Phân tích tình hình dƣ nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 55)

Dƣ nợ là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dƣ nợ cho chúng ta biết số tiền mà ngân hàng cần phải thu khách hàng của mình trong thời gian tới, nó bao gồm số tiền lũy kế của năm trƣớc và số nợ phát sinh trong năm hiện hành.

4.3.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo kỳ hạn

Do tốc độ tăng của doanh số cho vay nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên dƣ nợ của VIB Kiên Giang có xu hƣớng tăng lên qua từng năm. Bảng 4.8 sẽ trình bày một số thông tin về dƣ nợ theo kỳ hạn của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013.

46

Bảng 4.8: Tình hình dƣ nợ theo kỳ hạn của ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 161.220 164.915 166.146 3.695 2,29 1.231 0,75 Trung hạn 29.568 31.880 33.757 2.312 7,82 1.877 5,89 Dài hạn 12.569 14.745 17.482 2.176 17,31 2.737 18,56 Tổng 203.357 211.540 217.385 8.183 4,02 5.845 2,76

Nguồn: Phòng giao dịch tín dụng, VIB Kiên Giang

Dư nợ ngắn hạn

Mặc dù hoạt động cho vay ngắn hạn của VIB Kiên Giang có đƣợc sự tăng trƣởng rất nhanh chóng trong 3 năm qua, nhƣng do doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng đạt kết quả rất tốt nên dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng không có sự biến động đáng kể. Nhìn chung, dƣ nợ ngắn hạn của VIB Kiên Giang có tỷ trọng lớn nhất trong tổng dƣ nợ và có xu hƣớng tăng nhẹ trong thời gian qua. Cuối năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn là 161.220 triệu đồng. Vào thời điểm này cuối năm 2012, dƣ nợ của ngân hàng tăng thêm 3.695 triệu đồng, đạt 164.915 triệu đồng. Đến cuối năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn chỉ tăng 0,75% so với cùng kỳ năm 2012, đạt giá trị 166.146 triệu đồng. Dù không có đƣợc sự tăng trƣởng ấn tƣợng qua các năm, tuy nhiên việc có lƣợng dƣ nợ rất cao đã cho thấy tầm ảnh hƣởng khá lớn của các khoản vay ngắn hạn trong hoạt động cho vay tại VIB Kiên Giang. Đây chính là khoản mục đem lại thu nhập chính cho ngân hàng cũng nhƣ chứa đựng rủi ro tín dụng nhiều nhất. Vì thế nên VIB Kiên Giang cần giành sự quan tâm, chú ý đặc biệt đến các khoản vay này để có thể nâng cao chất lƣợng cho vay tại ngân hàng.

Dư nợ trung hạn

Do các khoản vay trung hạn thƣờng có thời hạn hợp đồng tƣơng đối dài nên dƣ nợ trung hạn của ngân hàng trong thời gian qua mang tính chất khá ổn định. Giống với dƣ nợ ngắn hạn, dƣ nợ trung hạn của VIB Kiên Giang cũng tăng nhẹ qua từng năm. Thời điểm cuối năm 2012, dƣ nợ của ngân hàng tăng 7,82% so với năm 2011, nằm ở mức 31.880 triệu đồng. Đến cuối năm 2013, dƣ nợ tiếp tục tăng thêm 1.877 triệu đồng, tƣơng đƣơng 5,89% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 33.757 triệu đồng. Với tốc độ tăng doanh số thu nợ trung hạn ấn tƣợng nhƣ trong thời gian qua thì việc dƣ nợ trung hạn tăng cho thấy hoạt động cho vay trung hạn của ngân hàng đang diễn ra rất tốt. Đa số các khoản

47

vay đến hạn đều đƣợc ngân hàng thu hồi, sau đó dùng những đồng vốn này thực hiện giao dịch tín dụng mới, thu nhập của ngân hàng qua đó cũng tăng lên khá nhiều.

Dư nợ dài hạn

Qua bảng 4.8, có thể thấy rằng dƣ nợ dài hạn của VIB Kiên Giang tăng nhanh liên tục trong 3 năm qua. Cuối năm 2011, dƣ nợ dài hạn của ngân hàng là 12.569 triệu đồng. Đến cuối năm 2012, con số này tăng thêm 2.176 triệu đồng, đạt 14.745 triệu đồng. Và đến cuối năm 2013, dƣ nợ dài hạn của ngân hàng đã là 17.482 triệu đồng, tăng 18,56% so với cuối năm trƣớc đó.

Có thể cho rằng các khoản vay này chƣa đến thời hạn trả nợ nên dƣ nợ của năm trƣớc tiếp tục đƣợc cộng dồn vào các khoản vay dài hạn trong năm nay, khiến dƣ nợ tăng lên. Ngoài ra, do doanh số thu nợ dài hạn không đạt đƣợc kết quả cao nên đã góp phần gia tăng giá trị của dƣ nợ dài hạn. VIB Kiên Giang nên theo dõi các khoản nợ này chặt chẽ, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng kỹ lƣỡng, đôn đốc, hối thúc khách hàng hoàn trả nợ đến hạn, cố gắng giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro đối với các khoản vay này.

