Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 54)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí

tuệ

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong hai đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mang tính chất riêng. Cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp của các đối tượng sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa, việc xác lập các đối tượng trên là điều kiện tiên quyết để nhà nước bảo hộ thể hiện qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay ra một quyết định hành chính hoặc bảo hộ một cách tự động khi quyền đối với các đối tượng đó được thừa nhận.

Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ còn điều chỉnh một hoạt động quan trọng trong quyền sở hữu công nghiệp là việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Đây chính là một điều kiện bảo hộ tốt quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bởi vì thông qua hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thì các đối tượng sở hữu công nghiệp càng khẳng định được giá trị của nó cao hơn, đặc biệt hơn là ý nghĩa quan trọng đối với chuyển giao công nghiệp một trong những yếu tố đắc lực để phát triển nền kinh tế.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cụ thể từ Điều 138 đến Điều 150. Song song đó là Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về sở hữu công nghiệp và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về sở hữu công nghiệp. Điều này chứng tỏ pháp luật nước ta đã có nhận thức tiến bộ hơn về sở hữu công nghiệp cũng như thấy được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với lợi ích quốc gia.

Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng được những đòi hỏi của pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại – Hiệp định TRIPS, và việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với li-xăng sáng chế theo quy định của Công ước Paris 1883.

Mục đích của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ, khuyến khích và tạo động lực cho các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo phạm vi, mức độ và các hình thức nhất định. Việc bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp nhằm cho phép các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được quyền khai thác, ngăn cấm các hành vi sử dụng, sao chép, bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền và không có sự bồi hoàn xứng đáng cho họ. Tuy nhiên, pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động chuyển giao không chỉ bảo vệ cả lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hội mà còn bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, tức là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và lợi ích công cộng.

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)