Hạn chế về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 57)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2.Hạn chế về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động

franchising

Tuy đã được luật hóa qua Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006... nhưng các quy phạm điều chỉnh nhượng quyền thương mại vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với hoạt động franchising hiện nay ở Việt Nam. Các quy định pháp luật của nước ta về lĩnh vực nhượng quyền thương mại chưa đủ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp để họ kinh doanh theo phương thức này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, sự phát triển của hình thức franchising cũng như vai trò quan trọng của lĩnh vực này đã và đang được nhân rộng và tồn tại ở hầu hết các quốc gia. Đối với Việt Nam đây là hình thức kinh doanh khá mới nên quy định pháp luật về vấn đề này còn hạn chế, chỉ gói gọn trong Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn khác. Ngoài ra, các nhà sản xuất kinh doanh trong hoạt động franchising phổ biến chỉ có một số ít thương hiệu nổi tiếng mới áp dụng hình thức kinh doanh này. Đây là một mô hình kinh doanh mang lại lợi ích tương đối cao cho các chủ thể kinh doanh, về uy tín và giá trị của doanh nghiệp đó nên cần phải nhân rộng hình thức kinh doanh này để góp phần tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, về cơ quan thẩm quyền quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại hiện tại chỉ có duy nhất là Bộ Công thương. Tuy nhiên sự quản lý và hỗ trợ của Bộ chưa thật sự thiết thực và có hiệu quả đối với mô hình nhượng quyền thương mại ở nước ta

hiện nay. Điều này cho chúng ta thấy một vấn đề là nhà nước ta chưa thật sự chú trọng quan tâm về hoạt động nhượng quyền thương mại, đây là một hạn chế lớn đối với sự phát triển hình thức kinh doanh này đối với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và lợi ích của xã hội.

Thứ ba, về khái niệm nhượng quyền thương mại. Hiện nay, các văn bản điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam chưa nhiều nhưng các quy định lại không thống nhất và còn chồng chéo nhau; chỉ riêng khái niệm về nhượng quyền thương mại cũng chịu sự điều chỉnh của hai văn bản pháp luật là Luật Thương mại 2005 và Luật Chuyển giao công nghệ 2006. Theo quy định tại Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ thì việc chuyển giao công nghệ được thực hiện qua các hình thức sau:

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập.

- Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây: + Dự án đầu tư.

+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

+ Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. - Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo Luật Chuyển giao công nghệ 2006 thì nhượng quyền thương mại là một loại chuyển giao công nghệ và nằm dưới sự quản lý của Bộ Khoa học - Công nghệ. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 lại xác định nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại và chịu sự quản lý của Bộ Công thương. Như vậy, nhượng quyền thương mại dường như đang đứng giữa hai cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Công thương và Bộ Khoa học – Công nghệ mà mỗi Bộ có một định nhĩa và quy định khác nhau. Nếu xác định nhượng quyền thương mại dưới sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 thì các chủ thể tiến hành nhượng quyền sẽ đăng ký theo Luật Thương mại (đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh

thổ Việt Nam).56 Nhưng nếu xác định nhượng quyền thương mại thuộc sự điều chỉnh

của Luật Chuyển giao công nghệ 2006 thì các chủ thể sẽ đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Như vậy, sẽ đặt các doanh nghiệp vào thế kẹt giữa việc đăng ký với Bộ Công Thương và Bộ Khoa học - Công nghệ.

56 Theo Điểm 1 Mục I Thông tư 09/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Thứ tư, vấn đề về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động franchising là một vấn đề rất quan trọng vì quyền sở hữu trí tuệ là cốt lõi trong hoạt động này. Mặc dù đã có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các cam kết quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Berne (công ước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp), Hiệp định Trips (Hiệp định các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)… nhưng vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam còn chưa được thực hiện hiệu quả. Thực tế cho thấy sự vi phạm bản quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam thường xuyên và nghiêm trọng. Các vi phạm điển hình như hành vi làm trái với các quy định của chủ thương hiệu của cửa hàng nhượng quyền như hành vi làm “nhái” thương hiệu nhượng quyền.

