5. Kết cấu đề tài
2.2.9. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng franchising có liên
quan chuyển giao quyền sở hữu công nghệp.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển ngày một cao của khoa học công nghệ, nhu cầu nhượng quyền thương mại nhằm khai thác lợi ích từ các đối
41 Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BVHTT&DL – BKH&CN – BTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
tượng sở hữu công nghiệp ngày càng cao và kéo theo đó là các tranh chấp về hợp đồng này cũng xảy ra ngày càng nhiều hơn.Tranh chấp hợp đồng franchising có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu là tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng do một bên vi phạm hợp đồng; các đối tượng được nhượng quyền bị sử dụng trái phép; hoặc nội dung của hợp đồng không ghi nhận rõ quyền và nghĩa vụ của các bên nên dẫn đến tranh chấp… Khi có tranh chấp xảy ra thì luật giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng theo luật mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, miễn sao không trái với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.
Do trong hợp đồng franchising có phần chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nên phần này sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.42 Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại có liên quan chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là loại tranh chấp dân sự trước Toà án nên mọi thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền giải quyết, thủ tục và trình tự áp dụng đều phải tuân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.