp

 Về chức năng:

+ Tiếp thị khách hàng doanh nghiệp: cũng giống nhƣ phòng tín dụng cá nhân, phòng tín dụng doanh nghiệp sẽ quản lý, tiếp thị cho các khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty và các khách hàng khác theo mối quan hệ của cá nhân trong phòng tín dụng doanh nghiệp.

21

+ Thẩm định tín dụng doanh nghiệp: tiến hành xem xét hồ sơ và cấp tín dụng cho các đối tƣợng vay vốn thuộc chức năng của phòng; đồng thời xem xét các dự án lớn tại địa phƣơng.

 Về nhiệm vụ:

+ Thẩm định doanh nghiệp: xem xét các hồ sơ cấp tín dụng thuộc phạm vi doanh nghiệp và công ty, các dự án lớn của chính quyền địa phƣơng.

+ Nghiên cứu hồ sơ, phƣơng án vay vốn, tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp, công ty; phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng.

+ Thông báo quyết định cấp tín dụng, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay.

+ Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho ban lãnh đạo chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cƣờng chất lƣợng thẩm định.

Phòng giao dịch Cà Mau

Hiện nay, VIB Kiên Giang có 1 phòng giao dịch trực thuộc tại 20 Hùng Vƣơng - Thành phố Cà Mau.

+ Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay, và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng.

+ Tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định. + Thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động; xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.

+ Tổ chức công tác quản lý hành chính bảo đảm an toàn an ninh tài sản; theo dõi tham mƣu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị. Đồng thời, phòng giao dịch cần phải thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị.

3.4 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIB KIÊN GIANG HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIB KIÊN GIANG

Căn cứ vào Quy chế cho vay đối với khách hàng số 2716/2013/QC-VIB ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2013, có thể trích lọc và tóm gọn một số điều kiện đối với việc cho vay cá nhân nhƣ sau:

22

 Cá nhân vay vốn tại ngân hàng phải là ngƣời có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

 VIB chỉ cho vay đối với khách hàng cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. Không đƣợc cho vay những trƣờng hợp mà pháp luật cấm cho vay.

 Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc, lãi trong thời hạn cam kết thể hiện nhƣ sau:

+ Có khả năng về vốn, tài sản của khách hàng để đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của khách hàng đó.

+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. Mức vốn tự có tham gia vào các dự án do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp chính sách tín dụng của VIB và khả năng, uy tín của khách hàng nhƣng không thấp hơn mức do Tổng Giám đốc quy định.

+ Kinh doanh có hiệu quả, có lãi; trong trƣờng hợp lỗ, thì phải xác định đƣợc nguyên nhân lỗ, có phƣơng án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết và chỉ đƣợc cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu nhập ổn định hoặc có nguồn thu khác để trả nợ;

 Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phƣơng án vay vốn phục vụ đời sống khả thi và có hiệu quả.

 Thực hiện đúng các thủ tục về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và của VIB.

 Các điều kiện vay vốn khác theo quy định của VIB từng thời kỳ.

Ngoài ra nếu cá nhân vay vốn là ngƣời nƣớc ngoài thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

 Có hộ chiếu do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền của nƣớc ngoài cấp (có đủ năng lực Pháp luật và năng lực hành vi dân sƣ theo quy định của Pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó là công dân).

23

 Đƣợc các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cho phép nhập cảnh hoặc cƣ trú tại Việt Nam để làm việc, học tập, du lịch, chữa bệnh, các mục đích hợp pháp khác thể hiện bằng một trong các giấy tờ sau:

+ “Thẻ thƣờng trú” (3 năm đƣợc cấp lại một lần hoặc thời hạn khác theo quy định liên quan của pháp luật).

+ “Thẻ tạm trú” (đƣợc cấp theo thời hạn từ 1 đến 3 năm hoặc thời hạn khác theo quy định liên quan của pháp luật).

+ “Giấy thông hành” (có giá trị không quá 6 tháng hoặc thời hạn khác theo quy định liên quan của pháp luật).

+ “Giấy chứng nhận tạm trú” (có giá trị không quá 12 tháng hoặc thời hạn khác theo quy định liên quan của pháp luật).

+ “Giấy xác nhận tạm trú” (có giá trị không quá 12 tháng hoặc thời hạn khác theo quy định liên quan của pháp luật).

 Thời hạn cho vay không quá thời hạn đƣợc phép cƣ trú tại Việt Nam theo các giấy tờ nêu trên và phù hợp với thời gian thị thực.

 Tài sản đảm bảo tiền vay có thể xử lý đƣợc, mà không phụ thuộc vào việc ngƣời vay còn cƣ trú ở Việt Nam hay không.