Ví dụ: Cà phê Trung Nguyên tuy là doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhượng quyền khá lâu ở Việt Nam nhưng bảo vệ thương hiệu là vấn đề bức xúc của công ty. Tính đến nay, Trung Nguyên có khoảng 1000 cửa hàng cà phê nhượng quyền trên khắp cả nước nhưng cũng có đến vài trăm cửa hàng nhái mà cho đến nay công ty vẫn chưa xử lý được.

Luật Sở hữu trí tuệ (Quốc Hội ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006, sửa đổi, bổ sung năm 2009) là một trong những văn bản pháp luật điều chỉnh gián tiếp hợp đồng franchising. Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại thì có nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý. Có thể chỉ ra một số điểm đáng lưu ý trong việc áp dụng văn bản pháp luật này vào hợp đồng franchising như sau:

- Một là, việc xây dựng thành công nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là rất quan trọng, nhãn hiệu càng nổi tiếng thì giá trị “quyền thương mại” càng cao. Bởi thế, cần có các tiêu chí đánh giá thế nào là một

nhãn hiệu nổi tiếng, theo quy định của luật thì “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được

người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.”57 Ngoài ra, Điều 75 Luật

Sở hữu trí tuệ 2005 cũng đưa ra tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng như: “phạm

vi mà lãnh thổ hàng hóa, dịch vụ đó được lưu hành, thời gian sử dụng nhãn hiệu, uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; số lượng quốc gia bảo hộ; giá chuyển nhượng; số lượng người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu…” Tuy nhiên, thực chất các tiêu chí này chỉ mang tính định hướng và chưa chỉ ra cụ thể cách xác định như thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tự đánh giá thương hiệu của mình.

- Hai là, theo quy định thì “phần chuyển giao sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.”58 Như đã biết, hoạt động franchising luôn gắn với các đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh… tuy nhiên, đối tượng của nhượng quyền thương mại không chỉ bao gồm các yếu tố đó mà còn gắn với các yếu tố khác được phát triển bởi bên giao quyền như bí quyết kỹ thuật, phương pháp, quy trình kinh doanh, các tiêu chuẩn chất lượng tổ chức xây dựng và hoạt động kinh doanh… Vì vậy, khi áp dụng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì rất hợp lý nhưng nếu vận dụng vào quan hệ franchising thì xảy ra một số điểm bất hợp lý sau:

+ Theo Khoản 1 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “tên thương mại là

đối tượng sở hữu công nghiệp không được chuyển giao”. Vì tên thương mại là “tên gọi của cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”,59 quy định này rất hợp lý trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, tuy nhiên nếu áp dụng vào hợp đồng nhượng quyền thương mại thì không thể thực hiện, bởi tên thương mại là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên nhượng quyền thương mại. Nếu cấm chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại thì bên giao quyền không thể thực hiện được việc nhượng quyền cho các chủ thể mua quyền.

+ Quy định của luật không được “cấm bên được chuyển giao cải tiến đối tượng sở

hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu hàng hóa”60 nếu áp dụng điều khoản này vào quan hệ nhượng quyền thương mại có nghĩa là bên nhận quyền có quyền cải tiến các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao của bên giao quyền. Điều này đi ngược với bản chất của hoạt động franchising bởi đặc trưng của nhượng quyền thương mại là tính đồng bộ và nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối của bên nhận quyền đối với mọi yêu cầu, quy định của bên nhượng quyền, nghĩa là bên nhận quyền không được thay đổi bất kỳ yếu tố nào trong tất cả các đối tượng được chuyển giao từ bên nhượng quyền. Tuy nhiên, bên nhượng quyền vẫn có thể có những điều kiện quy định rõ trong hợp đồng.

Như vậy, nhượng quyền thương mại tuy có những đặc điểm, tính chất giống với hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng vẫn có các đặc trưng riêng. Vì vậy, không thể áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt

58 Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về hoạt động nhượng quyền thương mại.

59 Theo Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

động này vào nhượng quyền thương mại mà cần phải có các đặc thù về nội dung các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng trong hoạt động franchising.

Trên đây là những mặt hạn chế về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising, nó có thể gây khó khăn cho các chủ thể khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước ta.

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 57)