Các nhân tố này đến từ phía khách hàng và chính bản thân ngân hàng. Về phía khách hàng
Uy tín của khách hàng: Khái niệm về uy tín trong quan hệ tín dụng thì đó không chỉ là thiện chí trả nợ mà còn có ý nghĩa là phản ánh sự quyết tâm trong việc thực hiện tất cả các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Uy tín là tính trung thực khi thực hiện vay nợ và thiện chí hoàn trả các khoản nợ vay (Thái Văn Đại, 2014). Trung thực khi thực hiện vay nợ có thể hiểu là việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng nhƣ mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Bởi ngân hàng chỉ quyết định cho khách hàng vay khi đã thẩm định kỹ mục này. Việc sử dụng vốn sai mục đích có thể sẽ khiến khách hàng không còn đủ khả năng để trả nợ vay. Đây là điều hoàn toàn không tốt đối với giao dịch tín dụng mà hai bên đã ký kết. Điều đáng mừng là số khách hàng nằm trong trƣờng hợp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số khách hàng của VIB Kiên Giang, vậy nên hoạt động cho vay của ngân hàng không bị ảnh hƣởng quá nhiều.
Rủi ro trong việc kinh doanh của khách hàng: Dù các phƣơng án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng đã đƣợc thẩm định kỹ lƣỡng trƣớc khi cho vay, thế nhƣng không ai có thể đảm bảo đƣợc mọi thứ sẽ diễn ra đúng theo kế hoạch. Thực tế trong thời gian qua, một số khách hàng của VIB Kiên Giang đã gặp phải không ít khó khăn trong việc kinh doanh của mình bởi ảnh hƣởng từ sự biến động của nền kinh tế. Chƣa kể đến một số trƣờng hợp khách hàng không thể thu hồi đƣợc các khoản nợ của chính mình. Những điều trên dẫn đến việc trả nợ vay của khách hàng đôi lúc còn chậm trễ.
Khả năng trả nợ của các khách hàng vay tiêu dùng: Nhƣ đã phân tích ở các phần trƣớc, các khách hàng này chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong các khoản vay của VIB Kiên Giang. Các khoản vay tiêu dùng thƣờng đem lại
58
nguồn thu khá lớn cho ngân hàng bởi lãi suất cho vay là tƣơng đối cao. Tuy nhiên, lãi suất lại tỷ lệ thuận với rủi ro. Đa số nguồn trả nợ của các khoản vay này đến từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại, thế nên nếu khách hàng gặp vấn đề về sức khỏe hoặc mất việc làm sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng, nhất là các khoản vay tín chấp. Bên cạnh đó, do mục đích sử dụng của các đồng vốn vay này không phải để sinh lời nên khả năng khách hàng không trả đƣợc nợ vay trong tƣơng lai là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và một khi việc này diễn ra thì ngân hàng chỉ còn cách phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, đây là điều mà chính bản thân ngân hàng cũng không hề mong muốn.
Về phía ngân hàng
Mạng lƣới phòng giao dịch: Hiện nay, VIB Kiên Giang vẫn chƣa có phòng giao dịch cấp huyện, điều này làm cho thƣơng hiệu của VIB Kiên Giang không đƣợc biết đến rộng rãi nhƣ các ngân hàng khác. Việc này khiến cho ngân hàng mất đi một lƣợng lớn khách hàng tiềm năng ở các huyện khác trong tỉnh, các hợp đồng cho vay của ngân hàng cũng vì thế mà bị giới hạn lại.
Cơ cấu nhân sự: Theo nhƣ thông tin mà VIB Kiên Giang cung cấp thì hiện nay ngân hàng đang có đội ngũ cán bộ tín dụng có kinh nghiệm khá lâu năm trong công tác này. “Tân binh” mới nhất của ngân hàng cũng đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng. Nhờ vào đội ngũ nhân viên từng trải, giàu kinh nghiệm này mà hoạt động cho vay của ngân hàng diễn ra khá tốt. Tuy nhiên, do quá tập trung vào chất lƣợng mà số lƣợng chuyên viên quan hệ khách hàng của VIB Kiên Giang còn khá ít, dẫn đến việc một ngƣời phải đảm nhiệm quá nhiều hợp đồng tín dụng, điều này cũng ảnh hƣởng không ít đến hiệu quả làm việc của họ.
Chế độ khen thƣởng nội bộ: Dù làm bất cứ công việc gì đi nữa thì chúng ta vẫn cần có đƣợc sự khen thƣởng, đãi ngộ tƣơng xứng để có động lực làm việc hiệu quả. Với VIB Kiên Giang cũng không ngoại lệ, do áp lực công việc là rất lớn nên khi nhận đƣợc mức thƣởng xứng đáng sau những nỗ lực làm việc của mình, các cán bộ tín dụng có thể cảm thấy hài lòng hơn, chuyên tâm cống hiến cho ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng nhờ đó có thể phát triển bền vững hơn trong tƣơng lai.
59