Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên các hoạt động của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong đó rủi ro tín dụng là đáng lo ngại nhất vì nó đem đến cho ngân hàng hậu quả tƣơng đối nặng nề. Và biểu hiện rõ ràng nhất của rủi ro tín dụng đó chính là việc nợ xấu tăng cao (Thái Văn Đại, 2014). Chính vì điều này nên các ngân hàng thƣơng mại luôn xem việc quản lý nợ xấu là một trong những việc quan trọng nhất của ngân hàng mình. VIB Kiên Giang cũng không ngoại lệ, ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên của ngân hàng luôn theo dõi chặt chẽ các khoản vay để có thể phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ xấu. Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu của VIB Kiên Giang, ta sẽ phân tích nợ xấu của ngân hàng theo kỳ hạn và theo sản phẩm tiền vay.
4.3.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo kỳ hạn
Nhờ vào công tác quản trị tốt của ban lãnh đạo cũng nhƣ quá trình làm việc hiệu quả của các cán bộ tín dụng ngân hàng nên nợ xấu của VIB Kiên Giang đƣợc giữ ở mức tƣơng đối thấp. Bảng 4.10 sẽ cung cấp cho ta thông tin chi tiết về nợ xấu của ngân hàng theo kỳ hạn.
Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu của ngân hàng theo kỳ hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.128 2.430 2.541 302 14,19 111 4,57 Trung hạn 604 863 1.015 259 42,88 152 17,61 Dài hạn 293 571 821 278 94,88 250 43,78 Tổng 3.025 3.864 4.377 839 27,74 513 13,28
50
Nhìn chung, nợ xấu ở nhóm khách hàng cá nhân tại VIB Kiên Giang có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn vừa qua, từ 3.025 triệu đồng năm 2011 đã tăng lên thành 4.377 triệu đồng trong năm 2013. Do dƣ nợ của ngân hàng tăng lên liên tục trong thời gian qua nên khả năng phát sinh thêm nợ xấu cũng cao hơn. Đây là mức rủi ro mà VIB Kiên Giang phải đánh đổi để có đƣợc mức lợi nhuận mà mình mong muốn, ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro này đƣợc. Dù nợ xấu của ngân hàng tăng qua từng năm nhƣng số nợ xấu phát sinh trong năm 2013 thấp hơn khá nhiều so với con số phát sinh thêm trong năm 2012 (Bảng 4.10). Từ đó có thể thấy rằng công tác kiểm soát nợ xấu của VIB Kiên Giang đã đƣợc cải thiện tƣơng đối tốt trong năm 2013, đây là tín hiệu rất khả quan đối với ngân hàng.
Nợ xấu ngắn hạn
Thông qua số liệu trong bảng 4.10, ta có thể thấy rằng nợ xấu ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân của VIB Kiên Giang biến động theo chiều hƣớng tăng trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng là 2.128 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2012, số nợ xấu này đã tăng lên thành 2.430 triệu đồng, mức tăng tƣơng đƣơng 14,19% so với năm trƣớc. Trong năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng tăng thêm 111 triệu đồng so với năm 2012, đạt giá trị 2.541 triệu đồng.
Nhƣ đã nói ở phần trên, vấn đề phát sinh nợ xấu xuất phát từ việc lựa chọn giữa khoản lợi nhuận hợp lý và mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc của ngân hàng. Vậy nên, việc nợ xấu ngắn hạn gia tăng nhƣ trong giai đoạn vừa qua không phải là điều hoàn toàn xấu. Với mức dƣ nợ ngắn hạn mỗi năm đều trên 160.000 triệu đồng (Bảng 4.8) thì việc nợ xấu ngắn hạn chỉ trên 2.000 triệu đồng mỗi năm là điều có thể chấp nhận đƣợc, mọi thứ vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng. Bên cạnh đó, số nợ xấu tăng thêm trong năm 2013 thấp hơn khá nhiều so với con số ở năm 2012 đã cho thấy công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng đã phần nào đƣợc nâng lên. Tuy vậy, VIB Kiên Giang nên đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ ngắn hạn trong tƣơng lai, vì đây là khoản nợ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Nếu cứ để nợ xấu tăng qua từng năm nhƣ vậy sẽ là điều không tốt cho hoạt động của ngân hàng trong dài hạn.
