5. Kết cấu đề tài
3.2.2. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising theo
quy định của Luật Thương mại
Trên thực tế quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng chủ yếu được đề cập dưới góc độ dân sự. Song cần phải nhìn nhận rằng vấn đề quyền sở hữu công nghiệp là vấn đề khá phức tạp và có quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực, đặc biệt với các hoạt động thương mại.
Theo Luật mẫu về trọng tài thương mại (UNCITRAL – United Nations Commission on International Trade Law), thuật ngữ “thương mại” phải được giải thích theo nghĩa rộng để khái quát hết các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ có bản chất thương mại bao gồm (nhưng không bị giới hạn) những giao dịch sau: các giao dịch thương mại để cung cấp hay trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, li-xăng, hay chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, là giao dịch thương mại.55
Theo Hiệp định Thương mại Việt Nam – Mỹ, khái niệm thương mại được hiểu là tất cả những hoạt động kinh doanh sinh lời, chứ không phải chỉ có hoạt động mua bán hay xuất nhập khẩu thông thường. Khái niệm thương mại ở đây bao hàm cả thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư. Khái niệm hiện đại này tuy còn mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng khá phổ biến trên thế giới và được hầu hết các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế thừa nhận, điển hình là Tổ chức Thương mại thế giới. Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới, quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả quyền sở hữu công nghiệp) được coi là một bộ phận của thương
55 TS. Nguyễn Thanh Tâm, Nghiên cứu pháp luật: Tính thương mại của quyền sở hữu công nghiệp,
http://www/luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/so-huu-tri-tue/2007/4959/tinh-thuong-mai-cua-quyen-so- huu-cong-nghiep.aspx [ngày truy cập 20/10/2014].
mại quốc tế, cụ thể là Tổ chức Thương mại thế giới có riêng một Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đó là Hiệp định TRIPS.
Quyền sở hữu công nghiệp thể hiện những đặc tính thương mại sau đây: Thứ nhất,
các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành hàng
hóa, dịch vụ; Thứ hai, các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được ứng dụng trong
hoạt động kinh tế - thương mại. Dựa vào hai đặc tính trên của quyền sở hữu công nghiệp thì một khi các đối tượng sở hữu công nghiệp trở thành hàng hóa, dịch vụ thì các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có thể được chuyển giao thông qua hình thức nhượng quyền thương mại – một hoạt động được Luật Thương mại 2005 điều chỉnh tại Điều 284 Mục 8 Chương VI Luật Thương mại 2005 quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại, trong đó có liên quan đến các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp quy định ở Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể là về nhượng quyền thương mại với các đối tượng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí mật kinh doanh.
Như vậy, có thể nói nhượng quyền thương mại là một cái bóng của hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên về nội dung, hình thức, các điều kiện và hiệu lực của nhượng quyền thương mại, cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoàn toàn theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Nghị định 35/2006/NĐ- CP quy định về Luật Thương mại 2005 về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Qua những phân tích về các quy định pháp luật trên đã cho ta thấy được mối quan hệ mật thiết của quyền sở hữu công nghiệp đối với các hoạt động chuyển giao, đặc biệt là hoạt động chuyển giao franchise. Tuy nhiên, trong các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động nhượng quyền thương mại