Đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 34)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3.1. Đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ

Các đối tượng sở hữu công nghiệp chủ yếu trong hợp đồng nhượng quyền được chuyển giao thường là những đối tượng cơ bản sau đây:

- Nhãn hiệu hàng hóa: là một từ, một tên, một biểu tượng hoặc một công cụ chỉ rõ nguồn gốc và quyền sở hữu của một sản phẩm. Nhãn hiệu hàng hóa là căn cứ để xác định và phân biệt các sản phẩm hàng hóa của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Để được

bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa phải có: thứ nhất, nó phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới

dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; thứ hai, nó phải có khả năng phân biệt hàng hóa, sản phẩm của các chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các

chủ thể khác. Ví dụ: nhãn hiệu Tiger với biểu tượng con hổ, Halida với biểu tượng con

voi; nhãn hiệu Ông Thọ với biểu tượng Ông Thọ cầm gậy trúc…23

Nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động franchising. Nhãn hiệu hàng hóa cũng là một cam kết về chất lượng và tính thống nhất của sản phẩm mà nó thể hiện. Nó đảm bảo chất lượng của sản phẩm mua tại các địa điểm khác nhau. Sự thừa nhận và tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm thông qua nhãn hiệu hàng hóa chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống nhượng quyền thương mại.

- Tên thương mại: là tên của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để

phân biệt với các chủ thể kinh doanh trong từng lĩnh vực và khu vực với nhau.

Ví dụ: Công ty Lan Hoa chuyên sản xuất cầu lông đã đăng ký nhãn hiệu Sao Mai cho

sản phẩm cầu lông do mình sản xuất;24 hoặc một chủ thể kinh doanh về lĩnh vực phục

vụ ăn uống tại Hà Nội có tên thương mại là Nhà hàng Phù Đổng… Khác với nhãn hiệu hàng hóa muốn được bảo hộ thì phải trải qua thủ tục đăng ký (trừ nhãn hiệu nổi tiếng), tên thương mại sẽ tự động được bảo hộ nếu đáp ứng các tiêu chí bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

23 TS. Phạm Văn Tuyết - Ths.LS. Lê Kim Giang: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2008, trang 236.

- Bí mật kinh doanh: là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh phải thỏa mãn những điều kiện như không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được và khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Ví dụ: Một người tình cờ phát hiện được một công thức pha chế rượu cốc-tai có độ thơm ngon nổi tiếng. Trong trường hợp này thì phải bảo hộ công thức pha chế rượu cốc-tai của người đó mà họ không cần phải chứng minh họ có được công thức đó là do đầu tư tài chính hoặc do họ đã dày công tìm tòi, nghiên cứu.25

Trên đây là các đối tượng sở hữu công nghiệp cơ bản mà bên nhượng quyền phải chuyển giao cho bên nhận quyền, xuất phát từ chính bản chất của hoạt động nhượng quyền. Quyền năng sử dụng các đối tượng này để thực hiện hoạt động kinh doanh hay cấp lại quyền sử dụng các đối tượng đó cho bên thứ ba của bên nhận quyền chỉ được đảm bảo một khi bên nhượng quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình thông qua việc đăng ký bảo hộ và chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ đó cho bên nhận quyền. Tuy nhiên, trong hợp đồng nhượng quyền điều quan trọng nhất là phải ghi nhận cụ thể những đối tượng sở hữu công nghiệp nào mà bên nhượng quyền sẽ chuyển giao. Bởi lẽ, đối với từng lĩnh vực nhượng quyền khác nhau thì việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng này cũng khác nhau phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)