Nợ xấu trung hạn
Trong 3 năm vừa qua, nợ xấu trung hạn của ngân hàng có tốc độ tăng tƣơng đối nhanh. Năm 2011 là 604 triệu đồng, và con số này đã tăng hơn 42%
51
trong năm 2012, nằm ở mức 863 triệu đồng. Đến năm 2013, nợ xấu trung hạn tiếp tục tăng thêm 152 triệu đồng thành 1.015 triệu đồng.
Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng nợ xấu trung hạn xuất phát từ việc sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng vốn không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn của một bộ phận nhỏ khách hàng. Điều này đã làm cho đồng vốn của ngân hàng bị chiếm dụng trong thời gian dài, nợ xấu trung hạn cũng vì thế mà tăng lên. Các cán bộ tín dụng của VIB Kiên Giang nên ngồi lại bàn bạc với bộ phận khách hàng này để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự việc trên, đƣa ra các gợi ý, giải pháp có thể giúp các khách hàng của mình vƣợt qua khó khăn, từ đó có thể giúp ngân hàng thu hồi lại đƣợc đồng vốn đã phát vay.
Nợ xấu dài hạn
Đây là khoản mục nợ xấu tăng trƣởng rất nhanh trong 3 năm trở lại đây. Năm 2011, nợ xấu dài hạn của ngân hàng chỉ là 293 triệu đồng. Năm 2012 thì khoản nợ xấu này đã tăng hơn 94%, mang giá trị 571 triệu đồng. Đến năm 2013, nợ xấu dài hạn tiếp tục tăng thêm 250 triệu đồng so với năm trƣớc, nằm ở mức 821 triệu đồng.
Có lẽ đây chính là điểm đen lớn nhất trong bức tranh tín dụng cá nhân của VIB Kiên Giang trong 3 năm qua. Khi mà nợ xấu ngắn hạn và trung hạn đều có xu hƣớng tăng chậm lại rất nhiều trong năm 2013 thì các khoản nợ xấu dài hạn vẫn tăng với tốc độ trên 250 triệu đồng mỗi năm, đây là điều không tốt đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Các khoản nợ xấu này phát sinh từ một số hợp đồng vay xây dựng hoặc sửa chữa nhà của khách hàng. VIB Kiên Giang cần có các biện pháp cụ thể, cứng rắn hơn để thu hồi lại những khoản nợ này. Song song với đó, ngân hàng nên theo dõi sát sao các khoản vay dài hạn khác để có thể hạn chế việc phát sinh thêm nợ xấu dài hạn trong tƣơng lai.
4.3.4.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo sản phẩm tiền vay
Qua những phân tích ở các phần trƣớc, có thể thấy rằng hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân đã và đang đem lại cho VIB Kiên Giang nguồn thu nhập tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù riêng của việc sử dụng vốn và các yếu tố khác có liên quan mà mỗi sản phẩm tiền vay khách hàng giao dịch với ngân hàng đều mang trong mình một số rủi ro nhất định. Để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề này, ta có thể xem qua bảng 4.11 dƣới đây.
52
Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu của ngân hàng theo sản phẩm tiền vay
Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Cho vay tiêu dùng 1.634 2.185 2.057 551 33,72 (128) (5,86) Cho vay cá nhân
kinh doanh 967 1.049 1.346 82 8,48 297 28,31 Cho vay doanh
nghiệp siêu nhỏ 424 630 974 206 48,58 344 54,60 Tổng 3.025 3.864 4.377 839 27,74 513 13,28
Nguồn: Phòng giao dịch tín dụng, VIB Kiên Giang
Nợ xấu cho vay tiêu dùng
Qua bảng 4.11, có thể thấy rằng nợ xấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng có sự biến động qua các năm. Năm 2011, nợ xấu ở sản phẩm tiền vay này là 1.634 triệu đồng. Năm 2012, nợ xấu cho vay tiêu dùng tăng thêm 551 triệu đồng, nằm ở mức 2.185 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2013, các khoản nợ xấu này đã giảm 5,86% so với năm trƣớc đó, chỉ còn 2.057 triệu đồng.
