5. Kết cấu đề tài
3.4.2. Giải pháp về hoạt động nhượng quyền thương mại
Thứ nhất là xây dựng một nguồn ngân sách để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển hình thức kinh doanh này. Để nâng cao được giá trị về tầm quan trọng của nhượng quyền thương mại và duy trì được hình thức kinh doanh này một cách lâu dài, bền vững để nó mang lại ưu thế cho sự phát triển của nền kinh tế hiện nay của Việt Nam.
Thứ hai là để từng bước phát triển và hoàn thiện lĩnh vực này thì chúng ta cần phải thành lập một tổ chức chuyên sâu để hoàn thiện và phát triển hoạt động franchising. Chẳng hạn như thành lập một hiệp hội về nhượng quyền thương mại Việt Nam hoặc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và các chủ thể khác về kiến thức nhượng quyền thương mại thông qua việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức này vào sách, tài liệu trên phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn nữa, để để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu và quan tâm hơn về giá trị của hoạt động franchising.
Thứ ba là để quản lý tốt hơn về hoạt động franchising thì Bộ Công thương và Bộ Khoa học – Công nghệ cần có sự phối hợp để giúp cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền thuận lợi hơn trong việc đăng ký kinh doanh và việc quản lý được dễ dàng hơn. Với hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện dưới hình thức hợp đồng franchising thì các chủ thể có thể tuân theo quy định của pháp luật về thương mại hay pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Thứ tư là các cơ quan chức năng cần áp dụng một cách triệt để các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ khi có các vi phạm xảy ra. Mặt khác, phải xây dựng hệ thống pháp luật về vấn đề bảo vệ bản quyền trong nhượng quyền thương mại. Vì hiện nay, Luật Thương mại 2005 và Nghị định 35/2006/NĐ-CP mới chỉ đề cập đến đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, hay nói cách khác cần xây dựng các quy định pháp luật để bảo hộ cho quá trình, hệ thống, cách thức tổ chức kinh doanh… (các tài sản trí tuệ) của bên nhượng quyền. Vì có như vậy bên nhượng quyền mới có thể yên tâm giao bí quyết, quy trình kinh doanh cho chủ thể khác khai thác sử dụng.
Như vậy, qua những giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại, đặc biệt hoạt động franchising có liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời, khi hệ thống pháp luật của nước ta được hoàn thiện sẽ hạn chế được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và các trường hợp tranh chấp phát sinh trong hợp đồng franchising.
Tóm lại, trong chương này người viết tiến hành tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thực trạng của hoạt động franchising có liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Từ đó thấy được những hạn chế trong hệ thống quy định của pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này cũng như việc áp dụng chưa có hiệu quả vào trong hoạt động nhượng quyền. Đồng thời, thông qua những hạn chế đó người viết đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện những quy định của pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising. Một khi quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập và bảo hộ một cách chặt chẽ thì các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp sẽ được tiến hành dễ dàng và mang lại kết quả tốt nhất, đặc biệt đó là trong hoạt động franchising.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo khuynh hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Phương pháp để nước ta đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đó là thông qua các hoạt động chuyển giao giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Đặc biệt, Việt Nam là nước đang phát triển thì việc chuyển giao là nhu cầu cấp thiết phải được thúc đẩy thực hiện. Và nó là nguồn lực tất yếu mang tính chiến lược nhất định và cũng là động lực để nền kinh tế phát triển toàn diện. Để có sự phát triển kinh tế đạt hiệu quả và ổn định cần có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước về các quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư để Việt Nam được phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.
Qua việc tìm hiểu về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising, người viết đã khái quát được hoạt động franchising về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động này. Đồng thời, tìm hiểu những nội dung cơ bản về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising và nhận thấy rằng hoạt động chuyển giao franchise mang lại nhiều hiệu quả đáng kể. Qua đó, các đối tượng sở hữu công nghiệp được nhượng quyền như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí mật kinh doanh… được khai thác và sử dụng rộng rãi hơn, tạo được những thương hiệu nổi tiếng ở trong và ngoài nước, từ đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, hoạt động nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây ra những khó khăn cho các chủ thể khi tham gia hoạt động này.
