Nội dung của hợp đồng franchising

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 36)

5. Kết cấu đề tài

2.2.5. Nội dung của hợp đồng franchising

Hợp đồng franchising chứa đựng một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thu về một khoản lợi nhuận đó là tiền và các lợi ích vật chất khác từ việc nhượng quyền. Việc nhượng quyền thương mại rất thích hợp đối với chủ thể muốn mở

26 Điều 285 Luật Thương mại 2005.

rộng quy mô sản xuất, tạo ra một cơ sở kinh doanh mới có cùng sản phẩm và dịch vụ như nhau. Việc nhượng quyền cho phép họ bù đắp được những chi phí đã bỏ ra cho việc nghiên cứu và thu được lợi nhuận để đầu tư tiếp tục nghiên cứu, khai thác có hiệu quả từ các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ nhượng lại quyền sử dụng đối với đối

tượng sở hữu công nghiệpcho bên nhận quyền tiến hành hoạt động, cùng nhau chia sẻ

những lợi thế mà quyền sở hữu công nghiệp mang lại. Đồng thời, nó còn góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của xã hội.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ là một căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong hợp đồng. Ngoài ra, còn là cơ sở pháp lý khi các bên ký kết hợp đồng sẽ phải tuân thủ theo những gì mình đã cam kết trong hợp đồng và tiến hành hoạt động đúng theo hợp đồng đã quy định.

Nội dung của hợp đồng franchising là sự thỏa thuận cam kết giữa các bên trong hợp đồng. Các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền đăng ký hợp đồng tại cơ quan quản lý có thẩm quyền của Nhà nước, làm cơ sơ sở để được hưởng những ưu đãi của pháp luật cũng như các quy định khác có liên quan. Luật không bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung nào mà chỉ quy định các bên trong hợp đồng nhượng quyền

thương mại có thể thỏa thuận các nội dung như sau:27

- Nội dung của quyền thương mại;

- Quyền và nghĩa vụ của bên nhựợng quyền; - Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền;

- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán; - Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

Trong đề tài này người viết chủ yếu tập trung nghiên cứu về hoạt động franchising có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Chính vì thế, những vấn đề nào có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động fanchising thì người viết sẽ đi sâu vào phân tích và làm rõ những nội dung đó.

27Điều 11 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)