Theo nhƣ thông tin mà VIB Kiên Giang cung cấp thì các khoản nợ xấu này chủ yếu đến từ các hợp đồng vay tín chấp tiêu dùng, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo và vay sửa chữa nhà hoặc mua sắm trang thiết bị nội thất của khách hàng. Đây là những khoản vay không đƣợc sử dụng nhằm mục đích kinh doanh sinh lời nên khả năng xảy ra rủi ro là khá cao. Thực tế thì đây cũng chính là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ xấu của VIB Kiên Giang. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhƣ vậy nhƣng trong năm 2013 thì những khoản nợ xấu này đã giảm hơn 128 triệu đồng so với năm 2012. Tuy số nợ xấu giảm đi không nhiều nhƣng điều đó cũng đã giúp ta thấy đƣợc nỗ lực rất đáng khen ngợi của các cán bộ ngân hàng trong việc hạn chế và thu hồi nợ xấu. VIB Kiên Giang nên dựa vào đà này để tiếp tục thu hồi các khoản nợ xấu cho vay tiêu dùng khác trong những năm tới, qua đó có thể nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.
Nợ xấu cho vay cá nhân kinh doanh
Nợ xấu ở khoản mục này phát sinh từ các hợp đồng vay vốn để sản xuất kinh doanh của một số cá nhân, hộ gia đình ở thành phố Rạch Giá. Do hoạt động kinh doanh diễn ra không đƣợc suôn sẻ nên các khách hàng này đã chiếm dụng vốn của ngân hàng vƣợt quá thời hạn ký kết trong hợp đồng. Điều
53
này dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn khi mà nợ xấu liên tục tăng qua các năm. Năm 2012, nợ xấu chỉ tăng hơn 82 triệu đồng so với năm 2011, nằm ở mức 1.049 triệu đồng. Đến năm 2013, nợ xấu ở khoản mục này đã tăng hơn 28,31% so với năm trƣớc đó, mang giá trị 1.346 triệu đồng.
Các cán bộ của ngân hàng đã tiếp xúc với những khách hàng này và biết đƣợc rằng nguyên nhân của việc kinh doanh không tốt đến từ việc chi phí đầu vào tăng cao, các cơ sở kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, sản phẩm mà họ bán ra ngày một ít hơn,… Lợi nhuận mà họ thu về cũng vì thế mà giảm đi khá nhiều nên việc trả nợ ngân hàng cũng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, một vài khách hàng đã sử dụng vốn không đúng với mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, việc này đã làm cho họ không thể có đƣợc nguồn trả nợ kịp thời cho ngân hàng, dẫn đến việc phát sinh thêm nợ xấu. VIB Kiên Giang nên xem xét kỹ từng khoản vay để có thể đƣa ra các biện pháp hỗ trợ thích hợp để vừa giúp khách hàng của mình bƣớc qua thời kỳ khó khăn, vừa giúp ngân hàng có thể thu hồi đƣợc các khoản nợ xấu này trong tƣơng lai.
Nợ xấu cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ
Tƣơng tự nhƣ nợ xấu ở sản phẩm tiền vay dành cho cá nhân kinh doanh, nợ xấu đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có xu hƣớng tăng trong 3 năm qua. Năm 2011, nợ xấu ở sản phẩm tiền vay này là 424 triệu đồng, năm 2012 đã tăng thêm 206 triệu đồng, nằm ở mức 630 triệu đồng. Và đến hết năm 2013 thì nợ xấu mà ngân hàng phải gánh lấy đã tăng lên thành 974 triệu đồng, tăng hơn 54% so với năm 2012.
Các khoản nợ xấu này đến từ việc khai thác thủy sản không hiệu quả của một vài doanh nghiệp trong tỉnh. Dù hoạt động đánh bắt thủy sản của Kiên Giang đang phát triển rất mạnh mẽ nhƣng không vì thế mà tất cả các doanh nghiệp khai thác đều đạt đƣợc kết quả nhƣ ý muốn. Và một phần nhỏ trong số những doanh nghiệp đó là khách hàng của VIB Kiên Giang. Do chi phí của một lần ra khơi là tƣơng đối lớn nên chỉ cần khai thác không hiệu quả trong một vài chuyến biển cũng có thể làm cho việc trả nợ ngân hàng diễn ra không đúng hạn. Cán bộ tín dụng của ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ các khoản vay này và đƣa ra các phƣơng án thu hồi nợ thích hợp, kịp thời vì nợ xấu của những khoản vay này tăng lên rất nhanh trong giai đoạn vừa qua.
54