5. Kết cấu đề tài
2.2.7. Các điều bị cấm trong hợp đồng
Hoạt động franchising là một vấn đề lớn, nó chứa đựng cả hoạt động li-xăng quyền sở hữu công nghiệp. Chính vì vậy, những điều cấm trong hợp đồng li-xăng cũng sẽ được áp dụng tương tự khi tiến hành hợp đồng franchising có liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Về nội dung trong hợp đồng franchising không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận franchise, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên giao franchise, bao gồm:
- Cấm bên nhận quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên nhận phải giao miễn phí cho bên giao các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp
do bên nhận tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó.33
Bởi vì, ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại là để mang lại lợi ích cho cả bên giao franchise, bên nhận franchise và xã hội cho nên việc cấm bên cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ hạn chế việc nâng cấp các đối tượng sở hữu công nghiệp trong quá trình hoàn thiện và phát triển giá trị của nó. Ví dụ như việc chuyển giao công nghệ nếu bên giao cấm bên nhận cải tiến công nghệ thì tính năng của công nghệ đó sẽ dễ bị lạc hậu và sẽ không có các công nghệ mới.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên nhận quyền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên giao nắm giữ quyền sở
hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó.34 Trong hợp
đồng franchising có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp khi hợp đồng đã có giá trị pháp lý thì bên nhận quyền có quyền sử dụng, khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp đó để thu lại lợi nhuận thông qua việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất bởi việc nhượng quyền đó. Đơn cử về việc nhượng quyền nhãn hiệu, bên nhận có quyền sử dụng nhãn hiệu của mình sản xuất hàng hóa, dịch vụ gắn với nhãn hiệu đó kinh doanh trên thị trường trong nước hoặc quốc tế để thu lợi nhuận.
- Buộc bên nhận franchise phải mua toàn bộ hoặc một tỉ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên giao franchise hoặc của bên thứ ba do bên giao chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên nhận
33 Điểm a Khoản 2 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
quyền sản xuất hoặc cung cấp.35 Hoạt động franchising có thể tạo ra sự phụ thuộc của bên nhận quyền vào bên nhượng quyền. Do vậy, khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên phải có sự thỏa thuận thống nhất, rõ ràng về những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng để đảm bảo lợi ích của bên giao và bên nhận franchise sẽ không bị ảnh hưởng.
- Cấm bên nhận quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc
quyền chuyển giao của bên nhượng quyền.36 Tính chất của hợp đồng là sự thỏa thuận
giữa hai bên nên các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về các vấn đề có liên quan đến đối tượng của hợp đồng hoặc khi có tranh chấp phát sinh; nên bên nhượng quyền không được cấm bên nhận quyền khiếu kiện về hiệu lực hay bên giao franchise có hành vi vi phạm khi nhượng quyền thương mại đối với đối tượng sở hữu công nghiệp.
Các quy định trên được coi là có nội dung không xuất phát từ quyền của bên nhượng quyền, các điều khoản này sẽ bị coi là mặc nhiên vô hiệu nếu có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại đối tượng sở hữu công nghiệp.