5. Kết cấu đề tài
3.3.1. Hạn chế về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Thứ nhất là việc pháp luật nước ta quy định về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không chỉ ở Luật Sở hữu trí tuệ 2005 mà còn nhiều văn bản khác nữa điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên thực tế xét thấy việc quy định như vậy sẽ gây khó khăn về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể khi tiến hành hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ như khó nhận dạng các dạng hợp đồng của các bên trong việc xác định đối tượng được chuyển giao thuộc dạng hợp đồng nào của các dạng hợp đồng chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp đối với quy định về các điều kiện, căn cứ chuyển giao, các điều cấm hoặc không thực hiện trong hợp đồng đó.
Thứ hai là việc khó xác định được các dạng hợp đồng, điều này sẽ dẫn đến việc chủ thể khó tiếp cận các quy định của pháp luật điều chỉnh về các dạng của hợp đồng chuyển giao. Khi có quá nhiều quy định của pháp luật điều chỉnh về một vấn đề mà không có sự chi phối hay sự dẫn chiếu điều luật liên quan không cụ thể và rõ ràng về các căn cứ, điều kiện hay thẩm quyền giữa các cơ quan không có sự thống nhất sẽ làm hạn chế việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ ba là nếu môi trường pháp luật không hấp dẫn thì sẽ không khuyến khích được các hoạt động đầu tư và khả năng chuyển giao công nghệ từ các quốc gia có nền công nghệ phát triển vào Việt Nam. Điều này sẽ không phát huy được ý nghĩa của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và vai trò của chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong quá trình phát triển hội nhập kinh tế của nước ta hiện nay.