Định hƣớng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 38)

Với nhận định trong năm 2014, nền kinh tế sẽ cải thiện và ổn định hơn so với những năm vừa qua, tuy nhiên quá trình phục hồi kinh tế có thể sẽ không nhanh hoặc liên tục so với trƣớc đây cho nên hƣớng đi mà ngân hàng đặt ra đó là tiếp tục thực hiện chiến lƣợc “tăng trƣởng thận trọng” về cả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ lợi nhuận.

29

Nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển tất yếu của nền kinh tế, thời gian tới VIB Kiên Giang sẽ từng bƣớc phấn đấu để có thể trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong khu vực thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng (nhà, ô tô, tiêu dùng nhỏ lẻ) và kinh doanh cá thể (cá nhân kinh doanh).

Thực hiện gia tăng thị phần bằng việc: tiếp tục xây dựng các kênh thanh toán điện tử và hƣớng dẫn khách hàng; tập trung giúp khách hàng gia tăng giá trị tài sản của họ; tập trung vào việc cho vay trực tiếp ở phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình khá và ổn định; hoàn thiện hệ thống quy trình đơn giản thuận tiện; cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực và dịch vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến yếu tố chất lƣợng dịch vụ. Chất lƣợng dịch vụ ở đây không có nghĩa là dịch vụ phải tốt nhất, hoàn hảo nhất mà là nhấn mạnh đến khía cạnh sáng tạo và cải tiến. Ngân hàng phải lấy khách hàng làm trọng tâm, tiếp thu các ý kiến, góp ý của họ, căn cứ vào nhu cầu và mong muốn đó để cải tiến dịch vụ của mình ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro và tổn thất trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng cũng đã định hƣớng tập trung vào các yếu tố nhƣ:

 Tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập ổn định làm việc trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhƣ: giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các cán bộ nhân viên làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp,…

 Thiết lập các quy trình và hệ thống quản trị rủi ro hoàn chỉnh.

 Xây dựng đội ngũ chuyên gia tƣ vấn để giúp khách hàng kinh doanh sử dụng linh hoạt, hiệu quả các dịch vụ tài chính của ngân hàng.

30

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIB KIÊN GIANG 4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIB KIÊN GIANG

4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một khi có đƣợc nguồn lớn đủ lớn thì hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng sẽ đƣợc diễn ra thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Một số thông tin về cơ cấu nguồn vốn của VIB Kiên Giang trong giai đoạn 2011-2013 sẽ đƣợc trình bày ở bảng 4.1 dƣới đây.

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 139.869 200.568 244.299 60.699 43,40 43.731 21,80 Vốn điều chuyển 110.772 81.009 42.527 (29.763) (26,87) (38.482) (47,50) Tổng nguồn vốn 250.641 281.577 286.826 30.936 12,34 5.249 1,86

Nguồn: Trích từ báo cáo của phòng giao dịch tín dụng VIB Kiên Giang giai đoạn 2011-2013

Nhìn chung, nguồn vốn huy động luôn cao hơn rất nhiều so với nguồn vốn điều chuyển trong cơ cấu nguồn vốn của VIB Kiên Giang. Và tổng nguồn vốn của ngân hàng biến động theo chiều hƣớng tăng liên tục trong giai đoạn 2011- 2013. Năm 2011, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 250.641 triệu đồng. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng thêm 30.936 triệu đồng so với năm trƣớc, đạt giá trị 281.577 triệu đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng nhẹ thêm 1,86%, đạt 286.826 triệu đồng.

Tuy nhiên, khoản mục vốn huy động và vốn điều chuyển của ngân hàng có sự khác nhau rõ rệt. Trong khi nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trƣởng mạnh mẽ qua các năm thì nguồn vốn điều chuyển lại giảm đi khá nhiều qua từng năm. Cụ thể, từ mức 139.869 triệu đồng, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng lên thành 244.299 triệu đồng ở năm 2013. Ở chiều hƣớng ngƣợc lại, vốn điều chuyển của ngân hàng giảm liên tục trong 3 năm và năm

