Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2. Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền

Trong mối quan hệ này, lợi thế thường nghiêng về bên nhượng quyền. Bởi lẽ, bên nhượng quyền là chủ sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, cũng là chủ sở hữu “quyền thương mại”, là người xây dựng và phát triển thương hiệu thành công. Vì vậy bên nhượng quyền thường đưa ra các yêu cầu về các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và các quy định trong hoạt động sản xuất của bên nhận quyền nhằm làm phát triển hơn đối tượng sở hữu công nghiệp được nhượng quyền. Trên thực tế, hầu hết các hợp đồng nhượng quyền thương mại đều do bên nhượng quyền soạn thảo và luôn có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của mình.

Bên nhận quyền kinh doanh nhượng quyền thương mại với mục đích lớn nhất là tìm kiếm lợi nhuận trên thương hiệu, uy tín của bên nhượng quyền. Bởi vậy, họ luôn chấp nhận ở lợi thế yếu và phải luôn tuân theo các điều kiện do bên nhượng quyền đặt ra. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể kết luận hợp đồng nhượng quyền không bình đẳng, tự nguyện bởi bên nhượng quyền và bên nhận quyền là hai pháp nhân độc lập, có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau khi tham gia quan hệ này. Mặt khác, khi bên

21 Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

nhận quyền chấp nhận các quy định, điều kiện của bên nhượng quyền thì coi như đã thỏa mãn về mặt ý chí, họ chấp nhận một cách tự nguyện và không chịu sự ép buộc của bất kỳ ai. Như vậy, nếu xét về góc độ pháp lý thì hợp đồng này là hợp pháp, nó bảo đảm các yếu tố cần có của một hợp đồng.

Mặc dù, bên nhượng quyền chiếm ưu thế nhưng trong nhiều trường hợp bên nhận quyền cũng có thể yêu cầu bên nhượng quyền bỏ đi hoặc sửa đổi các quy định trong hợp đồng để phù hợp với các phong tục tập quán, hoàn cảnh địa phương nơi mình hoạt động để nâng cao hiệu quả, chất lượng và uy tín của sản phẩm được sản xuất ra.

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động franchising (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)