3.5 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIB KIÊN GIANG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIB KIÊN GIANG

Dựa vào quy trình cho vay cơ bản, VIB Kiên Giang đã xây dựng quy trình cho vay khách hàng cá nhân phù hợp với tình hình thực tế, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, thuận tiện mà vẫn đảm bảo an toàn, không xảy ra sai sót. Cụ thể các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Thẩm định và quyết định cho vay

 Tiếp cận nhu cầu vay vốn của khách hàng.

 Kiểm tra hồ sơ, thủ tục và các điều kiện vay vốn ban đầu.

 Đối chiếu với các quy định, chính sách tín dụng.

 Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng.

 Tham khảo thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin nhƣ thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN Việt Nam, Trung tâm Thông tin Tín dụng tƣ nhân hoặc các nguồn tin đáng tin cậy khác.

24

 Xem xét đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.

 Trƣờng hợp không đồng ý cho vay thì ngân hàng sẽ có thông báo cho khách hàng và quy trình tín dụng kết thúc. Trƣờng hợp chấp nhận cho vay, ngân hàng sẽ tiến hàng ký hợp đồng tín dụng với khách hàng.

Bước 2: Hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ cho vay

 Hoàn thiện và bổ sung những hồ sơ còn thiếu so với quy định theo yêu cầu của cấp phê duyệt để trình phê duyệt chính thức cho vay.

 Phối hợp với khách hàng lập và trình cấp có thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng.

 Hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay (ký kết; công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo; mua bảo hiểm cho tài sản; tiếp nhận và nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm) theo quy định của VIB.

 Kiểm tra lại các điều kiện cho vay khác trƣớc khi giải ngân.  Bước 3: Giải ngân khoản vay

Ngân hàng chỉ đƣợc giải ngân sau khi đã hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay. Chứng từ làm căn cứ giải ngân gồm:

 Khế ƣớc (giấy) nhận nợ.

 Chứng từ chứng minh đối tƣợng cho vay, mục đích vay vốn theo hợp đồng tín dụng.

 Các chứng từ, tài liệu khác theo quy định của VIB từng thời kỳ.  Bước 4: Theo dõi, kiểm tra, giám sát khoản vay

VIB Kiên Giang sẽ thực hiện các công việc theo dõi và đôn đốc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả lãi và nợ gốc đúng hạn. Song song với đó, ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc không trả lãi và nợ gốc nhƣ cam kết trong hợp đồng.

Bước 5: Thu nợ gốc và lãi

Tiến hành thu nợ gốc và lãi của khách hàng khi đến hạn. Nếu khách hàng không trả đƣợc, VIB sẽ tìm hiểu nguyên nhân để đề ra hƣớng giải quyết tốt

25

đẹp cho đôi bên. Trƣờng hợp xấu nhất là ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì VIB Kiên Giang sẽ tiến hành tất toán khoản vay và giải chấp cho khách hàng (trong trƣờng hợp có đảm bảo tín dụng).

3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013

Đối với các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng thì lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với các NHTM thì rủi ro là yếu tố không thể bỏ qua. Vậy nên tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá rủi ro luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM ở Việt Nam. Và để thực hiện đƣợc điều đó là một việc không hề dễ dàng trong thời buổi kinh tế hiện nay, việc này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cả tập thể ngân hàng. VIB Kiên Giang cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó, trong những năm vừa qua, dù nền kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế nƣớc ta thế nhƣng VIB Kiên Giang vẫn vững vàng vƣợt qua khó khăn và đạt đƣợc những thành tích khá tốt. Để thấy rõ hơn điều đó, ta có thể xem bảng sau đây:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % I.Tổng thu nhập 21.888 31.034 37.685 9.146 41,79 6.651 21,43

Thu nhập từ lãi 19.518 25.365 30.776 5.847 29,96 5.411 21,33

Thu nhập ngoài lãi 2.370 5.669 6.909 3.299 139,20 1.240 21,87

II. Tổng chi phí 16.808 25.764 30.400 8.956 53,28 4.636 17,99

Chi trả lãi 10.991 13.198 22.297 2.207 20,08 9.099 68,94

Chi phí ngoài lãi 5.817 12.566 8.103 6.749 116,02 (4.463) (35,52)

III. Lợi nhuận 5.080 5.270 7.285 190 3,74 2.015 38,24

Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011- 2013

Thu nhập

Qua bảng 3.1 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tổng thu nhập của ngân hàng tăng trƣởng liên tục qua 3 năm. Trong đó, năm 2012 thu nhập của ngân hàng tăng khoảng 41,79% so với năm 2011; sang năm 2013, tốc độ tăng trƣởng của thu nhập không cao nhƣ năm trƣớc nhƣng vẫn ở tỷ lệ khá lớn,

26

21,43%. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, một số ngân hàng đã phải sáp nhập mới có thể tồn tại đƣợc thì việc tăng trƣởng thu nhập đáng kinh ngạc nhƣ của VIB Kiên Giang nhƣ thời gian qua là rất đáng khen. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng là khá tốt.

Thu nhập của VIB Kiên Giang đến từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ từ lãi

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)