31

sau có xu hƣớng giảm nhiều hơn năm trƣớc. Năm 2011, vốn điều chuyển của ngân hàng là 110.772 triệu đồng. Đến năm 2013, con số này chỉ còn 42.257 triệu đồng.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt đƣợc hiệu quả rất tốt trong thời gian qua. Điều này giúp cho ngân hàng có thể có đƣợc nguồn cung khá tốt cho hoạt động cấp tín dụng của mình, giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ hơn. Ngoài ra, việc vốn huy động tăng trƣởng nhanh cũng giúp VIB Kiên Giang giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Do chi phí lãi dành cho vốn điều chuyển thƣờng cao hơn so với chi phí dành cho vốn huy động nên việc vốn điều chuyển giảm qua các năm là tín hiệu rất tốt đối với ngân hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng giảm bớt chi phí trả lãi, từ đó có thể nâng cao lợi nhuận cho bản thân.

4.1.2 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng

Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, đa số các ngân hàng trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn cho ngân hàng mình. Tuy nhiên, nhờ có các chính sách hợp lý về lãi suất huy động và chất lƣợng dịch vụ nên nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng đạt đƣợc kết quả tƣơng đối tốt trong thời gian qua. Để thấy rõ hơn về điều này, ta có thể xem bảng 4.2 dƣới đây.

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Không kỳ hạn 37.357 66.123 70.087 28.766 77,00 3.964 5,99 Có kỳ hạn 102.512 134.445 174.212 31.933 31,15 39.767 29,58 Tổng 139.869 200.568 244.299 60.699 43,40 43.731 21,80

Nguồn: Trích từ báo cáo của phòng giao dịch tín dụng VIB Kiên Giang giai đoạn 2011-2013

Từ bảng 4.2, ta có thể thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên liên tục trong thời gian qua với tốc độ khá nhanh. Trong đó, nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng trƣởng với tốc độ khá đều đặn, năm sau cao hơn năm trƣớc khoảng 30%. Đây là nguồn vốn khá ổn định của ngân hàng nên khoản mục này chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng vốn huy động tại VIB Kiên Giang, điều này giúp cho ngân hàng chủ động hơn về vốn trong công tác phát

32

vay của mình. Còn khoản mục vốn huy động không kỳ hạn tuy có tăng trƣởng nhƣng tốc độ tăng lại không đồng đều qua các năm. Năm 2012, nguồn vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng tăng 77% so với năm 2011, đạt 66.123 triệu đồng. Đến năm 2013, tốc độ tăng trƣởng ở khoản mục này đã giảm xuống chỉ còn hơn khoảng 5,99% so với năm trƣớc đó. Dù đây không phải là nguồn vốn chính ngân hàng sử dụng để cho vay, tuy nhiên, do chi phí của nguồn vốn này là rất thấp nên việc tăng trƣởng chậm lại của nguồn vốn huy động không kỳ hạn cũng ảnh hƣởng phần nào đến lợi nhuận của ngân hàng.

4.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VIB KIÊN GIANG

Do chỉ mới đƣợc thành lập trong vài năm trở lại đây nên hoạt động cho vay của VIB Kiên Giang chƣa thể đạt đƣợc quy mô lớn nhƣ các ngân hàng lâu năm khác trong địa bàn thành phố Rạch Giá. Tuy nhiên, do VIB Kiên Giang ngày càng có đƣợc lòng tin và uy tín trong lòng khách hàng, kết hợp với vị trí đía lý thuận lợi, nhân viên có trình độ chuyên môn tốt nên hoạt động cho vay của ngân hàng có xu hƣớng ngày càng phát triển trong những năm vừa qua. Khách hàng tìm đến VIB Kiên Giang để giao dịch tín dụng với tần suất ngày càng tăng theo thời gian. Bảng 4.3 dƣới đây sẽ giúp chúng ta có đƣợc cái nhìn khái quát về hoạt động cho vay của VIB Kiên Giang trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013:

33 Bảng 4.3: Tình hình cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2011-2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Trích từ báo cáo của phòng giao dịch tín dụng VIB Kiên Giang giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 703.091 874.446 1.075.950 171.355 24,37 201.504 23,04

