Giải pháp về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 61)

5. Kết cấu đề tài

3.4.1. Giải pháp về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Thứ nhất là pháp luật về sở hữu trí tuệ nên xây dựng cơ chế hữu hiệu để đảm bảo cho các hoạt động của người sáng tạo, chủ sở hữu trong việc khai thác, sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ một cách có hiệu quả và hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của tri thức góp phần tăng trưởng nền kinh tế xã hội. Bởi vì, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là một phương thức để quyền sở hữu trí tuệ - một loại tài sản vô hình mang tính chất độc quyền nhằm khẳng định tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ vào sự phát triển của xã hội. Vì một khi các đối tượng sở hữu trí tuệ được chủ sở hữu khai thác hữu hiệu thì khi được chuyển giao cho các chủ thể khác thì giá trị tài sản trí tuệ đó sẽ được nâng cao, mang lại những lợi ích phù hợp với mục tiêu của các chủ thể nhờ đó phúc lợi xã hội sẽ được gia tăng.

Thứ hai là cần phải có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan có thẩm quyền sở hữu công nghiệp. Bởi vì, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực diễn ra với nhiều hình thức đa dạng như chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng, nhượng quyền thương mại về các đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp. Vấn đề này cần có sự quy định rõ về việc xác định đối tượng sở hữu công nghiệp nào được chuyển giao và chuyển giao qua hình thức nào cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đối với loại hình chuyển giao đó. Để chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đạt hiệu quả cao đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của họ trong hoạt động này để thúc đẩy các hoạt động chuyển giao giữa các chủ thể với nhau trong và ngoài nước.

Thứ ba là thành lập cơ quan kiểm soát hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là một vấn đề tất yếu. Trên thực tế có nhiều cơ quan kiểm soát thị trường về

các lĩnh vực khác nhau, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì hoạt động của lực lượng quản lý thị trường đã đạt được một số kết quả trong việc kiểm soát các loại hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thì việc thành lập cơ quan kiểm soát để quản lý các hoạt động trong quá trình chuyển giao đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là một vấn đề cấp thiết. Do vậy, thành lập cơ quan kiển soát hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp để việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng đạt hiệu quả tốt hơn.

Chính tầm quan trọng của việc kiểm soát hoạt động chuyển giao này, vì vậy phải tích cực nâng cao trình độ trong việc kiểm tra, phương thức kiểm soát phải được đổi mới. Thông qua việc thành lập cơ quan kiểm soát chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp để công tác bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh góp phần thu hút đầu tư đạt hiệu quả là một đòi hỏi đặt ra đối với các ngành, các cấp nói chung và cơ quan kiểm soát chuyển giao nói riêng.

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)