4.3.3.2 Phân tích tình hình dư nợ theo sản phẩm tiền vay

Nhìn chung, dƣ nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân của VIB Kiên Giang tập trung ở các sản phẩm thuộc nhóm cho vay tiêu dùng với tỷ trọng khá lớn. Đứng thứ 2 là dƣ nợ thuộc sản phẩm cho vay cá nhân kinh doanh và đứng thứ 3 là dƣ nợ ở sản phẩm cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ. Những thông tin này sẽ đƣợc thể hiện chi tiết trong bảng 4.9.

Bảng 4.9: Tình hình dƣ nợ của ngân hàng theo sản phẩm tiền vay

Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Cho vay tiêu

dùng 107.821 126.394 107.741 18.573 17,23 (18.653) (14,76) Cho vay cá nhân kinh doanh 58.590 54.192 63.204 (4.398) (7,51) 9.012 16,63 Cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ 36.946 30.954 46.440 (5.992) (16,22) 15.486 50,03 Tổng 203.357 211.540 217.385 8.183 4,02 5.845 2,76

48  Dư nợ cho vay tiêu dùng

Xét bảng 4.9, ta dễ dàng nhận ra rằng dƣ nợ cho vay tiêu dùng của VIB Kiên Giang có sự biến động qua từng năm. Cuối năm 2011, dƣ nợ nhóm sản phẩm tiền vay này là 107.821 triệu đồng. Đến cuối năm 2012, do doanh số cho vay trong năm có tốc độ tăng nhanh hơn doanh số thu nợ khá nhiều nên dƣ nợ nhóm này tăng thêm 18.573 triệu đồng, đạt 126.394 triệu đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013 thì con số này đã giảm hơn 14%, chỉ còn ở mức 107.741 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một mặt đến từ việc giảm sút các khoản vay mua bán bất động sản trong dài hạn của ngân hàng trong năm qua. Mặt khác, do ngân hàng đã tiến hành thu hồi đƣợc khá nhiều khoản vay ngắn hạn khi đến hạn nên dƣ nợ ở nhóm sản phẩm tiền vay này giảm tƣơng đối nhiều.

Dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh

Từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2013, dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh của VIB Kiên Giang có xu hƣớng tăng, từ giá trị 58.590 triệu đồng cuối năm 2011 đã tăng lên thành 63.204 triệu đồng vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, dƣ nợ ở nhóm này không tăng liên tục mà giảm nhẹ vào cuối năm 2012. Cụ thể, cuối năm 2012 dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh giảm 7,51% so với thời điểm cuối năm 2011. Sau đó, dƣ nợ nhóm này tăng lên thêm 9.012 triệu đồng vào cuối năm 2013, tƣơng đƣơng 16,63% so với số liệu ở cuối năm trƣớc.

Sỡ dĩ có sự biến động này là do doanh số thu nợ ở nhóm sản phẩm này trong năm 2012 có đƣợc kết quả khá tốt, đạt 242.482 triệu đồng so với 238.084 triệu đồng của doanh số cho vay (Bảng 4.5 và 4.7). Điều này đã làm cho dƣ nợ ở cuối năm 2012 giảm nhẹ. Còn trong năm 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh trong tỉnh có chuyển biến tốt, nhu cầu vay vốn của các cá nhân, hộ kinh doanh trong tỉnh tăng cao. Đáp ứng nhu cầu này của khách hàng, VIB Kiên Giang đã giải ngân một lƣợng vốn tƣơng đối lớn cho các khoản vay này, việc này làm cho dƣ nợ tăng mạnh vào cuối năm 2013.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ

Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của VIB Kiên Giang trong thời gian qua có diễn biến gần giống nhƣ dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh. Cuối năm 2011, dƣ nợ ở nhóm này là 36.946 triệu đồng. Sau đó, dƣ nợ này giảm đi tƣơng đối vào cuối năm 2012, chỉ còn 30.954 triệu đồng, giảm hơn 16% so với một năm trƣớc đó. Đến cuối năm 2013, dƣ nợ của sản phẩm tiền vay này đạt giá trị 46.440 triệu đồng, tăng khoảng 50% so với thời điểm cuối năm 2012.

49

Tƣơng tự nhƣ các sản phẩm tiền vay khác, việc thu hồi nợ đến hạn của các doanh nghiệp siêu nhỏ trong năm 2012 đạt doanh số rất cao, làm cho dƣ nợ ở cuối năm 2012 giảm mạnh. Đến năm 2013, doanh số cho vay ở sản phẩm tiền vay này tăng đột biến, đạt 84.951 triệu đồng (Bảng 4.5). Trong khi đó, doanh số thu nợ trong cùng năm chỉ đạt 69.465 triệu đồng (Bảng 4.7). Khoảng chênh lệch này đã làm cho dƣ nợ cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tăng thêm 15.486 triệu đồng vào cuối năm 2013.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 55)