· Khách hàng doanh nghiệp 142.351 131.802 117.996 (10.549) (7,41) (13.806) (10,47) · Khách hàng cá nhân 560.740 742.644 957.954 181.904 32,44 215.310 28,99 Doanh số thu nợ 671.530 869.286 1.092.467 197.756 29,45 223.181 25,67 · Khách hàng doanh nghiệp 129.756 134.825 140.358 5.069 3,91 5.533 4,10 · Khách hàng cá nhân 541.774 734.461 952.109 192.687 35,57 217.648 29,63 Dƣ nợ 248.755 253.915 237.398 5.160 2,07 (16.517) (6,50) · Khách hàng doanh nghiệp 45.398 42.375 20.013 (3.023) (6,66) (22.362) (52,77) · Khách hàng cá nhân 203.357 211.540 217.385 8.183 4,02 5.845 2,76 Nợ xấu 6.384 6.325 5.806 (59) (0,92) (519) (8,21) · Khách hàng doanh nghiệp 3.359 2.461 1.429 (898) (26,73) (1032) (41,93) · Khách hàng cá nhân 3.025 3.864 4.377 839 27,74 513 13,28

34  Doanh số cho vay

Từ số liệu trong bảng 4.3, ta có thể thấy rằng doanh số cho vay của VIB Kiên Giang tăng dần qua từng năm. Tổng doanh số cho vay năm 2012 đạt 874.446 triệu đồng, tăng 171.355 triệu đồng, tƣơng đƣơng khoảng 24,37% so với năm 2011. Trong đó, doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp giảm 7,41%, doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng đến 32,44% so với năm 2011. Năm 2013, tổng doanh số cho vay là 1.075.950 triệu đồng, tăng 23,04% so với năm 2012. Trong đó, doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tiếp tục giảm 10,47%, còn đối với khách hàng cá nhân tăng 28,99% so với năm 2012. Do điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh đang ngày càng đƣợc nâng cấp và cải thiện nên các cá nhân, hộ kinh doanh trong tỉnh đang cần khá nhiều vốn để phục vụ cho nhu cầu công việc của mình. Điều đó lý giải vì sao doanh số cho vay của VIB Kiên Giang tăng liên tục trong giai đoạn vừa qua.

Mặt khác, ta dễ dàng nhận ra rằng doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của VIB Kiên Giang và có tốc độ tăng trƣởng nhanh chóng trong 3 năm qua. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng phát triển của VIB Kiên Giang, đó là cố gắng phấn đấu để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong khu vực. Để thực hiện đƣợc điều này, VIB Kiên Giang đã tung ra nhiều chƣơng trình, sản phẩm hấp dẫn đối với hoạt động cho vay cá nhân, tiếp tục xây dựng các kênh thanh toán điện tử, cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực và dịch vụ,… Những việc này đã góp phần giúp cho doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân của VIB tăng trƣởng theo chiều hƣớng tốt trong 3 năm qua.

Doanh số thu nợ

Song song với việc tăng doanh số cho vay qua các năm, doanh số thu nợ của VIB Kiên Giang cũng liên tục tăng trong 3 năm qua. Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.3 thì tổng doanh số thu nợ của VIB Kiên Giang trong năm 2012 là 869.286 triệu đồng, tăng 197.756 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 29,45% so với năm 2011. Trong khoản mục này thì doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp đạt 134.825 triệu đồng, tăng 5.069 triệu đồng so với năm 2011. Doanh số thu nợ ở nhóm khách hàng cá nhân đạt 734.461 triệu đồng, tăng hơn 192.687 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 1.092.467 triệu đồng, tăng hơn 223.181 triệu đồng so với số liệu năm 2012. Doanh số thu nợ ở nhóm khách hàng doanh nghiệp là 140.358

35

triệu đồng, tăng 5.533 triệu đồng so với năm 2012. Còn ở nhóm khách hàng cá nhân thì doanh số thu nợ trong năm 2013 là 952.109 triệu đồng, tăng đến hơn 217.648 triệu đồng so với năm trƣớc đó.