Ở Việt Nam hoạt động franchising tuy đã xuất hiện nhưng tốc độ phát triển vẫn còn khá chậm. Nguyên nhân chính là do những hiểu biết về nhượng quyền thương mại cũng như quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động này vẫn còn hạn chế, chưa thấy được hết những lợi ích mà phương thức kinh doanh này mang lại đối với các chủ thể nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực nhượng quyền chỉ mới được ban hành với những quy định ở mức độ cơ bản, trong khi trên thực tế hoạt động này diễn ra hết sức phức tạp và có nhiều nguy cơ dẫn đến tranh chấp. Đồng thời, các quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising cũng có những điểm chưa rõ ràng, dẫn đến các chủ thể gặp nhiều khó khăn khi áp dụng để tiến hành hoạt động chuyển giao franchise quyền sở hữu công nghiệp.
Chính vì vậy, người viết đã đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển thuận lợi hơn trong tương lai. Tuy nhiên, những giải pháp trong luận văn này có thể vẫn chưa đầy đủ và bao quát mọi vấn đề nảy sinh trên thực tế của hoạt động nhượng quyền thương mại. Việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về lĩnh vực này là một công việc lâu dài đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền, các chủ thể tham gia để giúp cho hoạt động nhượng quyền thương mại có thể phát triển hơn không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn cả ở khu vực và trên toàn thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản pháp luật quốc tế
1. Công ước Paris năm 1883 về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
2. Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) năm 1994.
Văn bản pháp luật quốc gia
1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 3. Bộ luật Dân sự năm 2005.
4. Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 5. Luật Thương mại năm 2005.
6. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 7. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006.
8. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006).
9. Pháp lệnh trọng tài thương mại.
10. Nghị định 11/2005/NĐ-CP tháng 02 năm 2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.
11. Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
12. Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
13. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
14. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
15. Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về Sở hữu trí tuệ.
16. Thông tư 30/2005/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 30/12/2005 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 2/2/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.
17. Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 05 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
18. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
19. Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BVHTT&DL – BKH&CN – BTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
20. Thông tư 37/2011/TT-BKHCN về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Danh mục giáo trình, sách báo, tạp chí
1. Cẩm nang sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới 2001.
2. Hạnh Chi, Luật sư trong cuộc chiến tranh giành thương hiệu, Thời báo tài chính
Việt Nam.
3. Ths. Nguyễn Phan Khôi: Bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ, 2012.
4. Ths. Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại 1A.
5. TS. Đinh Thị Mai Phương, Về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009.
6. TS. Nguyễn Thanh Tâm, Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại,
7. TS. Phạm Văn Tuyết - Ths.LS. Lê Kim Giang: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Nguyễn Bá Bình, Cà phê Trung Nguyên – Khơi nguồn sáng tạo
http://vietnamfranchise.wordpress.com/2010/02/21/trung-nguyen-ca-phe-
kh%C6%A1i-ngu%E1%BB%93n-sang-t%E1%BA%A1o/ [ngày truy cập 10/10/2014]. 2. Chuỗi nhà hàng Phở 24, http://xingiayphep2.blogspot.com/2013/03/chuoi-nha- hang-pho-24.html [ngày truy cập 12/10/2014].
3. Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn, http://www.kinhdobakery. vn/kinh- do-sai-gon-216.aspx [ngày truy cập 28/10/2014].
4. Franchise: Kinh doanh nhượng quyền thương mại, http://www.nguyenthelam. vn/c-67-khoi-nghiep/p-276-franchise-kinh-doanh-nhuong-quyen-thuong-mai.html [ngày truy cập 28/10/2014].
5. Phở 24, http://www.pho24.com.vn/htmls/index.php?f=store.php&cur=3&city= 1&district=3 [ngày truy cập 12/10/2014].
6. TS. Nguyễn Thanh Tâm, Nghiên cứu pháp luật: Tính thương mại của quyền sở hữu công nghiệp, http://www/luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/so-huu-tri- tue/2007/4959/tinh-thuong-mai-cua-quyen-so-huu-cong-nghiep.aspx [ngày truy cập 20/10/2014].