Việc doanh số thu nợ của VIB Kiên Giang tăng liên tục trong 3 năm vừa qua cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang đƣợc thực hiện rất tốt. Tƣơng tự với doanh số cho vay, doanh số thu hồi nợ ở nhóm khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao và doanh số thu nợ của năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Nguyên nhân của việc này đến xuất phát từ khâu thẩm định khách hàng kỹ lƣỡng của VIB Kiên Giang, việc này giúp cho ngân hàng có thể chọn đƣợc các khách hàng tốt để cho vay và có thể thu nợ đúng hạn một cách dễ dàng về sau. Thêm vào đó là việc quán triệt tƣ tƣởng cứng rắn trong việc quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng đã giúp VIB Kiên Giang có đƣợc những kết quả đáng khen trong công tác thu hồi nợ trong suốt 3 năm vừa qua.

Dư nợ

Nhìn vào bảng 4.3, ta thấy rằng dƣ nợ của VIB Kiên Giang vào cuối năm 2012 tăng 5.160 triệu so với năm 2011, đạt 253.915 triệu đồng. Trong đó, dƣ nợ ở nhóm khách hàng doanh nghiệp giảm 3.023 triệu đồng so với năm 2011, chỉ còn 42.375 triệu đồng. Dƣ nợ ở nhóm khách hàng cá nhân là 211.540 triệu đồng, tăng 8.183 triệu đồng so với năm 2011. Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng dƣ nợ của ngân hàng là 237.398 triệu đồng, giảm 6,5% so với dƣ nợ cuối năm 2012. Trong đó, dƣ nợ ở nhóm khách hàng doanh nghiệp giảm mạnh đến hơn 22.362 triệu đồng so với năm 2012, chỉ còn 20.013 triệu đồng. Dƣ nợ ở nhóm khách hàng cá nhân tăng 2,76% so với năm 2012, đạt giá trị 217.385 triệu đồng.

Qua phần phân tích ở trên có thể thấy rằng dƣ nợ của ngân hàng biến động liên tục qua từng năm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thay đổi dƣ nợ đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Doanh số cho vay ở nhóm khách hàng này đã giảm liên tục trong 3 năm, đi liền với đó là công tác thu nợ khách hàng doanh nghiệp đạt đƣợc kết quả khá cao. Những điều này đã làm cho dƣ nợ ở nhóm khách hàng này giảm mạnh. Trái ngƣợc với đó là sự tăng trƣởng đều đặn của dƣ nợ ở nhóm khách hàng cá nhân. Vì đây là đối tƣợng chính mà ngân hàng đang hƣớng đến ở hiện tại và cả tƣơng lai nên trong suốt 3 năm qua, dƣ nợ đối với nhóm khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

36  Nợ xấu

VIB Kiên Giang luôn xác định ngay từ đầu về tính quan trọng của khâu thẩm định khách hàng. Các công việc đánh giá, phân loại khách hàng, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn luôn đƣợc thực hiện liên tục và nghiêm túc. Vì thế nên những khách hàng uy tín, tiềm năng, có phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi,… đều đƣợc ngân hàng thực hiện hợp đồng tín dụng. Nhờ có chất lƣợng khách hàng tốt, kết hợp với công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu triệt để nên chất lƣợng tín dụng của ngân hàng cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Biểu hiện dễ nhận ra nhất là nợ xấu của ngân hàng giảm liên tục qua từng năm (Bảng 4.3).

Nhìn vào số liệu trong bảng 4.3 có thể thấy rằng nợ xấu năm 2012 giảm 0,92% so với năm 2011, còn 6.325 triệu đồng. Trong đó, nợ xấu ở nhóm khách hàng doanh nghiệp giảm đến 26,73% so với năm 2011, còn 2.461 triệu đồng. Còn nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân trong năm 2012 tăng 839 triệu so với năm trƣớc đó, con số cụ thể là 3.864 triệu đồng. Trong năm 2013, nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm 8,21% so với năm 2012, chỉ còn 5.806 triệu đồng. Nợ xấu ở nhóm khách hàng doanh nghiệp giảm rất mạnh, thấp hơn 1.032 triệu đồng so với năm 2012, còn 1.429 triệu đồng. Ngƣợc lại, nợ xấu của các khách hàng cá nhân phát sinh thêm hơn 513 triệu đồng so với năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)